Kết quả hồi quy mơ hình dự báo kiệt quệ trước một năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mô để dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp việt nam (Trang 69)

Bảng 4 .5 Kết quả dự báo xác suất kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp

Bảng 4.7Kết quả hồi quy mơ hình dự báo kiệt quệ trước một năm

Biến Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Mức ý nghĩa TFOTL -0.770548 0.2391005 0.001 TLTA 1.95462 0.9312549 0.036 NOCREDINT -0.1611438 0.0798137 0.043 COVERAGE -0.9275358 0.1476862 0 CPI -0.04467 0.00496 0.00000 SHTBRDEF 25.41360 3.37447 0.00000 PRICE -0.00022 0.00002 0.00000 ABNRET -0.40348 0.31983 0.20700 SIZE -97.19978 36.97369 0.00900 MCTD 1.16281 0.50253 0.02100

Biến TLTA: giống như biến TFOTL, hệ số hồi quy biến TLTA cũng có ý nghĩa thống kê (tại mức ý nghĩa 5%) khi dự báo kiệt quệ tài chính trước một năm. Hơn nữa, dấu của hệ số hồi quy biến TLTA mang dấu dương, thể hiện mối quan hệ cùng chiều khi doanh nghiệp gia tăng địn bẩy tài chính thì xác suất kiệt quệ tài chính cũng gia tăng, kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây và kỳ vọng của tác giả.

Biến NOCREDINT: biến NOCREDINT đại diện cho thước đo tính thanh khoản của doanh nghiệp. Kết quả hồi quy cho thấy, khi dự báo kiệt quệ tài chính trước một năm, biến NOCREDINT có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% khi dự báo kiệt quệ tài chính trước một năm. Như kỳ vọng, dấu hệ số hồi quy của biến NOCREDINT mang dấu âm. Điều này cho thấy khi nguồn thanh khoản của doanh

nghiệp càng cao đủ để trang trải cho các chi phí hoạt động kinh doanh hàng ngày bao gồm cả chi phí lãi vay thì khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp càng thấp.

Biến COVERAGE: kết quả hồi quy cho thấy, hệ số hồi quy biến COVERGE có

mức ý nghĩa cao dưới 1% khi dự báo kiệt quệ tài chính trước một năm. Điều này cho thấy yếu tố khả năng thanh tốn lãi vay chỉ có khả năng dự báo trước một năm kiệt quệ tài chính xảy ra. Dấu của hệ số COVERAGE mang dấu âm thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng thanh toán lãi vay và khả năng kiệt quệ tài chính. Theo đó, nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao càng lớn hơn chi phí lãi vay thì doanh nghiệp càng có ít khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính. Kết quả này là phù hợp với kỳ vọng của tác giả.

Biến CPI: biến CPI được đưa vào mơ hình như là một đại diện về thơng tin lạm phát của nền kinh tế. Kết quả hồi quy cho thấy biến CPI có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa P value nhỏ hơn nhỏ hơn 5% khi ước lượng trước một năm kiệt quệ tài chính xảy ra. Điều này cho thấy chỉ số lạm phát có ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khơng như kỳ vọng khi dấu của hệ số ước lượng của biến CPI là dấu âm, thể hiện mối quan hệ ngược chiều của tỷ lệ lạm phát và khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Điều này có thể được giải thích như đã được đề cập trong bài nghiên cứu của Qu (2008) cho rằng CPI như một thước đo lạm phát, và do đó như một áp lực rủi ro ẩn tác động lên các nhà đầu tư khuyến khích họ thay vì nắm giữ tiền tiết kiệm thì chi tiêu vào đầu tư để tránh sự sụt giảm tài sản trong tương lại bởi lạm phát. Và do đó các nhà đầu tư sẽ quản lý rủi ro vốn đầu tư tốt hơn và làm giảm doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính.

Biến SHTBRDEF: cũng giống như biến CPI là một đại diện phản ánh thông tin vĩ

mô, biến SHTBRDEF phản ánh thông tin về lãi suất thị trường. Như kỳ vọng, dấu của hệ số hồi quy biến SHTBRDEF mang dấu dương cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa việc gia tăng trong lãi suất và khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Như đã đề cập ở chương 3, trong môi trường lãi suất thấp, doanh nghiệp có

nhiều điều kiện thuận lợi để vay vốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngược lại, khi lãi suất tăng cao, gánh nặng chi phí lãi vay tăng làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn và rơi vào kiệt quệ.

Biến PRICE: như kỳ vọng, kết quả ở bảng 4.7 cho thấy biến PRICE có ý nghĩa

thống kê cao khi dự báo trước một năm kiệt quệ tài chính xảy ra. Từ đó có thể thấy chỉ số giá sẽ phản ánh một cách hiệu quả thơng tin về tình hình doanh nghiệp thơng qua kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị trường. Dấu âm của hệ số hồi quy biến PRICE thể hiện mối quan hệ ngược chiều của giá trị thị trường của doanh nghiệp và khả năng doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính. Theo đó, khi tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên khó khăn, các nhà đầu tư trên thị trường nắm bắt được thông tin và phản ánh kỳ vọng vào giá bằng cách yêu cầu một tỷ suất sinh lợi cao hơn để bù đắp cho rủi ro gia tăng, vì vậy giá trị thị trường của doanh nghiệp sẽ sụt giảm. Mặt khác, khi giá trị thị trường của doanh nghiệp sụt giảm, các chủ nợ lo sợ tài sản của doanh nghiệp không đủ để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ nợ nên gây áp lực lên doanh nghiệp làm gia tăng khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp.

Biến ABNRET: hệ số hồi quy của biến ABNRET khơng có ý nghĩa thống kê trong

mơ hình, do đó bài nghiên cứu khơng tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa cho thấy thu nhập bất thường có khả năng dự báo kiệt quệ tài chính.

Biến SIZE: như kỳ vọng, hệ số của biến SIZE có ý nghĩa thống kê khi ước lượng

mơ hình trước một năm kiệt quệ tài chính xảy ra, cho thấy quy mơ doanh nghiệp trên thị trường có ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ của doanh nghiệp. Theo đó, dấu của hệ số hồi quy biến SIZE mang dấu âm cho thấy doanh nghiệp có quy mơ càng lớn càng khó xảy ra kiệt quệ tài chính.

Biến MCTD: mặc dù có mức ý nghĩa cao trong mơ hình, tuy nhiên kết quả hồi quy

của biến MCTD không như kỳ vọng khi hệ số hồi quy của biến MCTD mang dấu dương khi dự báo kiệt quệ trước một năm. Dấu dương của hệ số hồi quy cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ vốn hóa thị trường trên tổng nợ cao ứng với khả

năng kiệt quệ tài chính cao. Mối quan hệ này khác biệt với kết quả nghiên cứu của Mario Hernandez Tinoco, Nick Wilson (2013) khi nghiên cứu mơ hình dự báo kiệt quệ tài chính và phá sản của các doanh nghiệp cổ phần ở Anh và các bài nghiên cứu trước đây. Lý giải cho sự khác biệt này có thể do sự khác biệt về hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn dữ liệu nghiên cứu và đặc trưng riêng của thị trường chứng khốn Việt Nam. Có thể nhìn lại giai đoạn 2009-2014 là giai đoạn khó khăn của các ngân hàng khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, các ngân hàng buộc phải thắt chặt cho vay và tập trung xử lý nợ xấu. Mặt khác, lãi suất cho vay trong giai đoạn này vẫn rất cao. Do đó, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn và trả lãi vay. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ khác để thay thế như phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn cổ phần. Khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phục hồi kể từ sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, các doanh nghiệp tranh thủ phát hành chứng khoán ra thị trường nhằm huy động dòng vốn đang quay trở lại thị trường chứng khoán thay thế cho dòng vốn đi vay với lãi suất cao và cịn khó tiếp cận làm cho giá trị vốn hóa thị trường tăng lên trong khi tổng nợ không đổi hoặc sụt giảm. Tuy nhiên bản thân những khó khăn nội tại của những doanh nghiệp này và nền kinh tế vẫn chưa được giải quyết dứt điểm nên dịng vốn thay thế này cũng khơng đủ để cứu vãn hay trì hỗn cái chết được báo trước của các doanh nghiệp yếu kém.

Như vậy, ngoài yếu tố tỷ suất sinh lợi bất thường (biến ABNRET) khơng có ý nghĩa

thống kê, tất cả các yếu tố cịn lại có ý nghĩa thống kê cao cho thấy hầu hết các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mơ đều có khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Dấu của các hệ số hồi quy đều đúng như kỳ vọng của tác giả, ngoại trừ biến CPI và biến MCTD. Đối với biến CPI, tác giả tìm thấy dấu âm cho thấy yếu tố lạm phát trong giai đoạn 2009-2014 có quan hệ nghịch biến với khả năng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp. Ngược lại, đối với biến MCTD có dấu hệ số hồi quy là dương cho thấy trong giai đoạn 2009-2014, các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn hóa thị trường trên tổng nợ càng cao thì có khả năng kiệt quệ càng cao.

4.4.2 Hiệu ứng biên của các yếu tố dự báo

Như đã thảo luận, việc đo lường phản ứng biên là rất hữu ích cho việc giải thích ảnh hưởng của các yếu tố dự báo đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Bảng 4.8 trình bày hiệu ứng biên đo lường ảnh hưởng của biến hồi quy lên biến phản ứng khi mơ hình dự báo kiệt quệ trước một năm. Cũng tương tự như kết quả trong bảng 4.7, cả bốn yếu tố tài chính thể hiện ảnh hưởng biên có ý nghĩa lên biến phản ứng. Các biến dự báo có tác động lớn nhất, với giá trị tuyệt đối, của các yếu tố tài chính khi dự báo trước một năm là TLTA, COVERAGE, TFOTL và NOCREDINT, theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần. Một cách trực quan hơn, hình 4.1 biểu thị hiệu ứng biên của các yếu tố tài chính khi dự báo kiệt quệ trước một năm.

Bảng 4.8: Hiệu ứng biên của mô hình khi dự báo kiệt quệ trước một năm

Biến Hiệu ứng biên Mức ý nghĩa TFOTL -0.1057418 0.001 TLTA 0.2682314 0.037 NOCREDINT -0.0221137 0.043 COVERAGE -0.1272852 0 CPI -0.00613 0 LS 3.487493 0 PRICE -0.0000299 0 ABNRET -0.0553689 0.209 SIZE -13.33867 0.006 MCTD 0.1595721 0.021

0 .1 .2 .3 .4 Pr(F d ) -1 -.5 0 .5 1 L.TFOTL

Adjusted Predictions with level(95)% CIs

0 .1 .2 .3 .4 Pr(F d ) 0 .2 .4 .6 .8 L.TLTA

Adjusted Predictions with level(95)% CIs

.0 8 .1 .1 2 .1 4 .1 6 .1 8 Pr(F d ) -1 -.5 0 .5 1 L.NOCREDINT

Adjusted Predictions with level(95)% CIs

.1 .2 .3 .4 .5 .6 Pr(F d ) -1 -.5 0 .5 1 L.COVERAGE

Adjusted Predictions with level(95)% CIs

Hình 4.1: Hiệu ứng biên của các yếu tố tài chính khi dự báo kiệt quệ tài chính trước một năm

Từ hình 4.1 có thể thấy biến COVERAGE, TFOTL và biến NOCREDINT hiển thị độ dốc âm cho thấy có một mối quan hệ nghịch biến giữa khả năng kiệt quệ tài chính và độ lớn của các yếu tố khả năng thanh toán lãi vay, khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản. Đối với biến TLTA, độ dốc dương phù hợp với dấu của hệ số hồi quy cho thấy mối quan hệ cũng chiều của tỷ lệ địn bẩy tài chính và xác suất kiệt quệ tài chính.

0 .2 .4 .6 .8 1 Pr(F d ) -50000 0 50000 100000 L.PRICE

Adjusted Predictions with level(95)% CIs

.0 5 .1 .1 5 .2 .2 5 Pr(F d ) -1 -.5 0 .5 1 L.ABNRET

Adjusted Predictions with level(95)% CIs

0 .0 5 .1 .1 5 .2 Pr(F d ) 0 .05 .1 .15 L.SIZE

Adjusted Predictions with level(95)% CIs

.0 5 .1 .1 5 .2 .2 5 .3 Pr(F d ) 0 .2 .4 .6 .8 1 L.MCTD

Adjusted Predictions with level(95)% CIs

Hình 4.2 Hiệu ứng biên của các yếu tố thị trường khi dự báo kiệt quệ tài chính trước một năm

Đối với các yếu tố thị trường, kết quả trực quan từ hình 4.2 cho thấy, biến PRICE thể hiện độ dốc khá lớn. Theo đó, khi giá chứng khốn sụt giảm trong khoảng giao động 1000 VNĐ, xác suất kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp gia tăng khơng đáng kể. Khi giá chứng khốn sụt giảm mạnh trong khoản 5000 VNĐ, xác suất kiệt quệ tăng cao và khi giá chứng khoán sụt giảm trên 25000 VNĐ thì doanh nghiệp gần như rơi vào kiệt quệ tài chính. Độ dốc của các biến thị trường cịn lại cũng phù hợp với dấu hệ số hồi quy được trình bày trong bảng 4.7. Trong đó, biến ABNRET và biến SIZE thể hiện độ dốc âm cho thấy mối quan hệ nghịch biến với xác suất kiệt quệ tài chính và biến MCTD thể hiện độ dốc dương cho thấy mối quan hệ đồng biến với xác suất kiệt quệ tài chính.

0 .1 .2 .3 .4 .5 Pr(F d ) 90 100 110 120 130 140 L.CPI

Adjusted Predictions with level(95)% CIs

0 .0 5 .1 .1 5 .2 Pr(F d ) -.0145238 -.0045238 .0054762 .0154762 .0254762 .0354762 L.SHTBRDEF

Adjusted Predictions with level(95)% CIs

Hình 4.3: Hiệu ứng biên của các yếu tố thị trường khi dự báo kiệt quệ tài chính trước một năm

Như kết quả hồi quy trong bảng 4.8, hình 4.3 cho thấy biến CPI có độ dốc âm thể hiện mối quan hệ nghịch biến của yếu tố lạm phát và xác suất kiệt quệ của doanh nghiệp. Và biến SHTBRDEF có độ dốc dương cho thấy khi lãi suất thực tăng, khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp cũng gia tăng.

Như vậy, từ kết quả thống kê mô tả, ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy và hiệu

ứng biên cho thấy, tất cả các yếu tố sử dụng trong mơ hình đều có khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp trước một năm. Dấu của các hệ số hồi quy cũng như kỳ vọng, ngoại trừ biến CPI và biến MCTD. Kết quả tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa biến CPI và xác suất kiệt quệ tài chính. Hàm ý rằng trong ngắn hạn, khi lạm phát tăng, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hơn và khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính thấp hơn. Ngược lại, hệ số hồi quy biến MCTD mang dấu dương, hàm ý rằng doanh nghiệp có tỷ lệ vốn hóa thị trường trên tổng nợ càng cao thì có xác suất lâm vào kiệt quệ càng cao. Kết quả này có thể được giải thích do trong giai đoạn 2009-2014, thị trường chứng khoán đang trên đà hồi phục, việc phát hành chứng khoán ra thị trường để huy động vốn dễ dàng hơn trong khi các ngân hàng lại thắt chặt việc cho vay cũng như khi lãi suất cho vay vẫn còn cao nên các doanh nghiệp gia tăng sử dụng nguồn tài trợ vốn là vốn cổ phần thay thế cho nợ.

Tuy nhiên, do nội tại các doanh nghiệp chưa khắc phục được những khăn do dư chấn của cuộc khủng hoảng năm 2008 để lại nên các doanh nghiệp yếu kém vẫn không thể tránh khỏi lâm vào kiệt quệ tài chính.

4.4.3 Xác định mức độ dự báo chính xác của mơ hình

Như được thảo luận trong Chương 3, để đo lường mức độ dự báo kiệt quệ tài chính chính xác của mơ hình, tác giả sử dụng các thước đo bao gồm giá trị AUC, hệ số Gini và tỷ lệ phân loại chính xác (Correctly classified).

Bảng 4.9: Thước đo mức độ chính xác của mơ hình khi dự báo kiệt quệ trước một năm

Thước đo Mơ hình 1

AUC 0.8651

Hệ số Gini 0.7302

Correctly classified 83.07%

Kết quả trình bày trong bảng 4.9 cho thấy giá trị AUC đạt 0.8651, giá trị hệ số Gini đạt 0.7302 và tỷ lệ phân loại chính xác đạt 83.07% đều lớn hơn 50%. Do đó có thể kết luận rằng mơ hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yêu tố vĩ mơ có khả năng dự báo kiệt quệ tài chính rất tốt.

4.5 So sánh khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của mơ hình

Với mục đích so sánh hiệu quả dự báo kiệt quệ tài chính của mơ hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mô so với các mơ hình khác, bài nghiên cứu lần lượt sử dụng các mơ hình từ mơ hình 1 đến mơ hình 5 được trình bày trong Chương 3 để dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp. Sau đó, tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình kết hợp các yếu tố tài chính, yếu tố thị trường và yếu tố vĩ mô để dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp việt nam (Trang 69)