Khả năng tiếp cận thị trường tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập cá nhân lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm từ cắt giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2011 ở việt nam (Trang 49 - 53)

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Khả năng tiếp cận thị trường tài chính của doanh nghiệp

Trong phần này, bài nghiên cứu kiểm định một giả định khác của phương trình (10): Hệ số của hàm chi phí biên của nợ vay của một doanh nghiệp càng lớn, tác động của cắt giảm thuế lên tỷ số địn bẩy của nó càng nhỏ.

Nếu một doanh nghiệp có khả năng tiếp cận thị trường vốn kém, nhiều khả năng nó sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi cơ cấu vốn sau khi nghị quyết cắt giảm thuế thu nhập cá nhân được thông qua. Khả năng tiếp cận thị trường vốn của một doanh nghiệp có thể được đo lường bằng khả năng mà doanh nghiệp phát hành nợ dài hạn mới ra thị trường hay giảm nợ dài hạn trong cơ cấu nợ của mình trong một năm. Ví dụ như, khả năng doanh nghiệp có thể phát hành nợ dài hạn với tỷ lệ so với tổng tài sản từ 0.66 trở lên trong năm 2010 hoặc doanh nghiệp có thể giảm tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản từ 0.66 trở lên trong năm 2010. Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh tỷ lệ địn bẩy của mình trong vịng một năm.

Ngoài ra, khả năng tiếp cận thị trường vốn tốt còn thể hiện ở chổ doanh nghiệp có khả năng thay đổi tỷ lệ vốn cổ phần một cách dễ dàng và nhanh chóng trong thời gian 1 năm. Ở đây, tơi xem các doanh nghiệp có khả năng phát hành mới vốn cổ phần với tỷ lệ vốn cổ phần phát hành mới trên tổng tài sản từ 0.66 trở lên trong năm 2010 hoặc các doanh nghiệp có khả năng mua lại vốn cổ phần với tỷ lệ mua lại vốn cổ phần trên tổng tài sản từ 0.66 trở lên.

Để kiểm định giả định này, bài nghiên cứu sẽ tách riêng các doanh nghiệp theo 2 nhóm dựa trên cơ sở là mức độ phát hành và mua lại vốn cổ phần cũng như nợ dài hạn trong năm trước năm cắt giảm thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực là năm 2010. Trong đó, bài nghiên cứu đưa định nghĩa phân loại một doanh nghiệp bị hạn chế về tài chính nếu doanh nghiệp đó đạt được một trong các điều kiện sau:

ℎá ℎà ℎ à ℎạ à ≥ 66 ℎ ℎầ ă ă 2010 hoặc ợ à ℎạ à ≥ 66 ℎ ℎầ ă ă 2010 hoặc ℎá ℎà ℎ ổ ℎầ à ≥ 66 ℎ ℎầ ă ă 2010 hoặc ổ ℎầ à ≥ 66 ℎ ℎầ ă ă 2010

Các doanh nghiệp mà không đạt bất kì một trong những điều kiện này được xem là hạn chế về tài chính.

Bảng 4.3 trình bày kết quả ước lượng của 2 mô hình hồi quy riêng rẽ nhau đối với các mẫu là các doanh nghiệp khơng bị hạn chế về tài chính (Part = 1) và các doanh nghiệp bị hạn chế về tài chính (Part = 0). So sánh các cột 1 và 2 với cột 3 và 4, các doanh nghiệp khơng bị hạn chế tài chính tăng tỷ số nợ khoảng 3.6 điểm phần trăm với mức ý nghĩa 5%. Mức tăng này lớn hơn khoảng 33% so với mức tăng tỷ số đòn bẩy của các doanh nghiệp trong bảng 2 và 44% trong bảng 4.2 khi tôi xem xét tất cả các mẫu doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp bị hạn chế về tài chính thì cho ra kết quả tăng thấp hơn tuy nhiên khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.

Ngồi ra, tơi cũng có nhận xét về tác động của dòng tiền lên tỷ số đòn bẩy tối ưu của doanh nghiệp. Việc xem xét tác động này là khá quan trọng trong kết luận

của chúng tôi về tác động của thuế thu nhập cá nhân đánh lên thu nhập từ vốn cổ phần. Bởi vì, nếu có một sự tác động đáng kể từ các yếu tố nghịch biến khác lên biến xác định chính sẽ làm giảm đi giá trị ước lượng của biến IndOwn trong việc xác định tác động của thuế thu nhập cá nhân.

Ở đây, tôi thấy đối với các doanh nghiệp không bị hạn chế về tài chính thì dịng tiền trong năm 2010 càng cao thì doanh nghiệp càng giảm tỷ số đòn bẩy nhưng đối với các doanh nghiệp bị hạn chế về mặt tài chính thì mức giảm tăng gấp rưỡi so với các doanh nghiệp không bị hạn chế về mặt tài chính với mức ý nghĩa thống kê cao.

Tơi có thể lý giải cho kết quả này là vì các doanh nghiệp bị hạn chế về mặt tài chính khơng thể xoay sở kịp thời và một cách linh hoạt như các doanh nghiệp không bị hạn chế, họ không thể phát hành thêm vốn cổ phần một cách dễ dàng nên bị buộc phải sử dụng nguồn tài trợ từ nợ vay.

Do vậy, tác động của thuế thu nhập cá nhân đánh lên thu nhập từ vốn cổ phần chỉ có tác động rất hạn chế trong việc lựa chọn đòn bẩy tối ưu của doanh nghiệp.

Và cũng tương tự, tơi cũng thấy rằng mức độ tăng trong dịng tiền của năm 2013 so với năm 2010 càng lớn thì mức giảm tỷ số địn bẩy của doanh nghiệp càng cao, đặc biệt là mức tăng càng cao đối với các doanh nghiệp bị hạn chế về mặt tài chính.

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định khả năng tiếp cận thị trường tài chính của doanh nghiệp và tác động của cắt giảm thuế thu nhập cá nhân lên tỷ số đòn bẩy của doanh nghiệp với mức ý nghĩa *, ** và *** lần lượt là 10%, 5% và 1%

VARIABLE PART = 1 PART = 0 (1) (2) (1) (2) INDOWN 0.064 ** 0.036 ** 0.039 0.016 (0.025) (0.027) (0.033) (0.032) LNASSETS -0.006 0.011 (0.007) (0.009) CF -0.287 *** -0.478 *** (0.09) (0.17) MB 0.015 -0.026 ** (0.015) (0.013) MOMENTUM -0.04 0.025 (0.031) (0.038) ΔCOL -0.083 -0.071 0.016 0.065 (0.054) (0.055) (0.086) (0.082) ΔLNASSETS -0.161 *** -0.177 *** -0.041 *** -0.047 *** (0.024) (0.025) (0.008) (0.01) ΔMB -0.003 -0.016 0.009 0.038 * (0.01) (0.013) (0.011) (0.021) ΔINTANG -0.067 -0.039 -0.165 -0.222 (0.242) (0.237) (0.394) (0.381) ΔCF -0.365 *** -0.49 *** -0.47 *** -0.662 *** (0.068) (0.075) (0.139) (0.161) ΔDDIV 0.009 0.024 0.018 0.014 (0.02) (0.021) (0.027) (0.026) R2 0.3569 0.391 0.201 0.28 N 153 153 132 132

Tóm lại, các kết quả trong phần này đã cho chúng tôi thấy được phần nào sự tác động của cắt giảm thuế thu nhập cá nhân lên quyết định xây dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Cắt giảm thuế thu nhập từ vốn cổ phần cá nhân có hiệu lực từ tháng 8 năm 2011 đã khiến cho các doanh nghiệp sử dụng ít nợ hơn tuy khá nhỏ. Hiệu ứng mạnh hơn với các doanh nghiệp có thuế doanh nghiệp biên nhỏ hơn và các doanh nghiệp không bị hạn chế về tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập cá nhân lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm từ cắt giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2011 ở việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)