Chương II Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của TP Long Xuyên
2.1. Đặc điểm về tình hình kinh tế, xã hội thành phố Long Xuyên
Thành phố Long Xuyên là thành phố trung tâm của tỉnh An Giang, là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh được thành lập năm 1999, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, cách biên giới Campuchia 45 km đường chim bay. Phía Tây Bắc giáp huyện Châu Thành là 12.446km, phía Đơng Bắc giáp huyện Chợ Mới là 18.128km, phía Đơng Nam giáp huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) là 1.315km, phía Nam giáp quận Thốt Nốt (Thành phố Cần Thơ) là 9.096km, phía Tây giáp huyện Thoại Sơn là 10.054km; diện tích tự nhiên là 115,34km2, có địa hình đồng bằng phù sa, độ dốc từ 0,5cm/km đến 1cm/km, có độ cao khá thấp dưới 1m50. Với 73% diện tích là đất phù sa màu mỡ từ 2 nhánh sơng Chi phí và sơng hậu, rất thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp; diện tích mặt nước ngọt lớn, có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản.
Về khí hậu, thủy văn: thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khơ; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130mm; kèm theo độ ẩm cao từ 82,2 - 85,7%. Mùa nước lũ hàng năm ngập từ 1 - 2,5m. Khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Về nguồn nước: Sử dụng nguồn nước ngọt của hệ thống sông Mê Kông theo 2 con sông Tiền và sông Hậu, lưu lượng trung bình của hệ thống sông 13.800 m3/s, mùa lũ 24.000 m3/s. Hệ thống kênh rạch và sông đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt toàn bộ vùng. Hằng năm trên địa bàn thành phố có trên 30% diện tích tự nhiên ngập lũ với mức nước phổ biến 1 – 2,5m, thời gian ngập lũ từ 2 – 3 tháng. Với đặc điểm này, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cần phải hết sức chú trọng về công nghệ bơm tưới và sử dụng các giống cây con có thời gian thu hoạch phù hợp, tránh lũ lụt thì mới đạt hiệu quả cao.
Thành phố Long Xuyên có dân số trên 280.635 người, mật độ dân số 2.433 người/km2, tỉ lệ tăng tự nhiên 1,00%, trong đó thành thị chiếm 87,9%; gồm 11 phường và 02 xã với 96 khóm, ấp; tỉ lệ hộ nghèo cịn khá cao 1.543 chiếm 1,99% và hộ cận nghèo 2.782 chiếm 4,13% dân số. Có 17 dân tộc cùng chung sống trong cộng đồng dân tộc Việt Nam sống tại thành phố Long Xuyên, trong đó người Kinh chiếm 99%, người Hoa chiếm 0,73%, người Khmer chiếm 0,2%, các dân tộc khác chiếm 0,07%
dân số. Có 13 tơn giáo cùng sinh hoạt trên địa bàn, đông nhất là Phật giáo chiếm 53,41%, Phật giáo hòa hảo 26,28%, Cơng giáo 3,52%, Cao đài 2,39%, cịn lại các tôn giáo khác chiếm 14,4%.
Về lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, hệ thống trường, lớp ngày càng tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Trên địa bàn Thành phố có 48 trường hệ phổ thông; 01 trường Đại học, 01 trường Cao đẳng, 01 trường Trung cấp nghề, 01 trường Trung học y tế, 01 trường Trung học chuyên nghiệp và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Với hệ thống trường lớp nêu trên nên có thể nói mặt bằng dân trí của thành phố phát triển theo kịp mặt bằng chung của khu vực, là nơi đào tạo, cung cấp đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao phục vụ công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh nhà.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp không chỉ nâng cao thu nhập cho nông dân mà cịn thực hiện xố đói giảm nghèo ở nơng thơn, trong đó việc nâng cao trình độ dân trí, thay đổi thói quen trong sản xuất là yêu cầu cấp bách và địi hỏi phải có thời gian để tiến tới cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Các thành phần kinh tế của thành phố Long Xuyên phát triển theo định hướng là dịch vụ, cơng nghiệp và xây dựng; bình qn mức tăng trưởng kinh tế hàng năm là 11%. Cơ cấu kinh tế đảm bảo chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố; tính đến tháng 12 năm 2013 tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 75,34%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 22,76% và sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng 1,90%. GDP bình qn đầu người năm 2013 đạt 71 triệu đồng/người.
2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp ở thành phố Long Xuyên
Mục tiêu phát triển nông nghiệp của thành phố Long Xuyên đến năm 2015 và những năm tiếp theo được khẳng định tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X nhiệm kỳ 2010 – 2015 là: Về phát triển nông nghiệp là phải phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội đề ra, trong đó tốc độ tăng trưởng giữ
vững ở mức 1%, chiếm 2% cơ cấu kinh tế chung, với định hướng: đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, để nâng thu nhập cho nơng dân; nhà nước giữ vai trị hỗ trợ thơng qua Chương trình Khuyến nông, tạo môi trường thuận lợi để nông dân an tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh; gắn kết chặt chẽ 4 nhà từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đối với nông dân: Là
chủ thể của quá trình sản xuất nông nghiệp, cũng như trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, phải được động viên giáo dục, nâng cao nhận thức, thông suốt chủ trương, kế hoạch do Cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra, để từ đó, hăng hái tham gia vừa lo cho kinh tế gia đình có cuộc sống ổn định khá lên, vừa đóng góp cho xã hội phát triển. Về xây dựng nơng thơn: Đẩy mạnh thực hiện theo lộ trình xây dựng nông thôn mới đã đề ra, phấn đấu đến năm 2015 thực hiện đạt cơ bản các tiêu chí và chỉ tiêu do Trung ương và Tỉnh ban hành.
Thành phố Long Xuyên có 13 phường, xã nhưng chỉ có 9 phường, xã là có đất nơng nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên tính đến ngày 31/12/2013 là 11.534,39ha với 03 loại đất: đất nông nghiệp là 7.486,54ha (chiếm tỷ lệ 64,90%); diện tích đất phi nơng nghiệp là 4.029,85ha (chiếm tỷ lệ 34,94%) và đất chưa sử dụng 18,00ha (chiếm tỷ lệ 0,156%). Trong những năm qua, diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn thành phố có xu hướng giảm (như năm 2010 là 7.525,15ha, năm 2011 là 7.514,00ha, năm 2012 là 7.499,84ha, năm 2013 là 7.486,54ha) đứng đầu là diện tích đất trồng lúa; diện tích đất nơng nghiệp ngày bị càng thu hẹp, trong khi đó đất ở, đất có mục đích trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp và có mục đích cơng cộng tăng lên. Diện tích đất nơng nghiệp nhất là đất trồng lúa bị giảm do q trình đơ thị hóa chuyển qua đất phi nơng nghiệp mặc dù có sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước. Do đó, các năm qua để thực hiện tốt chủ trương quy hoạch, bảo vệ đất lúa và đảm bảo lợi ích cho người trồng lúa, Thành phố đã nghiêm chỉnh thực hiện, thông qua việc lập quy hoạch sử dụng đất cho thời kỳ 2011- 2020, theo hướng giữ vững diện tích lúa hiện có, nếu có yêu cầu chuyển sang đất chuyên dùng khác phải được UBND Tỉnh cho phép. Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ địa phương giữ vững diện tích sản xuất lúa, trong năm 2013 Thành phố đã dự
tốn trên diện tích đất chuyên trồng lúa nước là: 5.734,48 ha, với mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm kinh phí là: 2,867 tỷ đồng theo hướng dẫn của Thông tư 205/2012/TT-BTC ngày 23/11/2012 của Bộ Tài chính.
Về đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển, từ năm 2009 đến 2014, Thành phố đã tập trung đầu tư cho 09 phường, xã có nơng nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như: Giao thơng, điện, trường học, trụ sở làm việc của khóm, ấp, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ,… tổng số là 221 cơng trình với số chi phí 237 tỷ đồng (trong đó vốn Tỉnh là 5,18, vốn Thành phố 216,3, vốn nhân dân đóng góp là 10,2, vốn sự nghiệp là 2,634, vốn khác là 3 tỷ). Trên địa bàn Thành phố có 2 xã là Mỹ Hịa Hưng và Mỹ Khánh được phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới, hiện nay đang triển khai thực hiện.
Biểu đồ 2.1: Thể hiện năng suất sản xuất lúa
Về năng suất lúa, qua hình 2.2 cho thấy năng suất từ năm 2009 đến năm 2011 đều tăng nhẹ, tuy nhiên đến năm 2012 và 2013 thì năng suất giảm xuống. Năng suất bình quân đạt 6,5 tấn/ha, sản lượng thu hoạch ổn định hàng năm trên 72.000 tấn lúa. Do đó, với xu hướng diện tích đất nơng nghiệp ngày càng giảm, năng suất sản xuất khơng tăng, địi hỏi các cấp chính quyền cũng như người nơng dân phải nâng cao chất lượng, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh để từ đó góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân.
Kết luận chương 2
Chương này tác giả trình bày tổng quan về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của thành phố Long Xuyên. Đồng thời trình bày những đặc điểm và tình hình phát triển về nơng nghiệp. Qua đó cho thấy những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và ứng dụng công nghệ mới vào nông nghiệp như về khí hậu, nguồn nước, về lực lượng lao động, về trình độ dân trí. Tuy nhiên, cịn hạn chế như diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, năng suất lúa khơng có xu hướng tăng lên, thu nhập bình quân đầu người vẫn chưa cao. Do đó, trong thời gian tới cần tìm các giải pháp tăng thu nhập cho hộ nông dân.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Xây dựng bảng câu hỏi
Điều tra thử (5 hộ)
Hoàn thiện bảng câu hỏi
Thu thập dữ liệu (n=150)
Mã hoá, làm sạch dữ liệu
Phân tích dữ liệu
(Thống kê mơ tả, kiểm định và phân tích hồi quy)
Trước tiên, tác giả xác định vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. Sau đó dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đã có, đặc điểm của địa phương và trao đổi về chuyên môn với các cán bộ phụ trách, xây dựng mơ hình nghiên cứu cho đề tài. Tiếp theo lập bảng câu hỏi và tiến hành điều tra thử. Sau đó hồn thiện bảng câu hỏi và tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu. Mẫu điều tra sau khi thu về sẽ được kiểm tra, mã hố trên máy tính. Tiếp theo, tác giả tiến hành phân tích thống kê và phân tích hồi quy để đánh giá tác động của việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ mới và của các nhân tố đến thu nhập của hộ nơng dân. Từ đó, gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ mới và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn thành phố Long Xuyên.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Tác động của việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ mới đến thu nhập của hộ nông dân tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang” thực hiện thông qua hai giai đoạn:
3.2.1. Sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu.
3.2.2. Sử dụng kiểm định thống kê dùng trong phân tích sự khác biệt giữa hai
tham số trung bình để giúp tác giả có thể khẳng định sự khác biệt về giá trị trung bình của các nhóm đối tượng độc lập nhau có ý nghĩa hay khơng. Theo đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng các kiểm định như sau:
Một là, sử dụng kiểm định Chi bình phương để kiểm định khi hai yếu tố
nghiên cứu đều là biến định tính. Kết quả kiểm định chi bình phương cho biết có hay khơng có mối liên hệ giữa hai biến trong tổng thể. Khi áp dụng kiểm định Chi bình phương trong SPSS, nếu significance (Sig.) của Chi bình phương nhỏ hơn hoặc bằng 0,05, hai biến có mối liên hệ với độ tin cậy 95% trở lên.
Hai là, sử dụng kiểm định T đối với mẫu độc lập (T-Test for independent
kiểm định T cho biết giá trị trung bình của một yếu tố thuộc vào hai nhóm độc lập có thật sự khác nhau khơng. Phân tích kiểm định như sau:
Trường hợp 1: Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene lớn hơn 0,05, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần phương sai tổng thể đồng nhất (Equal variances assumed). Khi Sig. ≤ 0,05, kết luận giá trị trung bình của một yếu tố thuộc vào hai nhóm độc lập thật sự khác nhau.
Trường hợp 2: Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene nhỏ hơn hoặc bằng 0,05, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần phương sai tổng thể không đồng nhất (Equal variances not assumed). Khi Sig. ≤ 0,05, kết luận giá trị trung bình của một yếu tố thuộc vào hai nhóm độc lập thật sự khác nhau.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các kiểm định thống kê để kiểm định về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế giữa nhóm nơng dân ứng dụng cơng nghệ mới với nhóm nơng dân khơng ứng dụng cơng nghệ mới.
Đối với kiểm định về hiệu quả kỹ thuật của chương trình “Một phải năm giảm”, tiến hành kiểm định mối liên hệ giữa ứng dụng công nghệ mới với việc sử dụng giống xác nhận, số lượng giống sử dụng, số lượng phân bón sử dụng, hình thức thu hoạch, số lần phu thuốc BVTV, số lần bơm nước.
Đối với kiểm định về hiệu quả kinh tế của chương trình “Một phải năm giảm”, tiến hành kiểm định mối liên hệ giữa ứng dụng cơng nghệ mới với chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí bơm nước, chi phí thu hoạch, chi phí cơng lao động, năng suất, doanh thu, thu nhập, giá thành sản xuất….
3.2.3. Sử dụng mơ hình Hồi quy tuyến tính với dữ liệu chéo để đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn thành phố Long Xuyên.
3.2.3.1. Khung phân tích:
Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, khung phân tích bao gồm 09 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nơng dân
Hình 3.2: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
3.2.2.2. Mơ hình lượng hóa
Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân được thể hiện qua hàm hồi quy tuyến tính sau:
Y = f(Xi)
Hàm ước lượng mức độ tương quan giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5+ b6X6 + b7X7 + b8X8 + b9X9 + u Trong đó: Y: là biến phụ thuộc; X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9,là các biến độc lập; u là phần dư. Việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ mới Diện tích đất nơng nghiệp của hộ Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ Vay vốn Kiến thức nông nghiệp
của chủ hộ Thu nhập của hộ nơng dân Trình độ học vấn của chủ hộ Giới tính của chủ hộ Tỷ lệ phụ thuộc
Tham gia tập huấn chương trình
3.2.2.3. Đo lường các biến và giả thuyết nghiên cứu:
Biến phụ thuộc:
Y là thu nhập bình quân/hộ (triệu đồng) (THUNHAP). Thu nhập của hộ nông dân trồng lúa được tính bằng cách lấy thu nhập bán lúa trừ đi tổng chi phí (giống, phân, thuốc BVTV,...).
Biến độc lập:
X1 là việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ mới của hộ nông dân (UDNNCNM): biến giả, nhận giá trị là 1 nếu hộ có ứng dụng chương trình “Một phải năm giảm”, nhận giá trị là 0 nếu hộ khơng có ứng dụng chương trình “Một