Mô tả các biến liên quan đến thông tin kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mô để dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp việt nam (Trang 62 - 64)

Biến CPI SHTBRDEF

Toàn bộ mẫu Số quan sát 2573 2573 Trung bình 123.91 0.0282554 sai số chuẫn 17.182 0.0210706 giá trị nhỏ nhất 91.86 -0.0145238 giá trị lớn nhất 143.64 0.0439935

Những doanh nghiệp kiệt quệ tài chính

Số quan sát

Trung bình 126.67 0.0159291

sai số chuẫn 9.2959 0.0267217

giá trị nhỏ nhất 100 -0.0145238

giá trị lớn nhất 143.64 0.0439935

những doanh nghiệp khơng kiệt quệ tài chính

Số quan sát 2065 2065

Trung bình 123.23 0.0312877

sai số chuẫn 18.556 0.0182003

giá trị nhỏ nhất 91.86 -0.0145238

giá trị lớn nhất 143.64 0.0439935

Kiểm định so sánh giá trị trung bình

Diff = mean (0) - mean (1)

Giả thiết H0

Diff < 0 (Pr(T < t)) 0 1

Diff = 0 (Pr(|T| > |t|)) 0 0

Diff > 0 (Pr(T > t)) 1 0

Bảng 4.2 trình bày số liệu thống kê mơ tả các biến liên quan đến thông tin vĩ mô bao gồm: CPI và SHTBRDEF.

CPI (chỉ số giá tiêu dùng): Như được trình bày trong phần mơ tả biến trong Chương

3, mối quan hệ giữa lạm phát và khả năng rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp là không rõ ràng qua các nghiên cứu trước đây. Mặc dù vậy, với kết quả thống kê mô tả trong bảng 4.2 cho thấy giá trị trung bình của biến CPI ở các doanh nghiệp kiệt quệ cao hơn ở các doanh nghiệp không kiệt quệ với mức ý nghĩa 1%. Do đó có thể thấy rằng khi nền kinh tế có mức độ lạm phát cao, khả năng các doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính càng cao. Kết quả này là phù hợp với kỳ vọng của tác giả.

- SHTBRDEF (lãi suất thực): biến SHTBRDEF đại diện cho yếu tố lãi suất của thị trường. Như kỳ vọng của tác giả, kết quả thống kê trong bảng 4.2 cho thấy giá trị trung bình của biến SHTBRDEF ở nhóm doanh nghiệp kiệt quệ tài chính thì cao hơn so với nhóm doanh nghiệp khơng kiệt quệ tài chính ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này có thể được giải thích là do trong mơi trường vĩ mơ với mức lãi suất cao hơn, chi phí lãi vay tăng cao khiến các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn trong việc vay mượn cũng như trả lãi, do đó, khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Đối với các biến liên quan đến thông tin thị trường

Bảng 4.3 trình bày số liệu thống kê mô tả các biến liên quan đến thông tin thị trường bao gồm: PRICE, ABNRET, SIZE, MCTD.

- PRICE (thay đổi trong giá cổ phiếu): biến PRICE phản ánh sự thay đổi trong giá thị trường của cổ phiếu doanh nghiệp. Một giá trị dương trong biến PRICE hàm ý giá cổ phiếu tăng và ngược lại nếu giá trị biến PRICE âm cho thấy giá cổ phiếu giảm. Kết quả cho thấy những doanh nghiệp kiệt quệ tài chính có giá trị trung bình của biến PRICE là -4154.1 nhỏ hơn so với những doanh nghiệp khơng kiệt quệ tài chính là 1909.97 ở mức ý nghĩa 1%. Ngồi ra, giá trị trung bình của biến PRICE ở các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính âm cho thấy giá cổ phiếu của các doanh nghiệp có xu hướng sụt giảm khi doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ.

- ABNRET (tỷ suất sinh lợi vượt trội): ABNRET đo lường khả năng sinh lợi của cổ phiếu doanh nghiệp so với tỷ suất sinh lợi trung bình tồn thị trường. Kết quả cho thấy những doanh nghiệp kiệt quệ tài chính có giá trị trung bình của biến ABNRET là thấp hơn so với những doanh nghiệp khơng kiệt quệ tài chính ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này là phủ hợp với kỳ vọng của tác giả, hàm ý rằng những doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi cao hơn thu nhập trung bình thị trường thì có ít khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mô để dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp việt nam (Trang 62 - 64)