rủi ro hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
3.3.1 Về phía hỗ trợ của nhà nƣớc.
3.3.1.1 Nâng cao trách nhiệm, chất lượng trong công tác kiểm tra giám sát. sát.
Ngân hàng nhà nước bên cạnh việc ban hành các quy định, hướng dẫn để điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng mà cịn có vai trị rất quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện của các ngân hàng thương mại, có các biện pháp xử phạt nếu phát hiện ra sai sót của các ngân hàng. Chính vì điều đó, ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm soát và giám sát hoạt động ngân hàng.
Hoàn thiện bộ máy thanh tra của ngân hàng nhà nước từ trung ương đến cơ sở, quy tắc thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở ứng dụng nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước về trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức…, ứng dụng cơng nghệ hiện đại trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
3.3.1.2 Xây dưng và ngày càng hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật.
Để có thể ứng dụng thành cơng các chuẩn mực của Basel trong quản trị rủi ro ngân hàng thì vai trị, trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước trong việc ban hành các quy định, hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện là vấn đề quan trọng nhất. Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam ra đời từ năm 1997 nên chưa cập nhật các quy định mới của Basel, tuy nhiên, hiện tại ngân hàng nhà nước cũng đã có các quy định liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn như quyết định 457/2005 và các quyết định sửa đổi bổ sung, thông tư 13 và các thông tư sửa đổi, bổ sung; nghị định 141/2006/NĐ- CP quy định về mức vốn tối thiểu; quy định về trích lập dự phòng như quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày
25/04/2007 và một số quy định khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, các quy định này rải rác trong nhiều văn bản, chính vì vậy ngân hàng nhà nước nên nghiên cứu và tập hợp lại đầy đủ, chi tiết các quy định, tiêu chí hoạt động của ngân hàng thương mại trong một bộ luật về điều chỉnh hoạt động của tổ chức tín dụng
Cải cách, hồn thiện hệ thống kế tốn ngân hàng, các tiêu chí, phương pháp tính tốn trong trong quản trị rủi ro như phân loại nợ, trích lập dự phịng, tỷ lệ vốn an toàn, các quy trình, phương pháp kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ…tiến tới chuẩn quốc tế nội bộ của ngân hàng
Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Ủy ban Basel trên cơ sở thực hiện các chuẩn mực thích hợp, các văn bản quy định về việc xếp hạng tín nhiệm tín dụng, điều kiện để xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ.
Xây dựng và ban hành định hướng thực hiện hiệp ước Basel trong định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng, quy định rõ điều kiện và lộ trình áp dụng.
3.3.1.3 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tín dụng của khách hàng.
Ngân hàng nhà nước cần thực hiện các đề án nhằm nâng cấp Trung tâm tín
dụng (CIC), giúp CIC xây dựng kho dữ liệu tập trung về các thơng tin tín dụng của các tổ chức tín dụng và cá nhân trên tồn quốc, phát triển các sản phẩm và dịch vụ để tăng cường, hỗ trợ quản lý rủi ro cho ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, xây dựng hệ thống hạ tầng cơng nghệ thông tin bền vững cũng như cũng cố năng lực nhân sự cho CIC. Ngân hàng nhà nước cần xây dựng để CIC ngày càng phát triển nhanh và trở thành một cơ quan đăng ký thơng tin tín dụng hàng đầu trong khu vực với trình độ nghiệp vụ cao, hiệu quả dựa trên các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng nhu cầu của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng.
3.3.1.4 Quy định chặt và xử lý nghiêm các vấn đề về minh bạch thông tin.
Việc công khai, minh bạch hóa thơng tin về hoạt động của ngân hàng là vô cùng cần thiết cho sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, cơ
quan nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung thêm các quy định để các ngân hàng thương mại thực thi nghiêm việc minh bạch hóa thơng tin. Các thơng tin trên các báo cáo của ngân hàng phải chi tiết, trùng khớp và liên tục với nhau giữa báo cáo được kiểm toán và chưa kiểm tốn, giữa các báo cáo q, năm, giữa bên ngồi và nội bộ, tránh việc cung cấp thông tin một cách ngẫu nhiên, tùy tiện, ngồi các thơng tin về tài chính cịn phải cung cấp các thơng tin về tình hình hoạt động, quản lý, những giải trình cũng như các phân tích của ban điều hành. Các thơng tin này có thể kiểm chứng được dễ dàng khi có yêu cầu. Ngân hàng nhà nước có thể quy định mức xử phạt nếu phát hiện ra việc cung cấp thông tin sai lệch đối với ngân hàng thương mại hay cơng ty kiểm tốn
Kết quả xếp loại tín dụng các tổ chức ngân hàng cũng phải được công bố trên các phương tiện truyền thông và nên do tổ chức quốc tế độc lập thực hiện để khuyến khích các ngân hàng thương mại quản trị tốt hơn, kiểm soát rủi ro nội bộ nghiêm túc hơn và người dân, nhà đầu tư cũng nhìn thấy được đâu là ngân hàng mạnh, có uy tin, bền vững, đâu là ngân hàng yếu, không minh bạch, rủi ro cao.
Các báo cáo có thể thực hiện bằng tiếng Anh và tiếng Việt để thu hút các nhà đầu tư nước ngồi.
3.3.2 Về phía ngân hàng thƣơng mại.
3.3.2.1 Cải tiến quy trình quản trị rủi ro.
Cần chú trọng khâu sàn lọc khách hàng trước khi ra quyết định cấp tín dụng chứ khơng để đến khi xảy ra rủi ro rồi mới l;o xử lý hậu quả, có nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro trong đó sử dụng bảng xếp hạng tín dụng là phổ biến.
Các ngân hàng thương mại nên thành lập Ban quản lý rủi ro, các thành viên của ban quản lý rủi ro là các nhà chuyên môn phụ trách cho từng loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành. Bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh, để tránh tình trạng các chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh. Nâng cao chất lượng và thường xuyên cập nhật, áp dụng các công cụ đo lường mới.
Thực hiện báo cáo rủi ro định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu, bản báo cáo phải kịp thời, đúng với thực tế, tùy theo yêu cầu mà có bản báo cáo phù hợp, báo cáo chi tiết từng rủi ro hoặc báo cáo tổng hợp. Bản báo cáo nên bao gồm các biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu tổng hợp.
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để phát hiện ra những sai sót hay tìm kiếm những tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn để đưa ra các biện pháp chấn chỉnh.
3.3.2.2 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ngân hàng nhà nước phối hợp với ngân hàng thương mại, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm đến từ ngân hàng BIS và các đơn vị có liên quan tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm sốt rủi ro tín dụng cho cán bộ nhân viên ngân hàng
Ngân hàng thương mại xây dựng chiến lược trung dài hạn cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngân hàng trong việc cập nhật, đón đầu xu hướng cơng nghệ, xu hướng phát triển của ngân hàng thương mại trong thời gian tới.
Tổ chức các cuộc thi nhân viên giỏi, áp dụng các chế độ đãi ngộ đối với các nhân viên giỏi, nhân viên đưa ra các sáng kiến hữu ích trong việc giúp ngân hàng phát triển. Bên cạnh việc nâng cao trình độ cần chú ý đến việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ ngân hàng.
3.3.2.3 Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin. tin.
Hệ thống công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong công tác quản trị rủi ro. Để quản trị rủi ro hiệu quả cần có các dữ liệu, thơng tin phục vụ rủi ro, các cơng cụ phân tích, lập báo cáo, kho dữ liệu về quản trị rủi ro. Chính vì vậy, đầu tư cơng nghệ được đặc biệt quan tâm, cần hồn thiện hệ thống thơng tin quản lý, tăng cường hệ thống an tồn, bảo mật thơng tin, dữ liệu và an ninh mạng.
Để có thể ứng dụng Basel vào hệ thống quản trị rủi ro, các ngân hàng thương mại phải tốn một khoản kinh phí rất lớn, tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại sẽ giúp ngân hàng thương mại quản trị rủi ro tốt hơn, tránh rủi ro, tổn thất lớn. Việc đầu tư không nhất thiết phải thực hiện một lần cho toàn bộ chi phí mà có thể thực hiện từng bước chính vì vậy các ngân hàng thương mại nên dựa vào khả năng của mình để cân nhắc về lộ trình để ứng dụng Basel vào hệ thống quản trị rủi ro, chẳng hạn như trước hết đầu tư chi phí để xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sau đó mới bắt đầu ứng dụng các phương pháp phức tạp hơn.
3.3.2.5 Tăng cường sức mạnh tài chính cho các ngân hàng thương mại
Trước hết cần thực hiện tăng vốn tự có của ngân hàng, có thể bằng lợi nhuận giữ lại hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu dài hạn nhằm tăng cường năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh cũng như đáp ứng nhu cầu vốn theo quy định của Basel, tuy nhiên với lượng vốn tăng lên này, ngân hàng phải đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả, tránh tình trạng cho vay tràn lan làm tăng nợ xấu. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của các nhà lãnh đạo ngân hàng, ngân hàng nhà nước cần can thiệp, xử lý đối với các ngân hàng yếu kém, kinh doanh không hiệu quả.
3.3.2.6 Xây dựng và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại ngân hàng thương mại
Xếp hạng tín dụng nội bộ có vai trị rất quan trọng trong công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại: giúp các ngân hàng có thể quản trị rủi ro tốt hơn, tránh và phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề. Chính vì vậy việc xây dựng và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần được các ngân hàng đặc biệt quan tâm, để thực hiện được điều đó, các ngân hàng thương mại cần giải quyết các vấn đề sau:
- Hồn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng: xếp hạng phải dựa trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp để tính tốn các thước đo rủi ro cho các đối tượng này và có thể có các điều chỉnh cần thiết dựa trên các ý kiến của chuyên gia.
- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ.
- Đảm bảo nhân sự cho xếp hạng tín dụng: nhân sự khơng chỉ đủ mà cần phải chuyên sâu nghiệp vụ, am hiểu tốn kinh tế để ứng dụng các mơ hình kinh tế lượng trong phân tích, quản lý rủi ro,..
- Hướng đến chuẩn mực quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế: vấn đề này cần sự hỗ trợ của ngân hàng nhà nước rất lớn trong cơng tác hồn thiện khung pháp lý để các ngân hàng thương mại có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ hướng theo thông lệ quốc tế và đảm bảo các ngân hàng phải tuân thủ.
3.3.2.7 Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống, nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, bảo đảm hệ thống hoạt động an tồn, thơng suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin cậy và hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro. Tùy tình hình cụ thể, chiến lược phát triển ở mỗi ngân hàng mà lựa chọn phương thức tái cơ cấu. Bên cạnh việc thực hiện mua bán, sáp nhập, giải thể cần thực hiện lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tăng cường minh bạch, giám sát, xử lý vấn đề sở hữu chéo, mặc dù sở hữu chéo có ưu điểm là làm tạo ra nguồn tài chính dồi dào, giảm nguy cơ thâu tóm, thù địch lẫn nhau nhưng bên cạnh đó lại dễ bị lạm dụng để các cổ đơng chi phối, cấp vốn theo mục đích riêng của mình, hay khi có sự cố xảy ra sẽ bị ảnh hưởng dây chuyền cho toàn hệ thống. Để giải quyết vấn đề sở hữu chéo, cần thực hiện các vấn đề sau: thứ nhất, tăng cường công tác thanh tra giám sát, rà soát, chấn chỉnh các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về vấn đề sở hữu chéo của các tổ chức tín dụng, có lộ trình giảm sở hữu vốn lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng. Thứ hai, xác định nguồn tài chính của các cổ đơng tham gia góp vốn là hợp pháp và phản ánh đúng thực chất năng lực tài chính của họ. Thứ ba, cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban chứng khoán để theo dõi việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần trên thị trường chứng khốn.
Trong lộ trình xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngân hàng nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém và phát triển hệ thống ngân hàng hoạt động an tồn, lành mạnh thì
vấn đề sáp nhập, hợp nhất ngân hàng là xu hướng tất yếu khách quan hiện nay để nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế còn chưa phục hồi sau khủng hoảng, thị trường chứng khoán ảm đạm, giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng đang dưới mệnh giá thì việc tăng vốn để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là các ngân hàng hoạt động yếu kém. Trên thực tế, việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng đem lại giá trị gia tăng lớn hơn so với khi các ngân hàng đứng riêng rẽ nhờ đạt được lợi ích kinh tế theo quy mơ lớn hơn, tăng uy tín, thương hiệu, giảm chi phí, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, phát triển cơ sở khách hàng, mạng lưới phân phối…Việc sáp nhập không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh hay giữa các ngân hàng yếu với nhau mà giữa các ngân hàng mạnh cũng cần có sự liên kết, sáp nhập, hợp nhất để tạo ra những ngân hàng lớn mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Kết luận chương 3
Ngành ngân hàng Việt Nam muốn gia nhập vào thị trường thế giới thì việc áp dụng các chuẩn mực Basel trong quản trị rủi ro là điều tất yếu, nhưng với những khó khăn hiện nay chúng ta đang gặp phải thì khơng thể dễ dàng vận dụng tồn bộ các nguyên tắc, chuẩn mực của Basel ngay được mà cần phải vận dụng từng bước và có lộ trình cụ thể.
Vì vậy, yêu cầu được đặt ra cho các ngân hàng thương mại, cơ quan giám sát nhà nước là hồn thiện và phát triển hệ thống cơng nghệ thơng tin, hệ thống pháp luật, cơ sở dữ liệu, nâng cao công tác thanh tra, giám sát ngân hàng và minh bạch hóa thơng tin. Các ngân hàng thương mại cần chủ động nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh của mình cũng như chủ động trong quá trình nghiên cứu và vận dụng Basel trong quản trị rủi ro.
Kết luận
Hiệp ước Basel đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản trị rủi ro. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định bắt