CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN DI CƯ VIỆT NAM
4.2. Di cư lao động trong nước
Di cư trong nước là loại hình di cư chủ yếu của người dân Việt Nam, chủ yếu vì lý do việc làm hay tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn đã trở thành một phần của quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn cần phải giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế và con người của đất nước. Di cư trong nước chính là cơ hội thúc đẩy sự phát triển đồng đều và rộng khắp và giảm sự khác biệt vốn có giữa các vùng, thông qua việc đáp ứng được phần lớn nhu cầu lao động cho phát triển cơng nghiệp, đầu tư nước ngồi và dịch chuyển một phần thu nhập đến vùng nghèo hơn.
Di cư giữa nông thôn – thành thị
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2010) thì tỷ trọng dân di cư trong tổng dân số tăng từ 2,5% năm 1989 lên 2,9% năm 1999 và lên 4,3% năm 2009. Trong đó di cư giữa các tỉnh là tăng mạnh nhất cả về số lượng và tỷ lệ, từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu người năm 1999 và lên 3,4 triệu người năm 20099 đóng góp hơn 50% số lượng người di cư. Tỷ lệ tăng hàng năm của dân di cư giữa các huyện tăng từ 0,6% lên 4,2% và tỷ lệ này trong nhóm dân di cư giữa các tỉnh tăng từ 4,0% lên 5,4%. Trong khi tỷ lệ tăng hàng năm của dân không di cư giảm từ 2,4% trong giai đoạn 1989-1999 xuống 1,1% trong giai đoạn 1999-2009.
Người lao động đến nhập cư chủ yếu là ở các đô thị đông dân, các khu công nghiệp nơi tập trung các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như may mặc, giày da, chế biến thủy hải sản v.v. Tuy nhiên, tỷ lệ người di cư lao động đến khu vực thành thị đã có sự thay đổi. Nếu như 1999 di cư tới các khu vực đô thị chiếm 65% tổng số di cư trong nước thì đến năm 2009 tình hình di cư đến vùng thành thị có xu hướng giảm dần chỉ cịn 57% tổng số người di cư trong điều tra dân số 2009, mặc dù số lượng người di cư đến thành thị tăng theo thời gian. Đối với những người di cư từ nông thôn ra thành thị, các nơi đến phổ biến nhất là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng và Đà Nẵng. Dịng di cư tới các khu đơ thị này chiếm 1/3 mức tăng dân số của các khu đô thị trong giai đoạn 1994-1999. Một xu hướng di cư khác là di cư giữa khu vực nông thơn- nơng thơn ngày càng gia tăng, đóng góp ngày càng lớn vào di cư trong nước. Hầu hết dòng di cư lâu dài nông thôn - nông thôn ở Việt nam là sự di chuyển của người dân từ những vùng có năng suất nơng nghiệp thấp tới những vùng có năng suất cao hơn nhờ những cơ hội mới trong nơng nghiệp. Trong khi đó di cư từ khu vực thành thị đến các khu vực khác có xu hướng ngày càng giảm dần.
9 Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt nam: Di cư và Đơ thị hóa: Tình hình, khuynh hướng và sự khác biệt, trang 21
Di cư giữa các vùng và các tỉnh
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2010) cho thấy 50% những người di cư là di cư nội tỉnh và nửa còn lại (50%) di chuyển liên tỉnh. Các vùng phía Nam là nơi thu hút được nhiều người nhập cư hơn so với các vùng phía Bắc. Đơng Nam Bộ là vùng có sức hút lớn nhất đối với người di cư. Bởi vì vùng này có nhiều khu cơng nghiệp và có một số lượng lớn đầu tư nước ngồi. Những vùng xuất cư chính là Đồng bằng sơng Cửu Long, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Trung du và miền núi phía Bắc cũng là vùng xuất cư nhưng có số lượng người xuất cư rất nhỏ. Các vùng Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên vừa là những vùng nhập cư và vừa là những vùng xuất cư quan trọng.
Bảng 4.3: Số người nhập cư, xuất cư và di cư thuần chia theo vùng kinh tế-xã hội 1999 và 2009
Vùng kinh tế- xã hội Số người nhập cư (nghìn người) Số người xuất cư (nghìn người) Số người di cư thuần (+/-) (nghìn người) 1999 2009 1999 2009 1999 2009 Toàn quốc 1334 2361 1334 2361 0 0
Trung du và miền núi phía Bắc
84 91 180 271 -96 -180 Đồng bằng sông Hồng 163 289 333 331 -170 -42 Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
114 110 425 775 -311 -665
Tây Nguyên 326 166 60 125 266 41
Đông Nam Bộ 580 1635 125 125 455 1510 Đồng bằng sông Cửu Long 67 70 211 734 -144 -664 Nguồn : Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, Tổng cục thống kê
Xét theo di cư giữa các tỉnh thành, báo cáo của Tổng cục Thống kê (2010), tỷ lệ dân số nhập cư trong tổng dân số ở các tỉnh cũng rất khác nhau. Ví dụ: Thanh Hóa, Cà Mau, Bắc Giang, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bạc Liêu chưa đến 1% dân số của tỉnh là người di cư trong 5 năm từ các tỉnh khác đến. Ngược lại, một số tỉnh
thành người nhập cư có tỷ lệ cao trong tổng số dân của tỉnh thành phố như Đà Nẵng, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh chiếm trên 10% dân số. Bình Dương là trường hợp đặc biệt với hơn một phần ba dân số là người nhập cư từ các tỉnh khác bởi có một số lượng lớn các khu cơng nghiệp đóng ở đây. Cũng chính các tỉnh thành phố này thì tỷ suất di cư thuần rất cao, ví dụ thành phố Hồ Chí Minh là 116%, Đà Nẵng là 77,9%, Đồng Nai là 64,4%, Bình Dương là 341,7%. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các tỉnh thành có tỷ lệ người nhập cư cao nhất đều là những thành phố lớn hay tập trung nhiều các khu công nghiệp. Nơi tập trung các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như các nhà máy may mặc và giầy dép nên đã thu hút nhiều lao động trẻ, đặc biệt là lao động nữ.
Độ tuổi và giới tính của người di cư
Theo số liệu di cư năm 2013 thì nhóm thanh niên 15-24 tuổi chiếm gần một nửa (47%) tổng số người di cư. Theo Tổng cục Thống kê (2010), thì tuổi trung vị của người khơng di cư năm 2009 là 30 tuổi, có nghĩa là một nửa dân số khơng di cư có độ tuổi từ 30 trở xuống, cịn đối với người di cư thì một nửa có độ tuổi từ 25 trở xuống.
Nữ giới chiếm trên một nửa số dân di cư ở hầu hết các nhóm dân di cư. Hơn nữa, tỷ lệ nữ trong nhóm dân di cư tăng, trong khi tỷ lệ này trong nhóm khơng di cư lại giảm qua ba thập kỷ gần đây (Bảng 4.4). Trong tổng số 870,8 nghìn người di cư năm 2013, thì phụ nữ di cư chiếm 58,9% và tập trung nhiều hơn ở khu vực nơng thơn (52,2%). Họ có xu hướng di cư nhiều hơn ở các cấp hành chính thấp hơn (chẳng hạn di cư giữa các xã nhiều hơn di cư giữa các tỉnh).
Bảng 4.4: Số lượng và phân bố số người di cư từ 15 tuổi trở lên năm 2013 Nơi cư trú/vùng Số người di cư 15 tuổi trở lên (Nghìn người) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng người di cư trên tổng dân số 15 tuổi trở lên (%) Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Cả nước 870,8 100 100 100 1,3 1,1 1,5 Thành thị 416,4 47,8 49,1 46,9 1,8 1,6 2,0 Nông thôn 454,4 52,2 50,9 53,1 1,0 0,8 1,2 Các vùng
Trung du và miền núi
phía Bắc 72,4 8,3 6,3 9,7 0,8 0,5 1,1 Đồng bằng sông
Hồng (*) 91,6 10,5 10,2 10,7 0,9 0,7 1,0 Bắc Trung Bộvà
duyên hải miền
Trung 192,7 22,1 23,2 21,4 1,3 1,2 1,5 Tây Nguyên 38,8 4,5 4,2 4,6 1,0 0,8 1,2 Đông Nam Bộ(*) 129,7 14,9 16,9 13,5 2,2 2,1 2,3 Đồng bằng sông Cửu Long 157,3 18,1 17,7 18,3 1,2 1,0 1,4 Hà Nội 44,2 5,1 4,0 5,8 0,8 0,5 1,1 Tp Hồ Chí Minh 144,1 16,5 17,4 15,9 2,3 2,1 2,4 Nhóm tuổi 15 – 24 409,0 47,0 39,4 52,3 3,0 2,0 4,1 25 – 54 425,1 48,8 56,4 43,5 1,1 1,0 1,1 55 – 59 15,0 1,7 2,0 1,5 0,3 0,3 0,3 60 tuổi trở lên 21,8 2,5 2,3 2,6 0,2 0,2 0,2 (*) ĐB sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ khơng bao gồm Hồ Chí Minh