CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2007-2012
4.2.1 Bối cảnh kinh tế thế giới
Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF, Bản cập nhật tháng 7/2013, Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 giảm xuống mức 3,1% so với 3,9% của năm 2011 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Kinh tế Mỹ tăng 2,2%, cao hơn mức 1,7% của năm 2011 sau nhiều nỗ lực của chính phủ và ngân hàng trung ương (NHTW) trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế năm 2012 là tín dụng ngân hàng tăng cao so với năm 2011 do sự phục hồi từ thị trường bất động sản, đầu tư tư nhân đây là kết quả phản hồi tích cực từ những gói kích cầu khổng lồ và giảm lãi suất mà cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) đã liên tục thực hiện từ cuối tháng 11/2008. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, tháng 12/2012 ở mức 7,8% khiến tiêu dùng cá nhân
chỉ tăng thấp. Trong khi đó, lạm phát có xu hướng giảm mạnh từ mức 3% năm 2011 xuống 1,7% năm 2012.
Kinh tế khu vực đồng Euro vẫn chìm trong gam màu xám, trong khi các khu vực kinh tế khác đều có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng trong năm 2012 thì khu vực đồng Ero lại giảm 0,6% sau khi tăng trưởng yếu 1,5% năm 2011. Hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều suy thoái, đáng kể nhất là Italia giảm 2,4%; Tây Ban Nha giảm 1,4%; Hy Lạp giảm 6,4% và Pháp tăng trưởng 0%. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao (tháng 12/2012 là 11,8%), hệ thống ngân hàng thắt chặt điều kiện cho vay trong bối cảnh căng thẳng tài chính và rủi ro tăng cao, cùng với việc lòng tin tiêu dùng giảm đã dẫn đến tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh trên toàn khu vực. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách của toàn khu vực đã thu hẹp trong năm 2012 ở mức 3,5%GDP so với mức 4,2%GDP năm 2011, đây là kết quả từ các biện pháp tài khóa khắc khổ được thực thi tại các nước khủng hoảng Lạm phát khu vực giảm từ 4,1% của năm 2011 xuống 2,2% năm 2012. Lạm phát khu vực giảm từ 4,1% của năm 2011 xuống 2,2% năm 2012.
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1,9% năm 2012 sau khi giảm 0,6% năm 2011. Tuy nhiên, sự hồi phục này diễn ra không bền vững, tập trung chủ yếu trong quý đầu, Quý II và III/2012, tăng trưởng kinh tế liên tục suy giảm khiến Nhật Bản lại rơi vào suy thoái nhẹ; và quý IV/2012, tăng trưởng cũng chỉ ở mức 0% so với quý trước cho thấy nền kinh tế này vẫn chưa thể thốt khỏi tình trạng giảm phát và trì trệ kinh tế kéo dài hơn hai thập kỷ qua. Tỷ lệ thất nghiệp giảm so với năm 2011 nhưng vẫn ở mức cao, cuối năm 2012 là 4,3%. Thâm hụt ngân sách ở mức báo động, dự kiến 10,2%GDP năm 2012, tiếp tục làm trầm trọng vấn đề nợ cơng hiện đã lên đến 237,8%GDP. Tình trạng giảm phát tiếp tục dai dẳng, lạm phát cả năm ở mức - 0,24%.
Các nước mới nổi và đang phát triển tăng trưởng chậm lại chủ yếu do xuất khẩu tăng thấp trong điều kiện kinh tế thế giới khó khăn, đồng thời đầu tư trong
nước cũng bị tác động trễ bởi các biện pháp thắt chặt vĩ mô kiềm chế lạm phát thực hiện từ năm 2011.
4.2.2 Kinh tế Việt Nam
4.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và biến động mạnh trong giai đoạn 2007 – 2012, đây cũng là là tình hình chung của các nước trong khu vực. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng 2000 -2006, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu chậm lại từ mức 8.46% năm 2007 chỉ cịn 5,03% vào năm 2012 (tính theo giá so sánh năm 1994). Mức sụt giảm này một phần cũng là kết quả của việc điều hành chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mơ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Nguồn: Tổng cục thống kê (tính theo giá năm 1994).
Hình 4. 1: Tăng trƣởng GDP thực 2007-2012 (%)
Năm 2012 tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt 5,03% – tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000, thậm chí thấp hơn cả năm 2009 (5,32%) – năm Việt Nam chịu tác động nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính (hình 4.1). Đà suy giảm tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh từ cuối năm 2011 có dấu hiệu được ngăn chặn phần nào trong nửa đầu năm 2012 khi Chính phủ bắt đầu nới lỏng cả trong chính
8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.025 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GDP GDP
sách tiền tệ lẫn chính sách tài khố từ đầu Q II/2012. Nhưng sự phục hồi là chưa chắc chắn.Tăng trưởng kinh tế từ mức thấp 4,64% trong quý đầu (năm 2011 là 5,43%, 2010 là 5,83%) tăng lên 4,8% trong quý II (năm 2011 và 2010 tương ứng là 5,71% và 6,4%), 5,05% trong quý III (2011 và 2010 tương ứng là 6,02% và 7,18%), 5,44% trong quý IV (2011 và 2010 tương ứng là 6,15% và 7,34%) và 5,03% cả năm – thấp hơn mức 5,89% của 2011 và 6,78% của 2010. Như vậy, trong 2 năm liên tiếp kể từ 2010, tăng trưởng của quý sau liên tục suy giảm so với quý trước cùng kỳ, phản ánh khuynh hướng tăng trưởng chậm lại rõ rệt của nền kinh tế1.
Năm 2012, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản không được thuận lợi như năm 2011: chi phí sản xuất tăng vọt, giá nơng sản mất lực kéo (do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường xuất khẩu chính giảm mạnh và cơn sốt lương thực đã qua đi) khiến tồn kho tăng, sản xuất cầm chừng. Tốc độ tăng trưởng phản ánh những khó khăn này: trong suốt 4 quý, tăng trưởng dao động quanh ngưỡng 2,5-3,0%. Khó khăn trong ngành chế biến thuỷ sản, đặc biệt là cá tra, khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản thu hẹp sản lượng và nhiều DN phải ngừng hoạt động hoặc giải thể.
Chịu ảnh hưởng từ những khó khăn để lại của năm 2011, ngành công nghiệp và xây dựng chỉ hãm được qn tính đình trệ từ nửa cuối năm nhờ kích thích tài khố. Sản xuất cơng nghiệp tăng trưởng chậm lại trong quý IV/2011– diễn biến bất thường nằm ngoài quy luật hàng năm – và tiếp tục trì trệ trong quý I/2012 do tiêu thụ kém và tồn kho cao (chỉ số tồn kho tăng vọt lên hơn 30% trong giai đoạn này). Kích thích tài khố từ ngân sách đã phần nào bù đắp được lượng đơn hàng sụt giảm và cung cấp thêm lực đẩy để ngành công nghiệp tăng trưởng ở mức 4,52% cả năm. Do công nghiệp-xây dựng dẫn dắt tăng trưởng sản lượng của các nhóm ngành cịn lại nên tốc độ tăng chậm lại của nhóm ngành này so với các năm trước tác động nhiều nhất lên tốc độ tăng trưởng chung.
1
Nguồn: Tổng cục thống kê, tính theo giá so sánh năm 1994. Tính theo giá 2010 thì mức tăng trưởng của năm 2012 là 5,25%. Kể từ năm 2013, đa phần các chỉ số kinh tế đuợc tính theo giá 2010.
Ngành dịch vụ trong năm 2012 chứng kiến suy giảm tăng trưởng nối tiếp diễn biến năm 2011. Tăng trưởng cả năm đạt 6,42%, thấp hơn mức 7,00% đạt được vào năm 2011 và 7,52% của năm 2010. Tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm nhanh nhất trong lịch sử khảo sát, gợi ý rằng thu nhập không cải thiện và triển vọng về thu nhập và việc làm không sáng sủa, kéo dài khuynh hướng thắt chặt chi tiêu đang diễn ra trong 3 năm trở lại đây. Xu hướng giảm tiêu dùng cùng với giảm đầu tư là nguyên chính khiến tổng cầu thu hẹp và tạo ra áp lực giảm phát.
Bảng 4. 1: Tốc độ tăng trƣởng GDP của các ngành theo cùng kỳ năm trƣớc
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Quý I II III IV I II III IV
Nông lâm nghiệp và thủy sản 3,75 4,68 1,83 2,78 2,05 2,08 2,39 4,00 2,84 2,81 2,48 2,72 Công nghiệp và xây dựng 10,22 5,98 5,52 13,65 5,47 6,49 6,62 5,53 2,94 3,81 4,36 4,52 CN khai thác mỏ -2,20 -3,83 7,62 -3.69 1,80 2,14 0,53 -0,14 3,10 2,98 3,80 3,50 CN chế biến 12,37 9,78 2,76 8,34 6,07 7,55 7,64 8,30 3,04 3,85 4,03 4,50 CN điện, ga và cung cấp nước 9,09 10,06 9,02 11,27 8,14 9,30 9,96 9,86 3,03 13,84 12,03 12,2 Xây dựng 12,15 -0,38 11,36 10,06 4,41 4,26 4,91 -0,97 -3.85 -0.80 1,98 2,09 Dịch vụ 8,85 7,37 6,63 8,09 6,28 6,12 6,24 6,99 5,31 5,57 5,97 6,42 Nguồn: TCTK (2013)
Mức đóng góp vào tăng trưởng chung cho thấy ngành nào đang mở rộng hay thu hẹp nhanh hơn so với năm trước trong mối tương quan với các ngành còn lại. So với 2011, mức đóng góp vào tăng trưởng năm 2012 của hầu hết các nhóm ngành
chủ lực giảm từ 0,2-1 điểm phần trăm (sau đây gọi tắt là “điểm”) do tốc độ tăng trưởng thấp hơn (Hình 4.2). Nhờ vào cả quy mơ lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đóng góp của ngành dịch vụ là lớn nhất, chiếm 2,73 điểm. Công nghiệp chế biến đóng góp 1,15 điểm, nhóm ngành nơng-lâm-ngư nghiệp đóng góp 0,43 điểm. Thốt khỏi suy thối, cơng nghiệp khai khoáng tăng trưởng dương trong năm 2012 nên ngành này có mức đóng góp 0,18 điểm, tăng từ mức -0,1 điểm trong năm 2011. Sự hồi phục này cũng được ghi nhận trong năm 20092.
Nguồn: TCTK (2012a)
Hình 4. 2: Đóng góp vào tốc độ tăng trƣởng GDP, 2007-2012 (điểm %, theo giá so sánh năm 1994)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, tính tốn của NHNN
Hình 4. 3: Tăng trƣởng GDP thực và đóng góp của các ngành sản xuất 2007- 2012
Về tỷ trọng của các ngành trong tổng sản lượng của nền kinh tế, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 5 năm qua là dịch vụ, chiếm 40-42%, trong đó thương mại chiếm 17,6%. Tiếp theo là lĩnh vực cơng nghiệp với 30-32%, trong đó cơng nghiệp chế biến chiếm 25-26%, nông-lâm-ngư nghiệp với tỷ trọng 15-17% . Cuối cùng là xây dựng chiếm 8-10% trong GDP. (Bảng 4.2).
Bảng 4. 2: Tỷ trọng các ngành trong GDP, 2005-2012 (%, theo giá cố định năm 1994)
Tỷ trọng từng ngành kinh tế trong GDP phác hoạ xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong hơn một thập kỷ vừa qua. Tỷ trọng của nông-lâm-ngư nghiệp trong GDP (thực tế, theo giá cố định 1994) giảm từ 23,3% vào năm 2000 xuống còn 16,1% vào năm 2011 và 15,8% vào năm 2012, tốc độ trung bình gần -0,6%/năm. Đóng góp vào tăng trưởng chung giảm xuống từ 15,6% trung bình trong giai đoạn 1996-2000 xuống 8,5% trong năm 2012. Ngược lại, đóng góp vào tăng trưởng của 2 nhóm cơng nghiệp chế biến và dịch vụ tăng từ 59,5% lên 77% trong cùng giai đoạn trong khi tỷ trọng của 2 nhóm này trong GDP thực tế tăng từ 60,1% từ năm 2000 lên 68,2% vào năm 2012. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ diễn ra khá chậm trong giai đoạn vừa qua.
4.2.2.2 Lao động, thu nhập
Thị trường lao động năm 2012 diễn ra trầm lắng trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Lực lượng lao động là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp cả nước năm 2012 ở mức 1,96%, trong đó thành thị là 3,25%, khu vực nơng thơn là 1,19% thấp hơn các mức tương ứng 2,22%, 3,6%, 1,6% của năm 2011.
Nguồn: tổng cục thống kê.
Hình 4. 4: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 2007 – 2012 (đơn vị tính: %)
4.82 4.64 4.65 4.66 4.43 3.60 3.25 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 2007 – 2012 (đơn vị tính: %)
Kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng do hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển nên người lao động vẫn chấp nhận làm những công việc trong khu vực phi chính thức với mức thu nhập thấp và bấp bênh dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm không biến động nhiều. Số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 khoảng 80 nghìn lao động, đạt 90% kế hoạch và giảm 9,4% so với thực hiện năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 1.749 USD, tăng so với mức 1.517 USD của năm 2011. Tiếp tục thực hiện lộ trình Đề án cải cách tiền lương, tiền lương tối thiểu của lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh tăng từ mức 830 nghìn đồng/tháng năm 2011 lên mức 1.050 nghìn đồng/tháng, tương đương với mức tăng 26,5%, cao hơn so với mức 13,7% của năm 2011.
Thu nhập bình quân đầu người tăng khá cao trong 5 năm khủng hoảng, nhưng ngược lại là sự mất giá của đồng tiền khiến đời sống dân cư khơng hẳn có sự cải thiện tương ứng. Đồng VND mất giá khá mạnh so với USD trong giai đoạn này khiến thu nhập bình quân đầu người tính bằng USD tăng chậm (hình 4.5).
Nguồn: tổng cục thống kê
Hình 4. 5: GDP bình qn đầu ngƣời tính qua các năm
4.2.2.3. Diễn biến lạm phát
Bảng 4. 3: Trung bình và độ lệch chuẩn của lạm phát, tăng trƣởng và chính sách vĩ mơ (%)
Nguồn: NHNN
Đánh dấu năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát tại Việt Nam bùng nổ trong năm 2008. Tình hình có vẻ nhanh chóng được kiểm sốt trong năm 2009, nhưng ngay sau đó tăng mạnh vào năm 2010 và 2011. Năm 2012 và dự tính cả 2013, lạm phát đã hạ nhiệt nhanh.
4.2.2.4. Thu chi ngân sách Nhà nước
Theo số liệu từ Bộ Tài Chính, bất chấp khủng hoảng tài chính tồn cầu, doanh thu thuế Việt Nam giai đoạn 2007-2012 vẫn tăng, tuy nhiên đang có dấu hiệu chậm lại (hình 4.7). Năm 2008 doanh thu thuế tăng 34% so với năm 2007, nhưng năm 2012 chỉ tăng 18% so với năm 2011.
Nguồn: Bộ Tài Chính – tính tốn của tác giả
Hình 4. 7: Doanh Thu thuế qua các năm 2007-2012
Trong giai đoạn 2007-2012, nguồn thu lớn nhất của thuế đến từ hoạt động Xuất nhập khẩu (XNK) 36%, sau đó đến thuế giá trị gia tăng (GTGT) 21%, tiếp đó là thuế thu nhập doanh nghiệp với 19%. Nhìn vào hình 4.8, có thể thấy thuế có tỷ trọng nhỏ nhất là thuế tài nguyên (TN) (1%) và thuế môn bài (MB)( ).
298.89 391.37 478.58 578.02 680.46 - 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 700.00 800.00 2008 2009 2010 2011 2012 N gh ìn t ỷ VN D
Nguồn: Tổng cục thống kê – tính tốn của tác giả
Hình 4. 8: Tỷ trọng các loại thuế ở Việt Nam 2007-2012
Nhìn chung, số thu từ các loại thuế đều tăng qua các năm, cao nhất là thuế XNK và GTGT tuy nhiên tỷ phần của hai loại thuế này trong tổng doanh thu thuế qua các năm vẫn khơng đổi (hình 4.9). Thuế TNCN tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong nguồn thu nhưng tỷ trọng của loại thuế này lại có tốc độ tăng nhanh và đều qua các năm. Năm 2007 thuế TNCN chỉ chiếm 3% thì đến năm 2012 lên mức 7% và có xu hướng tăng cao trong những năm sau. Riêng các khoản thu từ đất, dễ nhận thấy sự gia tăng ít vì trên thực tế các nguồn thu từ đất gắn liền với điều kiện tự nhiên của địa phương. Từ năm 2007 đến 2012 tỷ trọng số thu từ thuế DAT đã giảm từ 13% cịn 8%. Số thu từ thuế mơn bài ít biến động, số thu nhỏ do tính chất khoản thuế này thu mỗi năm một lần, tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với một tổ chức kinh doanh. GTGT 21% TNDN 19% TTDB 7% MB 0% TN 1% DAT 10% XNK 36% TNCN 6% Tỷ trọng các loại thuế 2007-2012
Nguồn: Tổng cục thống kê – tính tốn của tác giả
Hình 4. 9: Tăng trƣởng tỷ trọng các loại thuế qua các năm
4.3. Đánh giá mối quan hệ tác động giữa thuế và tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam từ 2007-2012:
Tỷ lệ động viên từ GDP vào thuế thể hiện hiệu quả của hệ thống thuế quốc gia, tuy nhiên, điều này cũng thể hiện gánh nặng thuế cũng như tạo sức ép cho các chủ thể kinh tế. So sánh tỷ lệ động viên từ thuế vào NSNN của Việt Nam và một số