CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM
1.2. Bảng cân bằng điểm và tổ chức công
1.2.6.2. Tiêu chuẩn chọn lựa các thước đo
Việc lựa chọn được các thước đo là một vấn đề khó khăn với các tổ chức bởi những thước đo chính là cốt lõi của hệ thống Bảng cân bằng điểm và sẽ cung cấp điểm để tham chiếu và nó cũng là tiêu điểm của cả tổ chức. Niven (2008) đưa ra các tiêu chuẩn cho việc chọn các thước đo.
Liên kết với chiến lược: đây là một tiểu chuẩn rỏ ràng và rất quan trọng, Bảng cân bằng điểm là công cụ diễn giải chiến lược thành các mục tiêu và thước đo, biến chiến lược thành hành động. Cho nên nếu các thước đo khơng liên kết với chiến lược thì chiến lược sẽ khơng thành cơng được.
Tính định lượng: sẽ giúp cho các kết quả đo lường một cách khách quan, và
khoa học nhất. Việc đo lường bằng những con số tốn học sẽ làm cho q trình đo lường diễn ra thuận lợi, và so sánh kết quả dễ dàng hơn.
Phù hợp và dể hiểu: Bảng cân bằng điểm là biến chiến lược thành hành động. Cho nên để thành hành động thì mỗi nhân viên phải hiểu được các thước đo để nhân viên tập trung vào nhiệm vụ chính, trọng tâm mà tổ chức đang hướng đến. Hiểu được nhưng để làm được thì các thước đo phải phù hợp với các bộ phận, nhân viên. Nhân viên sẽ xác định được các việc phù hợp, hợp lý trên Bảng điểm để làm theo.
Liên kết trong một chuỗi nhân quả: những thước đo được chọn nên liên kết với nhau trong 4 phương diện của Bảng cân bằng điểm. Đề có sự tác động, bổ trợ qua lại lẫn nhau.
Cập nhật liên tục: mỗi giai đoạn khác nhau thì chiến lược của tổ chức khác
nhau nên các thước đo cần có sự cập nhật liên tục để thực hiện thành công chiến lược của những giai đoạn, thời kỳ cụ thể.