Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa Bình Dương với các địa phương khác trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh bình dương giai đoạn 2010 2015 (Trang 90 - 109)

3.1.1 .Quan điểm về phát triển kinh tế

3.2.5.Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa Bình Dương với các địa phương khác trong

phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bình Dương là một trong những tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những khu vực giàu tiềm năng, năng động và phát triển nhất cả nước... Do đó, để phát triển kinh tế địa phương, Bình Dương cần phải tận dụng lợi thế và tiềm năng vốn có của địa phương để phát triển liên kết vùng, nhằm mục tiêu tạo động lực thúc đẩy sự giao thương giữa các địa phương nằm trong vùng kinh tế, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ tối đa về kinh tế của các tỉnh bạn có tiềm lực mạnh về kinh tế, nhằm mục tiêu phụ vụ cho việc đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng, từng bước tạo bộ mặt khang trang của tỉnh trong việc thu hút và sử dụng đầu tư.

Trong thời gian qua việc hợp tác phát triển với các tỉnh bạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phiá Nam được địa phương thực hiện chủ động và năng động hơn, góp phần nâng cao vị trí của Bình Dương trong thu hút đầu tư. Sự hỗ trợ của Bộ, ngành Trung ương, sự hợp tác của các tỉnh bạn, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp đối với Bình Dương ngày càng thiết thực hơn. Kế hoạch hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Bình Dương và TP.HCM, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu …được triển khai thực hiện.

Nhằm mục tiêu tạo động lực thúc đẩy sự giao thương về kinh tế-văn hoá giữa các địa phương, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ tối đa về kinh tế của các tỉnh bạn có tiềm lực mạnh về kinh tế, nhằm mục tiêu phụ vụ cho việc đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng, xây dựng cơng trình y tế, giáo dục, tạo bộ mặt khang trang của tỉnh trong việc mời gọi và thu hút đầu tư; tỉnh cần tiếp tục tăng cường sự hợp

tác, liên kết nhiều hơn nữa với các địa phương khác trong và ngoài nước. Cụ thể như sau:

Tăng cường liên kết, hợp tác với TP.HCM, Đồng Nai phát triển kết cấu hạ tầng, giáo dục trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như:

+ Nâng cao “tĩnh khơng” cầu Bình Lợi trên sơng Sài Gịn và cầu Ghềnh trên sơng Đồng Nai đảm bảo các tàu có tải trọng lớn lưu thơng góp phần khai thác hết cơng sức các cảng đã đầu tư của tỉnh Bình Dương như cảng Thạnh Phước, An Sơn, Bạch Đằng, Bà Lụa...

+Triển khai sớm đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành - KPC gắn với cải tạo nút giao thơng Gị Dưa (HCMC) và cầu vượt Sóng Thần.

+Sớm hoàn thành tuyến vành đai 3 và khởi động vành đai 4, hoàn thành tuyến N2 (đường nhánh HCM) từ Tây Nguyên - Bình Phước đi Đồng Bằng sông Cửu Long qua huyện Dầu tiếng tỉnh Bình Dương.

+Hồn thành tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, kết nối về thành phố mới Bình Dương và xây dựng Khu đô thị dịch vụ Suối Tiên (TOD).

+ Tiếp tục phối hợp với TP.HCM thực hiện các dự Đại học Quốc gia, dự án Bến xe miền Đông mới.

+Triển khai cắm mốc các tuyến đường sắt quốc gia qua tỉnh Bình Dương

Chủ động phối hợp chặt chẽ với Trung ương và các tỉnh, đặc biệt là TP.HCM và tỉnh Đồng Nai trong hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn để bảo vệ nguồn nước phục vụ cho phát triển của vùng kinh tế trọng điểm nói chung và Bình Dương nói riêng.

Tiếp tục xây dựng mối liên kết về thị trường lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp nhằm tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Long An và Tiền Giang.

Ở Bình Dương trong khi cịn nhiều người lao động chưa có việc làm mà vẫn phải tuyển dụng cán bộ và công nhân từ nơi khác đến do đào tạo không kịp nhu

cầu.Trước mắt cần phải có sự phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh - Xã hội với các cơ sở đào tạo, các trung tâm dịch vụ tuyển dụng lao động, với các nhà đầu tư, chủ động nắm nhu cầu về lao động ngay sau khi cấp giấy phép để có kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu đó cả về lượng và chất lượng.Về lâu dài, phải chuẩn bị đào tạo cán bộ và cơng nhân cho 10-15 năm sau để có một đội ngũ lao động có kỹ năng, trí thức cao mới có thể đón được những dịng chảy đầu tư trực tiếp nước ngồi, vì khi đó lợi thế so sánh sẽ chuyển từ những ngành cần nhiều lao động giản đơn sang những ngành có hàm lượng cơng nghệ cao.

Việc thực hiện kế hoạch hợp tác kinh tế-xã hội giữa tỉnh Bình Dương và các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phiá Nam sẽ thắt chặt hơn mối quan hệ gắn bó giữa các địa phương; hỗ trợ lẫn nhau xây dựng và phát triển ở từng địa phương trong điều kiện mới, điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập. Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp của các địa phương cần có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các nội dung của Chương trình hợp tác, đặc biệt ở các lĩnh vực giao thông, xây dựng và phát triển khu công nghiệp; lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, thương mại và du lịch, văn hóa xã hội, tài chính ngân hàng,… nhằm mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế-xã hội, phát huy được một số tiềm năng, lợi thế của các địa phương góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng và rút ra những hạn chế của FDI, trong chương 3 tác giả đã làm rõ các quan điểm về phát triển kinh tế, về thu hút FDI trên địa bàn tỉnh, quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội do tác động tiêu cực của FDI, từ đó đề ra những phương hướng cơ bản và mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trong chương này tác giả cũng tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác thu hút và sử dụng tốt nguồn vốn FDI tại tỉnh Bình Dương trong thời gian tới, cụ thể như: 1. Hồn thiện cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI; 2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thu hút FDI ; 3. Đào tạo và khai thác hiệu quả nguồn nhân lực; 4. Phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng; 5. Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa Bình Dương với các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngồi có vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực sản xuất của quốc gia thông qua việc cung cấp về vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ năng và trình độ quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế…

Với lợi thế về vị trí địa lý, nằm kề thành phố Hồ Chí Minh và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cùng với chính sách phát triển hợp lý, trong hai mươi năm vừa qua Bình Dương đã có những bước phát triển vượt bậc, là điểm sáng về phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của cả nước. Vì thế, từ chỗ là một tỉnh nghèo, phải dựa vào trợ cấp ngân sách của Trung ương, đến nay Bình Dương đã vươn lên trở thành một trong năm địa phương có tổng nguồn thu lớn, hỗ trợ một phần cho ngân sách Trung ương. Từ một tỉnh không nằm trong tam giác phát triển, đến nay Bình Dương là nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Có thể nói, Bình Dương đã tận dụng tốt cơ hội “ngoại lực” là vốn FDI để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Thành quả ấy phản ánh sự năng động của tỉnh, vừa biết cách mời gọi, vừa biết giữ chân các nhà đầu tư.

Nhìn vào những thành quả kinh tế-xã hội, về cơ sở hạ tầng..., và vị thế của Bình Dương trong khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, rộng hơn là cả nước thì mới thấy hết sự nỗ lực của Ðảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây. Từ một tỉnh thuần nông, kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp, công nghiệp - dịch vụ gần như trống vắng, thì nay cơ cấu kinh tế của Bình Dương đảo ngược hồn tồn, cơng nghiệp - dịch vụ chiếm 96,2%, nông nghiệp một thời thống trị, nay chỉ chiếm khiêm tốn 3,8% và đang chuyển sang nơng nghiệp kỹ thuật cao. Hàng chục nghìn ha đất hoang hóa, đất trồng cây một vụ, năng suất thấp, nay được phủ đầy 28 KCN, tám cụm công nghiệp tập trung, với hơn 3.000 nhà đầu tư nước ngoài. Cũng từ các nhà máy, xí nghiệp này mà hàng trăm nghìn lao động, cơng nhân có tay nghề, từ các vùng, miền trên cả nước hội tụ về, chung tay biến ước mơ CNH, HÐH của Bình Dương và cả nước sớm thành hiện thực.

Bên cạnh những tác động tích cực về mặt kinh tế, nguồn vốn FDI cũng gián tiếp thúc đẩy đổi mới cơ chế quản lý, cải cách thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kích thích các ngành dịch vụ phát triển. Có thể nói, vốn FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng nhất cho nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế, là nguồn lực góp phần phục vụ sự nghiệp CNH, HÐH của Bình Dương.

Cơ cấu kinh tế thay đổi, kéo theo cơ sở hạ tầng và đơ thị hóa cũng diễn ra nhanh, làm thay đổi hẳn bộ mặt của Bình Dương. Các KCN tại Bình Dương đã trực tiếp tạo cơng ăn việc làm cho hơn hàng trăm nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp. Ðể tái tạo sức lao động và tạo điều kiện cho họ “an cư lạc nghiệp”, ngoài bảo đảm về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, Bình Dương cịn chú trọng đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, xây dựng hàng triệu m2 sàn nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí phục vụ nhân dân, người lao động. Sự phát triển của các khu công nghiệp trong tỉnh, đặc biệt là tại các khu vực đô thị như thị xã Dĩ An, Thuận An, Bến Cát và TP. Thủ Dầu Một đã đóng vai trị quyết định trong việc thu hút lượng lớn người lao động nhập cư vào tỉnh Bình Dương. Cũng chính q trình đơ thị hóa nhanh đã khiến cho quá trình chuyển dịch đất đai tại Bình Dương diễn ra nhanh chóng và hình thành nên nhiều dự án có quy mơ lớn, trong đó tiêu biểu là dự án Thành phố mới Bình Dương.

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, song khả năng hấp thụ nguồn vốn của Bình Dương cịn khiêm tốn, chất lượng của nguồn vốn chưa cao, việc thu hút các dự án đầu tư cơng nghệ cao cịn hạn chế, chuyển giao cơng nghệ còn chậm. Còn nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngồi sử dụng cơng nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm mơi trường. Việc sử dụng tài ngun đất đai, khống sản chưa thật sự hiệu quả. Mối liên kết ngang, dọc giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước chưa cao, dẫn đến việc phát huy năng lực của nhau cịn hạn chế…Sau một q trình phát triển kinh tế với tốc độ cao, Bình Dương cũng phải đối mặt với các vấn đề xã hội mới nảy sinh như: lao động nhập cư, tranh chấp lao động, đình cơng, lãn công, ô nhiễm môi trường …...

Để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động không lành mạnh của FDI, trước mắt các cấp chính quyền tỉnh Bình Dương cần:

- Thống nhất quan điểm chỉ đạo trong phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững, không chạy đua theo số lượng dự án FDI mà phải chú trọng từng bước vào chất lượng dự án. Hướng các dự án FDI vào các khu công nghiệp đã được quy hoạch, hạn chế tiếp nhận các dự án đầu tư ở bên ngoài khu nhằm khai thác tối đa kết cấu hạ tầng bên trong và bên ngồi khu cơng nghiệp. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng thẩm định dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài ngun-Mơi trường và các đơn vị có liên quan thực hiện tốt khâu thẩm định dự án trước khi tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hạn chế và tiến tới không tiếp nhận các dự án có trình độ sử dụng cơng nghệ thấp, tác động xấu đến môi trường.

- Tiếp tục đổi mới, cải tiến mạnh phương thức vận động xúc tiến đầu tư thì mới tranh thủ được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, từ các tập đoàn đa quốc gia. Theo đó, cần tập trung xác định ngành nghề và khu vực ưu tiên thu hút FDI; xây dựng chương trình xúc tiến và cơ chế chính sách đầu tư; xây dựng kế hoạch hành động; đánh giá hiệu quả từng lĩnh vực thu hút FDI cụ thể khi vận động xúc tiến đầu tư.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tiếp xúc, hỗ trợ DN trong việc triển khai dự án đầu tư và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Đối với các dự án chưa đi vào sản xuất kinh doanh thì các Sở, ngành của địa phương cần quan tâm tìm hiểu các nguyên nhân gây ra ách tắc, để từ đó tập trung tháo gỡ, nếu có những vấn đề vượt thẩm quyền thì các Sở, ngành phải có trách nhiệm đề xuất ý kiến của cơ quan mình đối với từng lĩnh vực mà ngành mình phụ trách, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

- Tuyên truyền pháp luật về lao động cho công nhân, đặc biệt là lực lượng lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, nhằm hạn chế tối đa các cuộc đình cơng, lãn cơng bất hợp pháp, tránh để kẻ xấu lợi dụng gây kích động, dẫn đến đình cơng, lãn cơng một cách tự phát làm ảnh hưởng đến

quyền lợi của người lao động, của chủ doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

- Tăng cường công tác hậu kiểm sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án FDI sử dụng nhiều lao động như: dự án dệt may; dự án trong lĩnh vực nông nghiệp; dự án da giày; dự án đầu tư trong lĩnh vực độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường như: dự án chế biến mủ cao su, chế biến hạt điều, dự án thuộc da, dự án nhuộm, tái chế phế liệu.

Với những định hướng mang tính đột phá, những bước đi phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế về địa lý kinh tế, tài nguyên và con người của tỉnh, Bình Dương chắc chắn sẽ trở thành điểm đến đáng tin cậy đối với tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong thời gian tới./.

tháng 12 năm 2015

2. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê năm 2014, Thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Thống kê năm 2014

3. Cục thống kê tỉnh Bình Dương, Niên giám thống kê năm 2014. Nhà xuất bản Thanh niên tháng 6 năm 2015.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX 6. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004, Tài liệu của Hội nghị tồn quốc lần thứ 9 khóa

IX

7. Hồ Chí Minh, 1987, toàn tập, tập 7, trang 289

8. Lê Xuân Bá, Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất

bản khoa học kỹ thuật năm 2006.

9. Liên đồn lao động tỉnh Bình Dương, Báo cáo tình hình giải quyết đình lãng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh bình dương giai đoạn 2010 2015 (Trang 90 - 109)