Các thuộc tính cơ bản của Khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Một mô hình tạo khóa học thích nghi trong đào tạo điện tử (Trang 39 - 40)

Thuộc tính Mơ tả

Tên Thuộc tính Tên để định danh khái niệm. Khái niệm tiên quyết Danh sách khái niệm tiên quyết của khái

niệm.

Với mỗi khái niệm, ngồi các thuộc tính định danh (Bảng 2.1), chúng tôi sử dụng một số thuộc tính. Các thuộc tính này được sử dụng làm cơ sở để thích nghi theo nhu cầu và kiến thức của người học. Để lựa chọn được các khái niệm cũng như xây dựng tiến trình học phù hợp với người học, trong số các thuộc tính mơ tả khái niệm cần có thuộc tính mơ tả các đặc trưng của người học. Nhằm phản ánh các thông tin nhu cầu, kiến thức người học, chúng tơi sử dụng các thuộc tính sau đây:

• Thời gian hồn thành: Thời gian trung bình để người học hiểu được khái niệm. Thời

gian trung bình là thời gian để người học ở trình độ bình thường có thể hiểu được khái niệm, thuộc tính này cũng được sử dụng trong các mơ hình [46, 59, 60]. Trong các mơ hình này, khơng trình bày cụ thể độ đo của đơn vị thời gian. Chúng tôi xác định độ đo của thuộc tính là số giờ cần thiết để người học có thể hiểu được khái niệm. Thời gian hồn thành khái niệm ở đây được hiểu là thời gian để hiểu được khái niệm khi đã hiểu các khái niệm tiên quyết.

Ví dụ: Trong khóa học "Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ", thời gian trung bình để người học hiểu được khái niệm Thực thể là 0.2 giờ.

• Độ khó: Mức độ địi hỏi về trình độ đối với người học để hiểu được khái niệm. Chúng tôi cũng sử dụng thang giá trị: Rất dễ, Dễ, Trung bình, Khó, Rất khó như cách tiếp cận của V. Carchiolo [59] để đo mức độ khó của khái niệm.

Ví dụ: Trong khóa học "Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ", khái niệm Thực thể

là khái niệm Dễ.

• Bắt buộc: Nếu là khái niệm bắt buộc, để hồn thành khóa học người học phải hiểu

khái niệm, trong trường hợp ngược lại, người học không cần thiết phải tìm hiểu khái niệm này.

Ví dụ: Trong khóa học "Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ", khái niệm Quan hệ là bắt buộc, khái niệm Quan hệ 1-1 được xác định là tùy chọn vì khái niệm Quan hệ 1-1

trình bày chi tiết các kiểu quan hệ giữa các thực thể. Người học có thể khơng cần tìm hiểu khái niệm này vẫn có thể xác định được mối quan hệ giữa các thực thể. Tuy nhiên để xác định được quan hệ giữa các thực thể, người học cần phải hiểu khái niệm Quan hệ.

Ví dụ: Bảng 2.2 mơ tả giá trị các thuộc tính của khái niệmBảng dữ liệu trong khóa học "Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ"

Bảng 2.2: Các thuộc tính mơ tả khái niệm Bảng dữ liệuThuộc tính Giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Một mô hình tạo khóa học thích nghi trong đào tạo điện tử (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)