CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu
Từ các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây đã được đề cập ở phần bên trên cho thấy một mối quan hệ phức tạp giữa di cư và phúc lợi trẻ em. Các nghiên cứu trên đã không đưa ra một kết quả thống nhất giữa tác động di cư với phúc lợi trẻ em cụ thể là thông qua giáo dục và lao động của trẻ em của những gia đình có người thân đi di cư. Do đó, việc xác định gia đình có thành viên di cư sẽ tác động tích cực đến phúc lợi của những đứa trẻ ở lại là rất khó khăn. Mỗi bài nghiên cứu sẽ dựa vào một khung phân tích khác nhau để đưa ra những lời giải thích giải quyết vấn đề này.
Bài nghiên cứu này sẽ dựa trên khung lý thuyết của UNICEF nghiên cứu mối quan hệ giữa di cư với phúc lợi của những đứa trẻ ở lại (Children Left Behind) ở Tajikistan thực hiện năm 20111. Nghiên cứu của UNICEF sử dụng một cách tiếp cận đưa quyền trẻ em làm trung tâm nghiên cứu và đánh giá phúc lợi của trẻ ở lại thông qua các yếu tố: y tế, giáo dục, hoạt động kinh tế và tâm lý xã hội. Từ khung lý thuyết của nghiên cứu UNICEF và mục đích nghiên cứu, bài nghiên cứu này sẽ đưa ra một khung lý thuyết đánh giá tác động của di cư lên phúc lợi của trẻ em ở lại thông qua giáo dục và lao động. Khung lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên bản chất của các tác động của di cư đối với trẻ em sẽ ảnh hưởng
1 Khung lý thuyết về tác động của di cư tác động đến những đứa trẻ bị bỏ lại trong gia đình từ tài liệu" Impact of Labour Migration On “Children Left Behind” in Tajikistan,REF. NO. SSA/TADA/2010- 00000579-0, UNICEF, trang 13
đáng kể bởi các loại hình di cư trong ngắn hạn và dài hạn, cũng như của cá nhân, hộ gia đình và đặc điểm của xã hội.
Hình 2.1: Khung lý thuyết về tác động của di cư đến phúc lợi của trẻ em Giả thiết nghiên cứu trong bài nghiên cứu
Mặc dù theo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá tác động của di cư đến phúc lợi của trẻ em là không rõ ràng, nhưng bài viết này dựa vào nghiên cứu của UNICEF về đánh giá tác động của di cư vào phúc lợi trẻ em ở Tajikistan và các nghiên cứu của Binci và Giannelli (2012), Đặng Nguyên Anh và cộng sự (2011), Võ Thị Thu Hoài (2014) trong trường hợp ở Việt Nam để đưa ra giả thiết nghiên cứu ban đầu cho bài nghiên cứu này. Với giả thiết ban đầu rằng: Di cư lao động tác động tích cực đến phúc lợi cảu trẻ em, hay nó cách khác di cư lao động của người thân trong gia đình có ảnh hưởng làm tăng khả năng đi học của trẻ em, và làm giảm nhu cầu về sử dụng lao động trẻ em bao gồm cả lao động bên trong (hoạt động tự sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và phi nơng nghiệp của hộ gia đình) và bên ngồi hộ gia đình (hoạt động đi làm nhận lương ).
Yếu tố trung gian
Tuổi Giới tính Tr ẻ em Kích thước và cấu trúc hộ Trình độ giáo dục Số lượng lao động Thu nhập (chi tiêu)
H ộ gia đ ìn h Di cư Bảo trợ xã hội Lựa chọn sinh kế Các dịch vụ xã hội Xã h ội Giáo dục:
Ghi danh đi học
Lao động:
Bên ngồi gia đình (đi làm nhận lương)
Bên trong gia đình (hoạt động tự sản xuất kinh doanh trong hộ gia đình)