Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bến tre (Trang 64 - 68)

6. Kết cấu của luận văn

2.4 Ứng dụng mơ hình điểm số Z để ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ

2.4.3 Kết quả nghiên cứu

Sau khi chạy mơ hình hồi quy tổng quát với 8 biến, quá trình kiểm định, loại bỏ các biến không ý nghĩa (Prob> α = 5% hoặc 10%) thì được mơ hình nghiên cứu với 6 biến có ý nghĩa (Phụ lục 2).

Kết quả kiểm định Wald test cho thấy: C(2) ≠ 0; C(3) ≠ 0; C(4) ≠ 0; C(5) ≠ 0; C(6) ≠ 0; C(7) ≠ 0 nên các hệ số có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 3).

Như vậy, các biến X1, X3, X4, X5, X7, X8 đều có hệ số khác khơng, nghĩa là các nhân tố trên đều có ý nghĩa trong mơ hình.

Probality (LR statistic): 0,0000 < α = 0,05, với mức ý nghĩa chung của mơ hình nhỏ hơn α nên mơ hình có ý nghĩa tổng qt, nghĩa là khả năng khơng trả được nợ của KHDN sẽ bị tác động bởi các yếu tố Vốn lưu động /Tổng tài sản; Lợi nhuận trước lãi và thuế /Tổng tài sản; Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu; Doanh thu/Tổng Tài Sản; Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần; Tiền/Nợ ngắn hạn (Phụ lục 2)

Với Mcfadden R-squared: 0.892125 = 89.2125%, thể hiện độ thích hợp của mơ hình ở mức khá cao, nghĩa là có khoảng 89.2125% khả năng khơng trả được nợ của KHDN được có thể giải thích bằng các biến X1, X3, X4, X5, X7, X8. Vì R2 trong mơ hình khá cao nên chấp nhận được. Mơ hình có VIF < 10, nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, mơ hình hồn tồn tốt để đưa ra kết luận sự ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng không trả được nợ của KHDN (Phụ lục 4)

Bảng 2.13: Sự tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu

Đơn vị tính: lần X1 X3 X4 X5 X7 X8 X1 1.000000 0.316838 -0.107580 0.083252 0.168120 0.251335 X3 0.316838 1.000000 -0.078938 0.016130 0.166775 0.257932 X4 -0.107580 -0.078938 1.000000 -0.036163 -0.028749 -0.042267 X5 0.083252 0.016130 -0.036163 1.000000 0.029527 -0.068378 X7 0.168120 0.166775 -0.028749 0.029527 1.000000 0.142000 X8 0.251335 0.257932 -0.042267 -0.068378 0.142000 1.000000 (Nguồn: Phụ lục 6)

Trong bảng hệ số tương quan giữa các biến thì những biến được cho là có tương quan khi hệ số giữa 2 biến lớn hơn 0,8, kết quả cho thấy khơng có sự tự tương quan giữa các biến.

Trong mơ hình các biến mang dấu trừ, nghĩa là các biến này có tác động ngược chiều đến khả năng không trả được nợ của KHDN, các biến mang dấu cộng là biến có tác động cùng chiều đến khả năng khơng trả được nợ của KHDN.

Bên cạnh đó, trong các biến có tác động ngược chiều với khả năng khơng trả được nợ thì hệ số biến X7 (C(6)=12.91583) là thấp nhất. Do vậy, Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần là yếu tố tác động mạnh đến khả năng không trả được nợ của KHDN. Biến X4 (C(4)=1.635129) là yếu tố tác động cùng chiều và tác động mạnh đến khả năng không trả được nợ của KHDN.

Từ mơ hình điểm số Z, đưa vào dữ liệu xếp hạng tín dụng tại Vietinbank Bến Tre, tính ra hệ số Z tương ứng mỗi KHDN.

Cho thấy:

Nếu Z > -120.08 tương ứng với những khách hàng có khả năng trả nợ,

Nếu -120.08<Z>51.09: doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ có nguy cơ khơng trả được nợ

Z < 51.09 tương ứng với những khách hàng khơng có khả năng trả nợ. Tiến hành ước lượng xác suất của 80 KHDN của mỗi năm để tìm ra xác suất không trả được nợ trong năm tiếp theo dựa vào số liệu của năm liền trước. Công

thức tính xác suất khơng trả được nợ của KHDN:

Đưa vào dữ liệu 80 KHDN trong năm 2012 để ước lượng xác suất không trả được nợ năm 2013 và so sánh với kết quả thực tế, xác suất không trả được nợ của KHDN trong năm đầu tiên so sánh với kết quả thực tế.

Hình 2.4 Sự khác biệt về xác suất khơng trả đƣợc nợ của KHDN tại Vietinbank Bến Tre năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: các báo cáo tài chính của KHDN tại Vietinbank Bến Tre)

Như vậy, xác suất không trả được nợ của năm 2012, 2013 có sự biến động đáng kể, điều này là do tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát vẫn tăng cao. Có 41 KHDN có xác suất khơng trả được nợ trong năm 2012 lớn hơn 50%, con số này lên đến 44 trong năm 2013. Kết quả này phù hợp với tình hình KHDN đang cơ cấu lần thứ 2 tại Vietinbank Bến Tre. Tuy nhiên, một số khách hàng hạng AA, A vẫn có xác suất khơng trả được nợ trên 50%. Điều đó, có sự khác biệt với kết quả chấm điểm tín dụng tại Vietinbank Bến Tre.

Với kết quả nghiên cứu thì mơ hình điểm số Z đã ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng trên mẫu đại diện cho tổng thể gồm 133 KHDN, phản ánh được một phần rủi ro khách hàng trong tín dụng. Tuy nhiên, khi đánh giá giữa xếp hạng tín dụng Vietinbank Bến Tre với mơ hình điểm số Z, thì kết quả lại phản ánh ngược nhau về tình hình của doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng. Điều này là do những ngun nhân mơ hình điểm số Z chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu tài chính để tính điểm số Z nhằm dự báo nguy cơ không trả được nợ của KHDN; Mơ hình xếp hạng tín dụng hiện tại của Vietinbank Bến Tre vừa tính đến các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của KHDN. Khi tính điểm tổng hợp, các chỉ tiêu phi tài chính lại có trọng số cao hơn các chỉ tiêu tài chính.

Kết quả từ mơ hình cho thấy các biến đều mang dấu trừ, ngược lại so với mô hình ban đầu của Alman. Tuy nhiên, mơ hình của Alman chỉ số Z càng cao thì khả năng trả nợ càng tốt. Cịn ở mơ hình này, vì giả định Z là khả năng không trả được nợ nên Z càng thấp thì khả năng khơng trả được nợ thấp, Z cao thì khả năng khơng trả được nợ cao. Nên ở đây khơng có sự mâu thuẫn giữa lý thuyết và mơ hình thực tế.

Kết quả từ mơ hình cho thấy, có nhiều yếu tố trùng với những tiêu chí đánh giá khi thẩm định báo cáo tài chính cho vay KHDN.

+ Yếu tố có tác động mạnh nhất và cùng chiều với khả năng không trả được nợ là Nợ/Vốn chủ sở hữu (X4), biến Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (X7) có tác động ngược chiều phải được xem xét thận trọng khi phân tích báo cáo tài chính trước khi cho vay, định kỳ chấm điểm hàng tháng 6 tháng/lần theo quy định của Vietinbank để có thể ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng một cách tốt nhất.

+ Yếu tố thứ tiếp theo là Lợi nhuận trước lãi và thuế /Tổng tài sản (X3), hệ số này thấp thì khả năng khơng trả được nợ của khách hàng càng tăng.

+ Yếu tố thứ ba là Vốn lưu động /Tổng tài sản (X1), tỷ trọng vốn lưu động trên tổng tài sản càng thấp thì khả năng không trả được nợ của khách hàng càng tăng.

+ Yếu tố thứ tư là Tiền/Nợ ngắn hạn (X8), khả năng thanh tốn tức thời càng cao thì khả năng khách hàng khơng trả được nợ càng giảm.

+ Yếu tố thứ năm được xác nhận là có tác động là Doanh thu/Tổng Tài Sản (X5), khả năng không trả được nợ của KHDN sẽ tỷ lệ nghịch với sự chuyển đổi tài sản thành doanh thu nhanh hay chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bến tre (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)