CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN DI CƯ VIỆT NAM
4.1. Di cư lao động quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa hiện nay, việc di chuyển từ quốc gia này đến một quốc gia khác dễ dàng và thuận tiện hơn. Di cư lao động quốc tế diễn ra với quy mô ngày càng lớn và di cư quốc tế đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Trong xu hướng phát triển đó thì số lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống ở nước ngoài hiện đã tăng lên nhanh chóng. Với sự phát triển quy mơ di cư quốc tế hiện nay chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ, hợp tác với các quốc gia trên thế giới nhằm tạo nhiều cơ hội làm việc với thu nhập khá hơn cho người lao động Việt Nam, góp phần nâng cao đời sống của một bộ phận dân cư, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề và tác phong công nghiệp.
Theo báo cáo của IOM (2011), hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ, với khoảng 30 ngành nghề khác nhau từ lao động giản đơn đến lao động kỹ thuật cao và chun gia. Trung bình mỗi năm, có 80.000 người đi lao động nước ngoài, và tỷ lệ lao động nữ có xu hướng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng thì lao động nữ ước tính chiếm 30% trong giai đoạn 2007- 2010 so với tỷ lệ lao động nữ giai đoạn 1992-1996 chiếm 10-15%.
Số lao động nước ngoài đi làm theo hợp đồng có thời hạn do các doanh nghiệp phái cử tập trung vào các nước thuộc khu vực Đông Á, khu vực Đông Nam Á và khu vực Châu Phi - Trung Đông (xem Bảng 4.1), còn lại ở một số nước Châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Úc. Ngồi ra thì một số lượng lớn lao động làm việc theo các dạng khác như theo hợp đồng, dự án của các chủ đầu tư trúng thầu, nhận thầu, đầu tư ra nước ngoài, lao động tự do theo hợp đồng công việc cá nhân tập trung ở
một số nước như Lào (10.500), Síp(9.200) Ăng-gơ-la (7.800), Nga và Séc (mỗi nước 5.000), Campodia (3.200) Mông Cổ (200), v.v.6
Bảng 4.1: Số lượng lao động Việt Nam đi lao động theo hợp đồng có thời hạn ở một số thị trường chủ yếu: 2000-2010 Năm Tổng số Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Ma-lai- xi-a Châu Phi - Trung Đông Nơi Khác 2000 31.500 8.099 1.497 7.316 239 34 14.315 2001 36.168 7.782 3.249 3.91 23 1.094 20.11 2002 46.122 13.191 2.202 1.19 19.965 408 9.166 2003 75.000 29.069 2.256 4.336 38.227 750 362 2004 67.447 37.144 2.752 4.779 14.567 938 7.267 2005 70.594 22.784 2.955 12.102 24.605 1.276 6.872 2006 78.855 14.127 5.36 10.577 37.941 5.246 5.604 2007 85.020 23.64 5.517 12.187 26.704 6.184 10.788 2008 86.990 31.631 6.142 18.141 7.81 11.113 12.153 2009 73.028 21.677 5.456 7.578 2.792 16.083 19.442 2010 85.546 28.499 4.913 8.628 11.741 10.888 20.877 Tổng 736.270 237.643 42.299 90.744 184.614 54.014 126.956 Nguồn: Cục lãnh sự quán-bộ ngoại giao
Theo báo cáo của IOM( 2011) thì mức thu nhập của người lao động Việt Nam tại nước đến là khác nhau nhưng nhìn chung thu nhập của họ tương đối ổn định có thể cao gấp 2-3 lần so với thu nhập trong nước cùng ngành nghề, trình độ. Cơng việc của lao động Việt Nam khá đa dạng và phụ thuộc vào nhu cầu ngành nghề và thời điểm của từng nước tiếp nhận. Tuy nhiên, hầu hết những ngành nghề mà người Việt Nam tiếp nhận là các ngành lao động phổ thơng, ít địi hỏi về trình độ chun mơn cao. Ví dụ: lao động may mặc và giúp việc gia đình chiếm số đơng ở Trung Quốc (Đài Loan), trong khi lao động sản xuất chế tạo chủ yếu ở Ma-lai-xi- a, công nhân công nghiệp ở Nhật Bản, công nhân xây dựng ở Châu Phi, v.v.
Bảng 4.2: Loại công việc và thu nhập của lao động Việt Nam tính đến 2006 7
Điểm đến Loại công việc Thu nhập bình
quân 1 tháng (USD)
Đài Loan (Trung Quốc)
Công nhân sản xuất, công nhân xây dựng , người lao động/ thủy thủ trên tàu vận chuyển, người giúp viêc, trợ lý y tá
300-500
Malaysia Công nhân sản xuất điện tử, công nhân may, công nhân xây dựng, ngành dịch vụ
150-200 Hàn Quốc Công nhân sản xuất, công nhân khu vực
nông nghiệp, người lao động/ thủy thủ trên tàu vận chuyển
450-1.000
Nhật Bản Học việc, công nhân sản xuất điện tử, người lao động/ thủy thủ trên tàu vận chuyển
1.000-1.500
Anh Phục vụ phòng khách sạn, người giúp việc 1.300–2.500
Mỹ Nông dân 1.250–1.600
United Arab Emirates
Công nhân xây dựng, công nhân điện tử, nhân viên dịch vụ, nhà hàng khách sạn
400– 1.000 Saudi Arabia Công nhân xây dựng, giúp việc 160-300 (lương
kỹ sư trên 1000) Nguồn: Bộ LĐTBXH, 2006
Lưu ý: Số liệu thu nhập đến tháng 3 năm 2006
Hầu hết lao động đi xuất khẩu là người nông thôn, chưa được bồi dưỡng đào tạo tốt về tay nghề không bảo đảm so với yêu cầu, ngoại ngữ hầu như chưa được trang bị, ý thức tổ chức kỷ luật, không quen tác phong công nghiệp, hiểu biết của họ về văn hóa, phong tục tập quán và pháp luật nước sở tại còn kém cùng với tâm lý đi làm thuê nên nhiều người khơng muốn tham gia sinh hoạt đồn thể, cộng đồng. Chính vì chất lượng lao động và thu nhập khơng như kì vọng dẫn đến nhiều lao động vi phạm hợp đồng lao động đã ký kết, bỏ hợp đồng ra ngoài kiếm tiền, kiếm thêm thu nhập bất chấp luật pháp cũng như những hiểm họa đe dọa an toàn,
ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Những yếu kém trong chất lượng lao động và cơng tác quản lý người lao động nước ngồi là rào cản đối với công tác xuất khẩu lao động của Việt Nam, gây ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp nước ngoài.
Những người di cư lao động quốc tế có thời hạn cùng với một lượng lớn người Việt Nam định cư ở nước ngồi (khoảng 3,2 triệu người có quy chế cư trú dài hạn8) đang sinh sống, làm việc, học tập tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang có những đóng góp ngày càng to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với quốc tế. Một lượng lớn kiều hối của những người Việt đang ở nước ngoài được chuyển về nước hằng năm không chỉ để chuyển cho thân nhân giúp cải thiện cuộc sống của gia đình họ, mà cịn thực hiện rất nhiều dự án đầu tư góp phần bổ sung nguồn vốn cho đất nước. Theo báo cáo của IOM (2011) lượng kiều hối gia tăng hằng năm từ 1,1 tỷ USD năm 2002 đến ước tính đạt 11 tỷ USD năm 2013.