Trên lộ trình cải cách tài chính theo chuẩn quốc tế, Việt Nam trong khoảng chục năm trở lại đã nhiều đổi mới, theo hướng tiếp cận thông lệ chung. Tuy nhiên, các ngân hàng Việt vẫn còn cách xa so với chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt trong những năm 2008 - 2009, khủng hoảng tài chính buộc thế giới phải cải cách một lần nữa thì Việt Nam lại càng tụt xa.
Báo cáo cho thấy một số nước như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… đang tiếp cận một cách tích cực chuẩn Basel III. Họ đáp ứng được khoảng 12 trong số 14 tiêu chí về vốn và thanh khoản. Trong khi đó, Việt Nam và một số nước khác như Lào, Campuchia… vẫn ở vị trí khởi đầu. Vì thế, ta phải đẩy nhanh tiến trình hơn nữa. Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải đẩy nhanh cải cách tài chính nhanh hơn. Khơng chỉ là tiếp cận với các thông lệ quốc tế mà cịn phải góp phần khắc phục những điểm yếu nội tại.
Tuy nhiên, cũng cần thấy là Việt Nam có thể tiếp cận những chuẩn mực này theo tiêu chí của riêng mình, chứ khơng nhất thiết phải đi theo trình tự Basel I, II rồi III. Hầu hết các ngân hàng có quy mơ nhỏ thường chọn phương pháp đơn giản trong vận dụng Basel (phương pháp chuẩn, phương pháp cơ bản trong đánh giá rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro vận hành)
Hiện nay, Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc vận dụng Basel như: thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho q trình phân tích, đánh giá rủi ro; các văn bản hướng dẫn; chi phí thực hiện,… Chính vì vậy, Việt Nam khơng thể áp dụng các chuẩn mực của Basel ngay được mà phải có lộ trình từng bước thực hiện tiếp cận Basel, hoàn thiện bộ máy ngân hàng vận dụng.
Bước đầu vận dụng Basel có thể thực hiện thí điểm ở các ngân hàng có quy mơ lớn, vì những ngân hàng này mới có thể đủ nguồn vốn, nhân lực để đáp ứng, sau đó truyền lại kinh nghiệm cho các ngân hàng cịn lại.