Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tố ảnh hưởng đến tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Vị trí địa lý

Dương Minh Châu là một huyện vùng sâu, vùng xa nằm ở phía Đơng của tỉnh Tây Ninh, vị trí địa lý được xác định như sau:

- Phía Đơng giáp huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương

- Phía Tây giáp Thành phố Tây Ninh và huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh - Phía Nam giáp huyện Trảng Bàng, huyện Gị Dầu tỉnh Tây Ninh.

- Phía Bắc giáp huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh.

4.1.2 Điều kiện tự nhiên

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 45.312 ha trong đó đất sản xuất nơng nghiệp là 28.469 ha chiếm 62,83% diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là 661 ha chiếm 1,46% diện tích đất tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 308 ha chiếm 0,68% đất tự nhiên.

Nguồn nước mạch của huyện chủ yếu dựa vào hệ thống thủy lợi lòng hồ Dầu Tiếng-Tây Ninh. Đây là một cơng trình thủy lợi lớn của cả nước với diện tích mặt hồ là 240 km2 và trữ lượng nước lên tới 1,5 tỷ m3 nước, là điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác như du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản.

4.1.3 Đặc điểm dân cư

Dân số trung bình năm 2014 của huyện là 105.693 người, trong đó dân số thành thị là 6.192 người chiếm 5,85%, dân số nông thôn là 99.501 người chiếm 94,15%.

Đơn vị hành chính gồm 10 xã, 1 thị trấn, Dương Minh Châu có 3 dân tộc chính là người Kinh, người Xtiêng và người Khơme trong đó người Kinh chiếm 99,49% dân số.

Về tơn giáo có 3 nhóm tơn giáo chính là Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Cao đài.

4.1.4 Kết cấu hạ tầng nông thôn

Mạng lưới điện nông thôn của huyện Dương Minh Châu được tỉnh đầu tư từ chương trình điện khí hóa nơng thơn, đến nay có 100% ấp, khu phố trên địa bàn có điện lưới quốc gia.

Đường giao thơng nơng thơn: 100% xã có đường nhựa đến trụ sở UBND xã, hệ thống đường giao thông nội bộ xã-liên thôn được nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Hệ thống trường học và cấp học được đảm bảo về số lượng và được kiên cố hóa theo đúng chuẩn trường quốc gia.

Hệ thống y tế nơng thơn: có 10/10 xã đã có Trạm y tế được xây dựng kiên cố, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đảm bảo cho việc khám chữa bệnh, các Trạm y tế đều có bác sỹ khám chữa bệnh.

Thực trạng nông thôn mới: hiện nay trên địa bàn huyện có 01 xã Bến Củi đã được cơng nhận là xã đạt chuẩn nơng thơn mới đầu tiên trong tồn tỉnh (đạt 19/19 tiêu chí), các xã cịn lại cũng đang theo lộ trình để hồn thiện các tiêu chí về nơng thơn mới từ nay đến năm 2020.

4.2 Đặc điểm của tín dụng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, khoảng 75% dân số và 90% người nghèo sinh sống ở vùng nông thôn (Jovita M. Corpuz và Ferdinand Paguia, 2008). Nguồn thu nhập của họ phụ thuộc chủ yếu vào nơng nghiệp, do đó bị ảnh hưởng đáng kể bởi thiên tai và dịch bệnh. Điều này chứng tỏ người dân nông thôn rất dễ bị tổn thương khi những cú sốc xảy ra. Một phương pháp để đối phó với những rủi ro cho các cư dân nơng thơn là tiếp cận tín dụng (Aliou Diagne và cộng sự, 2000). Việc cung cấp cho người nghèo các dịch vụ tài chính hiệu quả sẽ giúp họ đối phó với tính dễ tổn thương và do đó có thể giảm nghèo. Tiếp cận tín dụng cho các hộ quy mô nhỏ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nó tạo thành một yếu tố thiết yếu của bất kỳ chiến lược giảm nghèo nào cho

sự phát triển trong tương lai của hệ thống tài chính (Mikkel Barslund và Finn Tarp, 2008). Tuy nhiên, các cá nhân nông thôn bị hạn chế do thị trường tài chính nơng thơn kém phát triển.

Thị trường tín dụng nơng thôn Việt Nam chia thành ba loại, bao gồm: thị trường tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức.

Sơ đồ 4.1: Hệ thống tài chính vi mơ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tín dụng chính thức được cung cấp cho các hộ gia đình ở khu vực nông thôn thông qua hai Ngân hàng nhà nước là Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN&PTNT).

NHCSXH hoàn toàn độc lập với NHNN&PTNT và NHCSXH cũng tách riêng tín dụng ưu đãi từ tín dụng thương mại. Phương thức cho vay chủ yếu thông qua 4 tổ chức quần chúng bao gồm: Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh và Đồn Thanh niên. Một lợi thế quan trọng của việc thành lập NHCSXH là cho phép NHNN&PTNT hoạt động như một ngân hàng thương mại. NHNN&PTNT

Nguồn: Tổng hợp theo DERP, 2012

Các tổ chức NGOs Các hội, đồn thể địa phương

Nhóm tiết kiệm (họ, hụi) Bạn bè, người thân Người cho vay tư nhân

NHNN&PTNN

NHCSXH Quỹ tín dụng nhân dân Các NHTM quốc doanh

Các ngân hàng tư nhân

T ổ c h ức tài c h ín h vi mơ Khu vực chính thức Khu vực bán chính thức Khu vực phi chính thức

(cịn được gọi là Agribank) đã trở thành nguồn tín dụng và tiết kiệm chính ở nơng thơn Việt Nam với 84,6% tổng dư nợ cho vay (6,6 tỷ USD/ 7,8 tỷ USD) (VBARD, 2008). NHNN&PTNT hoạt động trên cơ sở thương mại nên từ khi thành lập NHCSXH thì việc cung cấp tín dụng ưu đãi đã được chuyển sang NHCSXH.

Lĩnh vực tín dụng bán chính thức đóng vai trị ngày càng quan trọng trong việc cung cấp các khoản vay nhỏ cho nhóm người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ sống ở nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa. Khu vực này dựa trên các chương trình tài chính vi mơ, được thực hiện bởi các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội nơng dân. Các tổ chức này có vốn riêng, quản lý tiền tiết kiệm của các thành viên và quỹ được huy động từ các nguồn tài trợ khác. Họ đã cho các đối tượng hưởng lợi vay vốn trực tiếp. “Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay được gọi là "5 Cs" bao gồm: Vốn, tài sản đảm bảo, điều kiện, đặc điểm, khả năng trả nợ, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào đặc điểm của người vay (Jovita M. Corpuz và Ferdinand Paguia, 2008).

Khi so sánh với các khoản vay chính thức, mặc dù giá trị các khoản vay của tín dụng bán chính thức nhỏ hơn nhưng nó được điều chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của người nghèo. Lãi suất của các khoản vay bán chính thức thường là lãi suất thương mại phù hợp (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2010). Bên cạnh đó, người cho vay tín dụng bán chính thức có một số lợi thế ở khu vực nơng thơn như: (i) ít khi yêu cầu tài sản thế chấp cho các khoản vay; (ii) các dịch vụ được cung cấp thường xuyên, nhanh chóng và thuận tiện, (iii) thường xuyên cung cấp những khoản vay và tiết kiệm nhỏ với thời gian trả nợ linh hoạt (hàng tháng hoặc hàng tuần). Do đó, dịch vụ của họ phù hợp với nhu cầu của người nghèo, đặc biệt là phụ nữ (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2010).

Hệ thống tín dụng phi chính thức có vai trị quan trọng nhất trong các nguồn tín dụng nơng thơn. Tín dụng phi chính thức cũng là khu vực đa dạng nhất của thị trường tín dụng nơng thơn về nhà cung cấp, loại hình và quy mơ vốn vay, lãi suất, thời hạn cũng như hình thức trả nợ. Đặc điểm của khoản vay là tín dụng ngắn hạn cho các tình huống khẩn cấp và nhu cầu thiết yếu của hộ gia đình nơng thơn khi

khơng vay được từ các nguồn chính thức. Các nhóm tác nhân chủ yếu của mạng lưới tín dụng phi chính thức cung cấp tín dụng cho hộ gia đình bao gồm: i) người cho vay tư nhân; ii) bạn bè, người thân và hàng xóm, iii) nhóm tiết kiệm và cho vay luân phiên (ROSCAs). Trong đó, đặc điểm các khoản vay của nhóm đầu tiên thường là quy mô nhỏ và ngắn hạn (theo mùa hoặc theo ngày) với lãi suất cao hơn từ 3 đến 20 lần so với các nhóm khác, mức lãi suất từ 3% đến 10%/ tháng, thậm chí 20%/ tháng trong trường hợp khẩn cấp. Ngược lại, các khoản vay từ bạn bè, người thân và hàng xóm thường có lãi suất rất thấp hoặc bằng khơng mà không cần tài sản thế chấp hoặc chứng nhận vay vốn bằng văn bản (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2010). Các khoản vay này chiếm khoảng một phần ba trong năm 2008 và khách hàng chính là các hộ nghèo ở nông thôn (Mikkel Barslund và Finn Tarp, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tố ảnh hưởng đến tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện dương minh châu tỉnh tây ninh (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)