Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc ứng dụng Basel của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 57)

hàng thƣơng mại Việt Nam.

2.3.1 Nội dung Hiệp ước Basel phức tạp.

Một trong các trở ngại cho việc áp dụng Basel là sự khác biệt về ngôn ngữ, mặc dù, Việt Nam đã hội nhập quốc tế, trình độ ngoại ngữ đã được nâng lên vượt bậc nhưng khơng phải ai cũng có thể dễ dàng trong việc nghiên cứu, hiểu để có thể vận dụng một cách dễ dàng được đối với một văn bản bằng tiếng anh dài 400-500 trang giấy

2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.

 Nguồn vốn:

Yêu cầu về vốn là một trong những khó khăn mà các ngân hàng Việt Nam gặp phải khi vận dụng Basel, yêu cầu vốn nhằm giảm thiểu đến mức tối đa khả năng xảy ra vỡ nợ của ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ vốn tối thiểu trong Basel I, II, III đều là 8% nhưng trên thực tế qua mỗi phiên bản Basel thì mức vốn địi hỏi cao hơn.

 Chi phí thực hiện

Việc áp dụng các chuẩn mực Basel vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại địi hỏi chi phí khá cao. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, thì việc áp dụng Basel rất tốn kém, các ngân hàng phải chịu khoản chi phí cố định lien quan đến việc nâng cấp ngân hàng, theo ước

tính các ngân hàng thương mại cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu đô la Mỹ, ngân hàng thương mại cỡ lớn thì khoảng 200 triệu đơ la Mỹ cho chi phí vận hành hệ thống Basel

 Thông tin chưa đầy đủ

Một ngân hàng muốn áp dụng các chuẩn mực Basel thì các thơng tin trên thị trường chứng khoán, thị trường vốn là rất quan trọng. Mặc dù, Việt Nam đã có các văn bản quy định về việc công khai, minh bạch thông tin, cụ thể như: quyết định 1407/2004/QĐ-NHNN, công văn 450/UBCK-PTTT, thông tu 80/2007/TT-BTC nhưng trên thực tế, tình trạng cung cấp thông tin của các tổ chức tính dụng thiếu tính chuyên nghiệp, nội dung báo cáo tháng, quý, năm khá sơ sài, khó kiểm chứng và có thể khác so với báo cáo kiểm tốn sau đó.

2.3.3 Những nguyên nhân thuộc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Nam

2.3.3.1 Chưa có văn bản hướng dẫn việc thực hiện Basel.

Hiện nay, Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện các phương pháp tính, chuẩn mực được quy định trong Basel. Chẳng hạn như đối với từng loại rủi ro, chúng ta sẽ chọn cách tính nào.cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Mặc dù trong năm 2012 vừa qua, ngân hàng nhà nước đã tài trợ cho các khóa đào tạo giới thiệu ý nghĩa của Basel II cho các ngân hàng Việt Nam nhưng lại chưa đưa ra hướng dẫn về việc khi nào quy định mới sẽ ban hành, các ngân hàng cũng chưa sẵn sàng để cam kết lộ trình triển khai.

2.3.3.2 Chưa xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu.

Điều kiện để có thể vận dụng các phương pháp tính của Basel vào quản trị rủi ro là cần phải duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng vay của mình theo đặc điểm, xếp hạng, mức độ tín nhiệm…. Để thực được yêu cầu này là không dễ dàng với hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một khó khăn chung cho các ngân hàng thương mại cũng như ngân hàng nhà nước trong việc vận dụng hiệp ước Basel vào công tác quản trị rủi ro là sự thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao. Để có thể hiểu và vận dụng được Basel địi hỏi nhân viên phụ trách, người giám sát, chuyên gia phải có tầm hiểu biết nhất định, gỏi ngoại ngữ, kiến thức tốn học, quản trị học, có khả năng phân tích, dự báo tốt.

Hiện nay, số lượng ngân hàng rất nhiều nên số lượng các chuyên gia giỏi chưa đáp ứng đủ, ngân hàng cũng dùng các chính sách ưu đãi nhằm giữ chân các chuyên gia giỏi, công tác đào tạo cũng được chú trọng, tuy nhiên, chi phí đào tạo với các chuyên gia nước ngồi trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng thường rất cao nên phần lớn các khóa đào tạo là đào tạo nội bộ. Những chuyên gia giỏi trong ngân hàng thường nắm những chức vụ cao, họ quản lý, xử lý rất nhiều vấn đề nên cũng khơng có nhiều thời gian để nghiên cứu sâu mà vận dụng vào công việc thực tế.

2.3.3.4 Thiếu tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho từng nhóm đối tượng khách hàng, tuy nhiện, việc xếp hạng này chủ yếu là nhằm mục đích phục vụ cho cơng tác thẩm định, quyết định có cho vay hay khơng của ngân hàng hơn là phục vụ công tác quản trị rủi ro và cũng chỉ có một số các ngân hàng có quy mơ lớn mới chú trọng việc xây dựng hệ thống xếp hạn tín nhiệm nội bộ. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của khách hàng sau khi được ngân hàng đánh giá rất ít được chia sẻ hay phổ biến ra bên ngồi từ đó dẫn đến việc mạnh ngân hàng nào ngân hàng ấy đánh giá, có thể cùng một khách hàng khi đến các ngân hàng khác nhau sẽ có kết quả xếp hạng tín nhiệm khác nhau. Hơn nữa, sự đánh giá này đôi khi lại mang nặng tính chủ quan, dựa vào vào tính, nhiều ngân hàng dựa vào “khẩu vị” của mình để xây dựng tiêu chí xếp hạng tín nhiệm khách hàng. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện thiếu các tổ chức xếp hạng độc lập, chất lượng thông tin của doanh nghiệp cịn hạn chế, thiếu minh bạch, ngồi hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các tổ chức tín dụng cịn có một số cơng ty như: công ty cổ phẩn xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV), Cơng ty TNHH thơng tin

tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (C&R), Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) thuộc ngân hàng nhà nước, cơng ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report)… tuy nhiên, các tổ chức này còn non trẻ, chưa được quốc tế công nhận.

Kết luận chương 2

Thực tế cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa có thể vận dụng Hiệp ước Basel vào hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng, nguyên nhân có thể là do sự chưa ổn định trong luật pháp cũng như hoạt động của ngân hàng, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, sự chưa hồn thiện cơ sở hạ tầng tài chính, hệ thống cơng nghệ thơng tin.

Tuy nhiên,với xu hướng hội nhập tồn cầu, nhu cầu các ngân hàng mở rộng quy mơ hoạt động của mình ra khỏi lãnh thổ quốc gia, thì việc vận dụng Basel trong quản trị rủi ro của mình là điều vơ cùng cần thiết, các ngân hàng phải tự nâng cao khả năng chống đỡ, ứng phó trước nhiều loại rủi ro có thể xảy ra.

Vì vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam muốn phát triển bền vững, cạnh tranh với các ngân hàng bạn thì khơng chỉ cơ quan quản lý nhà nước – ngân hàng nhà nước mà mỗi ngân hàng thương mại phải tự hồn thiện mình, nghiên cứu và vận dụng một cách tốt nhất có thể hiệp ước Basel

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG HIỆP ƢỚC BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)