6. Kết cấu của luận văn
2.1. Tổng quan về Công ty Quản lý bay miền Nam
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý bay miền Nam
Công ty Quản lý bay miền Nam – Chi nhánh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là Tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là cung ứng các dịch vụ để bảo đảm hoạt động bay cho tất cả các tàu bay dân dụng và vận tải quân sự tại các cảng hàng không, sân bay, trong vùng trời thuộc chủ quyền Việt Nam và vùng trời trách nhiệm do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) qui định (Vùng thông báo bay -FIR).
Các dịch vụ công ty cung cấp bao gồm: Điều hành thông báo bay; tư vấn không lưu và báo động (dịch vụ không lưu); thông tin, dẫn đường, giám sát; thông báo tin tức hàng khơng; tin tức khí tượng và thực hiện tìm kiếm cứu nạn.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Cơng ty QLBMN
công ty Quản bay Việt Nam đối với các công ty Quản lý bay khu vực, được thể hiện trong Hình 2.1
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh đạo, các Phịng chức năng của Cơng ty trong công tác quản lý đầu tư
2.1.2.1. Lãnh đạo Công ty
Lãnh đạo công ty là Ban giám đốc gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc được phân công công tác cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của Giám đốc:
Chịu trách nhiệm, chỉ đạo, điều hành toàn diện mọi hoạt động SXKD của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Cơng ty. Ngồi ra trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: cơng tác quản lý an tồn; kế hoạch đầu tư; tài chính; đối nội, đối ngoại; bảo vệ chính trị nội bộ và thi đua khen thưởng.
Nhiệm vụ của Phó Giám đốc phụ trách Khơng lưu:
Giúp Giám đốc chỉ đạo các lĩnh vực: cung cấp dịch vụ không lưu; đào tạo huấn luyện không lưu; nghiệp vụ khơng lưu; phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hàng không; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.
Nhiệm vụ của Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật:
Giúp Giám đốc chỉ đạo các lĩnh vực: kỹ thuật và bảo đảm hoạt động các trang thiết bị kỹ thuậ; an toàn kỹ thuật; kế hoạch, đầu tư trang bị kỹ thuật chuyên ngành; Cơng tác bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật; quản lý chất lượng; nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật công nghệ; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.
2.1.2.2. Các phịng trong Cơng ty
Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động: là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức, cán bộ, công tác lao động, tiền lương, công tác thi đua, khen thưởng và công tác đào tạo, huấn luyện. Chủ trì cơng tác tuyển dụng.
Phòng Kế hoạch - Đầu tư: là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kế hoạch, kinh doanh, đầu tư - xây dựng. Chủ trì trong cơng tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chủ trì tổ chức triển khai công tác đầu tư -xây dựng, sửa chữa lớn, quản lý tài sản…
Phịng Tài chính: là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính, kế tốn, vốn và tài sản của Cơng ty.
Phòng Kỹ thuật: là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật và lĩnh vực môi trường của Công ty.
Phịng Khơng lưu: là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác không lưu, huấn luyện, công tác thiết kế, xây dựng, triển khai các phương thức phục vụ cho công tác chỉ huy điều hành bay “An tốn, điều hịa, hiệu quả”.
Phịng An tồn- An ninh: là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến an toàn, quản lý an tồn; Tham mưu về cơng tác đảm bảo an ninh hang không của đơn vị; Tư vấn và hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Công ty về an tồn, an ninh; triển khai các cơng việc về an toàn và theo dõi thực hiện an tồn của cơng ty; thực hiện cơng tác báo cáo an tồn của đơn vị theo quy định.
2.1.3.Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
Từ năm 2015 đến năm 2017, công ty đã chủ động, tích cực triển khai kế hoạch đảm bảo đạt được các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh chủ yếu đề ra. Đảm bảo điều hành bay an toàn cho 100% chuyến bay trong vùng trách nhiệm. Sản lượng điều hành bay năm 2017 là 463.118 lần chuyến (tăng 2,7% so với kế hoạch giao) chiếm trên 60% sản lượng điều hành bay của tồn Tổng cơng ty, góp phần vào kết quả tổng doanh thu của Tổng cơng ty.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2015-2017
Stt Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Sản lượng điều hành bay (lần chuyến) 428.141 435.819 463.118
2 Dự án đầu tư xây dựng
2.1 Dự án chuyển tiếp
Tổng số dự án 9 13 16 Giá trị (tỷ đồng) 22, 896 53,392 77,475 Giá trị giải ngân trong
năm (tỷ đồng) 12,098 26,297 48,313
2.2 Dự án đăng ký mới
Tổng số dự án 21 28 32
Giá trị (tỷ đồng) 106,149 131,032 253,910
Giá trị giải ngân trong
năm (tỷ đồng) 49,543 38,671 88,964
2.3 Mua sắm nhỏ lẻ (tỷ đồng) 1,177 3,401 4,462 Công tác kế hoạch đầu tư xây dựng trong năm giai đoạn 2015-2017của công ty thực hiện trên được thực hiện trên 90 dự án, trong đó có 34 dự án giá trị trên 1 tỷ đồng (thể hiện trong Phụ lục 2). Định hướng đầu tư theo chiến lược phát triển của Tổng Công ty, đảm bảo phục vụ nhu cầu trước mắt và theo quy hoạch lâu dài, có tầm nhìn xa. Cơng ty đầu tư các cơng trình xây dựng theo hướng sử dụng lâu dài (trên 50 năm). Đối với việc đầu tư trang các trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành, công ty tiếp thu kinh nghiệm của các cơ sở điều hành bay tiên tiến trên thế giới, thực hiện đầu tư dự án đi thẳng vào các công nghệ hiện đại. Điều này cho phép nâng cao khả năng, yêu cầu khai thác, đáp ứng được nhu cầu cung cấp dịch vụ phục vụ mật độ bay ngày càng tăng cao, kéo dài thời gian khai thác, tăng hiệu quả đầu tư.
2.1.4. Mơ hình quản lý dự án của Công ty
Công ty được Tổng công ty ủy quyền trách nhiệm chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển của công ty theo kế hoạch được duyệt hàng năm, chủ yếu là các dự án nhóm C: cơng trình dân dụng (giá trị dưới 45tỷ đồng), cơng trình giao thơng (giá trị dưới 120 tỷ đồng) và một số ít dự án nhóm B (giá trị trên 120 tỷ đồng).
Các dự án của công ty triển khai chủ yếu là các dự án có qui mơ nhỏ, u cầu cho kỹ thuật xây dựng không phức tạp. Các yêu cầu về công nghệ kỹ thuật trang thiết bị phù hợp với chuyên môn của các cán bộ, nhân viên kỹ thuật của cơng ty nên chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý dự án.
Nguồn nhân lực cho quản lý dự án chủ yếu được lấy từ đội ngũ chuyên viên ngành kinh tế, tài chính, luật…trên 40 người và kỹ sư xây dựng (chỉ có 4 người) làm việc tại phịng Kế hoạch và phịng Tài chính. Đồng thời cũng lấy từ đội ngũ cán bộ kỹ thuật của cơng ty, hiện có trên 100 kỹ sư tập chung vào các chuyên ngành điện tử, viễn thơng, máy tính, điện cơng nghiệp…là việc tại phòng Kỹ thuật và Trung tâm đảm bảo kỹ thuật.
Hình 2.2 Mơ hình tổ chức quản lý dự án của công ty QLBMN
Việc quản lý dự án của công ty Quản lý bay miền Nam thực hiện theo mơ hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án (thể hiện trong Hình 2.2) thơng qua các phịng chức năng do Phịng Kế hoạch – Đầu tư chủ trì, thành lập nên các Ban Quản lý dự án hoặc Tổ giúp việc (Tổ thực hiện dự án) quản lý từng dự án. Trưởng các bộ phận này được lấy từ cán bộ của một phịng chức năng nào đó trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (tùy theo tính chất của dự án), các thành viên tùy theo nhu cầu chun mơn
theo hình thức kiêm nhiệm, vừa thực hiện nhiệm vụ chun mơn của mình, vừa tham gia công tác quản lý dự án. Các tổ trưởng dự án chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Phòng Kế hoạch – Đầu tư và các phòng chức năng hỗ trợ về nghiệp vụ cho các tổ trưởng dự án và tham mưu cho Chủ đầu tư trong việc quản lý chung tất cả các dự án và xử lý các tình huống trong quá trình thực hiện.
Mơ hình quản lý dự án này có những ưu điểm sau:
- Linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ, chuyên viên trong chế độ làm việc kiêm nhiệm, vừa làm nhiệm vụ chuyên môn, vừ tham gia quản lý dự án. Không phải thanh đổi về quản lý hành chính với các thành viên tham gia. Sau khi hết nhiệm vụ dự án, họ lại tập chung vào cơng việc chun mơn chính của mình.
- Có thể sử dụng tối đa kiến thức chun mơn, kinh nghiệm của các chuyên gia khi một người có thể tham gia vào nhiều dự án và tăng hiệu quả vốn
Nhược điểm của mơ hình quản lý này:
- Đây là cách tổ chức quản lý dự án khơng mang tính chun nghiệp và khơng theo yêu cầu của khách hàng.
- Các dự án được quản lý bởi các Tổ trưởng (Trưởng ban) và những thành viên kiêm nhiệm là thành phần ở các phịng ban chun mơn nên có xu hướng quan tâm đến việc hồn thành nhiệm vụ chun mơn của chính mình, khơng tận tâm tận lực tập trung nhiều vào việc giải quyết thỏa đáng các vấn đề của dự án. Do đó, dự án khơng nhận được đủ sự ưu tiên cần thiết về nguồn lực, về thời gian và đôi khi bị coi nhẹ.