Kết quả đơn biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập cá nhân lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm từ cắt giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2011 ở việt nam (Trang 37 - 42)

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả đơn biến

Hình 4.1 trình bày mơ hình đồ thị của phương pháp khác biệt trong các khác biệt (DID) đã được trình bày trong phần 3. Trong mơ hình đồ thị này, bài nghiên cứu chia các mẫu thành 3 nhóm dựa trên tỷ lệ phần trăm sở hữu cá nhân (IndOwn) trong năm 2010 như sau:

- Các doanh nghiệp với IndOwn từ 0 đến 36% là nhóm các doanh nghiệp có tỷ lệ phần trăm sỡ hữu cá nhân thấp (Low IndOwn)

- Các doanh nghiệp với tỷ lệ phần trăm sỡ hữu cá nhân vừa từ 36% đến 74% thuộc nhóm các doanh nghiệp có tỷ lệ phần trăm sở hữu cá nhân thuộc mức trung bình (Medium IndOwn)

- Các doanh nghiệp có tỷ lệ phần trăm sỡ hữu cá nhân trên 74% là nhóm cao (High IndOwn).

Mơ hình trình bày tỷ số địn bẩy trung bình của mỗi nhóm thay đổi biến thiên theo chuỗi thời gian từ năm 2010 đến năm 2013. Trong mơ hình đồ thị, tơi thấy các doanh nghiệp có sở hữu cá nhân cao có xu hướng sử dụng đòn bẩy nhiều hơn và tượng ứng các doanh nghiệp có sở hữu cá nhân thấp có xu hướng dùng ít địn bẩy

Nguồn: Dữ liệu Hình 4.1: Tỷ lệ địn bẩy sổ sách trung bình trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2013 được nhóm theo tỷ lệ sở hữu cá nhân.

Về chuỗi thời gian, tơi thấy tỷ số địn bẩy tăng mạnh vào cuối năm 2011 với tất cả các nhóm doanh nghiệp sau khi nghị quyết cắt giảm thuế thu nhập cá nhân được thông qua vào tháng 8 năm 2011, rồi sau đó đi ngang. Sau khi cắt giảm thuế thu nhập cá nhân hết hiệu lực, các doanh nghiệp thuộc nhóm có sở hữu cá nhân cao có xu hướng tăng lên một chút mức sử dụng đòn bẩy, doanh nghiệp sở hữu vừa đi ngang và doanh nghiệp có sở hữu cá nhân thấp giảm một chút mức sử dụng đòn bẩy. Mơ hình đồ thị này giúp tơi so sánh được mức sử dụng địn bẩy giữa các nhóm doanh nghiệp có sở hữu cá nhân khác nhau và trong các giai đoạn thời gian khác nhau. Nhìn chung, tơi thấy có một sự giảm nhẹ mức sử dụng địn bẩy của các doanh nghiệp từ năm 2011 đến năm 2012.

Nguồn: Dữ liệu Hình 4.2: Tỷ lệ địn bẩy sổ sách trung bình trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ từ năm 2010 đến năm 2013 được nhóm theo tỷ lệ sở hữu cá

nhân.

Theo Gompers và Metrick trong bài nghiên cứu năm 2001 cho rằng cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp có mối tượng quan với quy mơ của doanh nghiệp. Trong ba hình 4.2, 4. 3 và 4.4 bài nghiên cứu mô tả đồ thị hiển thị chuỗi thời gian thay đổi của tỷ lệ địn bẩy của doanh nghiệp theo các nhóm quy mơ và sở hữu cá nhân khác nhau của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sẽ được chia thành 3 nhóm có số doanh nghiệp bằng nhau và được sắp xếp dựa theo giá trị sổ sách tài sản của doanh nghiệp giảm dần như sau: - Các doanh nghiệp nằm trong top 33% có giá trị sổ sách tài sản cao nhất sẽ thuộc nhóm có quy mơ lớn.

- Các doanh nghiệp nằm trong nhóm 33% thứ 2 có giá trị sổ sách tài sản trung bình sẽ nằm trong nhóm có giá trị tài sản trung bình.

- Nhóm cịn lại là 33% các doanh nghiệp có giá trị sổ sách tài sản thấp. Trên 3 đồ thị, nhìn chung tơi thấy các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì tỷ lệ sử dụng địn bẩy càng cao.

Bên cạnh đó, mức độ thay đổi cơ cấu nợ của các doanh nghiệp với quy mô nhỏ mạnh hơn và khác biệt về mức độ và cách thức thay đổi so với các doanh nghiệp với quy mô trung và lớn. Các doanh nghiệp với quy mô trung và lớn đều tăng mức sử dụng nợ lên và có xu hướng đi ngang sau đó, cịn các doanh nghiệp với quy mô nhỏ ban đầu cùng tăng lên về mức độ sử dụng nợ theo sau sự thông qua của nghị quyết cắt giảm thuế nhưng các doanh nghiệp có tỷ lệ sỡ hữu cá nhân cao và thấp giảm dần dần sau đó cịn doanh nghiệp có tỷ lệ sỡ hữu cá nhân vừa sau khi giảm nhẹ vào cuối năm 2012 lại tăng mạnh trong năm 2013. Đối với các nhóm có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp với IndOwn cao cho thấy sự điều chỉnh đòn bẩy nghịch hơn các doanh nghiệp với IndOwn thấp.

Ví dụ, giữa các doanh nghiệp quy mô trung, các doanh nghiệp với IndOwn thấp tăng tỷ số nợ của chúng khoảng 1.5 điểm phần trăm từ 2010 đến 2012, trong khi tỷ số nợ của các doanh nghiệp có IndOwn cao giảm hơn 3 điểm phần trăm trong cùng kì. Nhìn chung, tơi thấy các doanh nghiệp với quy mô lớn và trung, khác biệt trong tỷ số nợ giữa các năm thay đổi thấp so hơn với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.

Nguồn: Dữ liệu Hình 4.3: Tỷ lệ địn bẩy sổ sách trung bình trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp có quy mơ vừa từ năm 2010 đến năm 2013 được nhóm theo tỷ lệ sở hữu cá

nhân.

Từ ba hình 4.2, 4.3 và 4.4 đã chỉ ra một vài chứng cứ quan trọng cho rằng sở hữu cá nhân đóng một vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh tỷ số đòn bẩy của doanh nghiệp trong khoản thời gian cắt giảm thuế thu nhập cá nhân xảy ra.

Theo các đồ thị trên, nhìn chung tơi thấy địn bẩy của doanh nghiệp không giảm sau khi cắt giảm thuế thu nhập cá nhân được thông qua đối với hầu hết các doanh nghiệp khác nhau.

Nguồn: Dữ liệu Hình 4.4: Tỷ lệ địn bẩy sổ sách trung bình trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp có quy mơ lớn từ năm 2010 đến năm 2013 nhóm theo tỷ lệ sở hữu cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế thu nhập cá nhân lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm từ cắt giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2011 ở việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)