Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông á trên địa bàn TP HCM (Trang 47 - 51)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2. Thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại DongABank (giai đoạn

2.2.2. Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân

ngân hàng TMCP Đông Á trong giai đoạn 2009-2013

Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế trong và ngoài nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thêm vào đó chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ cùng hàng loạt các chính sách mới từ NHNN đã tác động đáng kể lên thị trường tài chính Việt Nam và gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy, tổng nguồn vốn huy động của DAB luôn tăng trưởng ổn định qua các năm, trong đó nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn.

Đồ thị 2. 1: Doanh số huy động vốn qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên của DAB & số liệu phòng Nguồn vốn

Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn kinh tế trọng điểm, là nơi hoạt động của 12 chi nhánh và 60 phòng giao dịch trực thuộc. Với mạng lưới hoạt động rộng khắp như vậy, do đó đã đạt được những kết quả tích cực trong cơng tác huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm.

Đồ thị 2. 2: Doanh số tiền gửi tiết kiệm qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên của DAB & số liệu phòng Nguồn vốn

2.2.2.1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn tiết kiệm

Tính đến cuối năm 2009, tổng nguồn vốn tiết kiệm của DAB đạt 21.106 tỷ đồng, trong đó khu vực TP.HCM là 12.071 tỷ đồng (chiếm 57% so với toàn hệ thống). Trong giai đoạn 2010-2011 nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm toàn hệ thống vẫn tăng trưởng đều và ổn định, bình quân khoảng 15% mỗi năm. Tuy nhiên, nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm tại khu vực TP.HCM lại có sự biến động, tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi tiết kiệm trong năm 2010 là 44% (cao hơn tốc độ tăng của tồn hệ thống), trong khi đó năm 2011 lại giảm 21% (thấp hơn tốc độ tăng của toàn hệ thống) . Lý giải cho trường hợp này là do: năm 2011 lạm phát tăng cao, nhằm kiểm soát lạm phát NHNN đã ban hành chính sách kiểm soát lạm phát chặt chẽ. Đồng thời, trước đó do sự bất ổn liên tục của nền kinh tế vĩ mô sau giai đoạn khủng hoảng, NHNN quy định chỉ tiêu an toàn vốn cao hơn đối với hoạt động của ngành ngân hàng, dẫn đến các ngân hàng buộc phải hạn chế tín dụng nhưng vẫn phải đẩy mạnh huy động vốn, tạo ra cuộc đua lãi suất ngấm ngầm và sự cạnh tranh trong các chương trình khuyến mãi rất gay gắt giữa các ngân hàng. Mặt khác, hàng loạt các chính sách mới từ ngân hàng nhà nước trong năm 2010 như thông tư 13 và 19, thông tư 22 về hạn chế huy động vàng. Quyết định đóng cửa sàn vàng và hạn chế

giao dịch vàng trên tài khoản đã gây khơng ít trở ngại và làm giảm doanh số huy động tiết kiệm của một số ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực này (trong đó có DAB). Khu vực TP.HCM là kinh tế trọng điểm nên chụi ảnh hưởng nặng hơn, phần nhiều các chi nhánh trên địa bàn TP.HCM đều bị giảm nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm. Giai đoạn năm 2012-2013 vẫn là khó khăn và thử thách đối với hệ thống ngân hàng, nợ xấu tồn động cao, tăng trưởng tín dụng thấp, NHNN tiếp tục thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bằng việc hợp nhất, sát lập các ngân hàng hoạt động yếu kém. Tuy nhiên so với giai đoạn cuối năm 2011 thì ngành ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực. Tính thanh khoản của hệ thống đã có sự cải thiện đáng kể, nguy cơ đổ vỡ hàng loạt được đẩy lùi, tính minh bạch của ngành cũng được gia tăng. Tính đến cuối năm 2012, nguồn vồn tiền gửi tiết kiệm đạt 40.452 tỷ đồng tăng 44% so với năm trước (trong đó khu vực TP.HCM là 19.956 tỷ đồng, tăng 45% so với năm trước). Đây là một thành quả đáng kể của DAB xét trong bối cảnh NHNN liên tục giảm lãi suất trần huy động từ 14% xuống chỉ còn 8% vào cuối năm nhằm hạ mặt bằng lãi suất cho vay. Đạt được kết quả trên là do DAB tạo dựng và củng cố niềm tin ở khách hàng trong nhiều năm qua cùng với việc triển khai các sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bước sang năm 2013, nền kinh tế vĩ mơ đã đạt được một số thành quả tích cực, tỷ giá được kiểm soát đảm bảo cung cầu ngoại tệ, những nỗ lực của NHNN trong việc siết chặt quản lý thị trường vàng miếng bước đầu có kết quả. Đây là năm trọng điểm DAB bước vào giai đoạn triển khai tái cấu trúc lại ngân hàng theo mơ hình hiện đại, nguồn vốn huy động tiết kiệm mặc dù vậy vẫn tăng trưởng cao và ổn định, cụ thể toàn hệ thống là 52.940 tỷ đồng, tương ứng tăng 31% so với năm 2012 (trong đó, khu vực TP.HCM là 22.701 tỷ đồng, tương ứng tăng 13,7% so với năm 2012).

2.2.2.2. Về cơ cấu nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm

Nguồn: Báo cáo thường niên của DAB & số liệu phòng Nguồn vốn

Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 85% liên tục qua các năm). Tại DAB, tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ liên tục tăng qua các năm trong khi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ có xu hướng giảm và biến động. Đây cũng là xu thế chung của các ngân hàng hoạt động trên địa bàn TP.HCM bởi lẽ tình hình tỷ giá có biến động, lãi suất tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ thấp hơn đồng nội tệ nên người dân có xu hướng từ đổi ngoại tệ ra nội tệ để gửi tiết kiệm.

Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn

Nguồn: Báo cáo thường niên của DAB & số liệu phòng Nguồn vốn

Đồ thị 2. 3: Doanh số tiền gửi tiết kiệm nội tệ và ngoại tệ qua các năm

Nhìn chung trong giai đoạn 2009-2013, khách hàng có xu hướng chuyển dịch từ tiết kiệm khơng kỳ hạn sang có kỳ hạn vì trong giai đoạn này, các ngân hàng thương mại cạnh tranh rất mãnh liệt về lãi suất, cũng như các chương trình khuyến mãi. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đang dần cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo hướng gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn bởi nguồn vốn này mang tính ổn định tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng kinh doanh đầu tư, mang lại lợi nhuận cao. Tại DAB, nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ln tăng trưởng ổn định qua các năm, đặc biệt là những nguồn vốn tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng bởi lẽ do NHNN khống chế lãi suất trần đối với kỳ hạn dưới 1 năm, nên khách hàng gửi kỳ hạn dài sẽ được ngân hàng ưu đãi lãi suất cao hơn. Tính đến nay, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng có xu hướng giảm (năm 2013 giảm khoảng 30% so với năm 2012, ); tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng (chiếm tỳ trọng chủ yếu) cũng có xu hướng giảm nhẹ (năm 2012 giảm khoảng 10% so với năm 2013); tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng tăng mạnh (năm 2013 tăng khoảng 95% với năm 2012).

2.2.2.3. Vê khả năng đa dạng hóa các sản phẩm huy động tiết kiệm

Trong thời gian qua, DAB luôn cố gắng cải tiến cơng nghệ, bổ sung tiện ích dịch vụ tiết kiệm: trích tự động từ tài khoản vào sổ tiết kiệm, nhận lãi tiết kiệm qua thẻ, … cũng như đưa ra các sản phẩm tiết kiệm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm cho con yêu, tiết kiệm ưu đãi dành cho phụ nữ và những khách hàng trung niên, ….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông á trên địa bàn TP HCM (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)