Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4 Phương pháp thu thập số liệu
Việc thu thập số liệu được tiến hành theo hai bước: thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu sơ bộ (thiết kế biến số của mơ hình, điều chỉnh biểu mẫu phỏng vấn) và thu thập số liệu chính thức phục vụ phân tích hồi quy. Vì người dân tộc K’Ho khơng quen với hình thức điền vào phiếu khảo sát (còn một số người dân chưa biết chữ) nên tác giả thực hiện phỏng vấn có cấu trúc.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trong chương 2 cơ sở lý thuyết, trình độ được chia theo cấp độ tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học. Tuy nhiên, trên dữ liệu nghiên cứu sơ bộ, nhiều người người K’Ho bỏ học giữa chừng trong các cấp học, do đó, trình độ học vấn được tính tính là số năm đi học thực tế (trường hợp lưu ban tại một cấp lớp học nhiều năm thì tính là một năm đi học).
Theo điều tra của Bộ Y Tế năm 2005 (SAVY 2005), độ tuổi bắt đầu hút thuốc của thanh thiếu niên Việt Nam bắt đầu từ 16,9 tuổi. Vì vậy, đối tượng được phỏng vấn là những người K’Ho trưởng thành từ 17 tuổi đang sinh sống tại huyện Đạ Huoai (thống kê của UBND huyện Đạ Huoai, người K’Ho chỉ định cư tại 3 xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa: xã Đạ Ploa, xã Đoàn Kết, xã Phước Lộc).
rượu bia trong khoảng hai tuần gần nhất. Dựa trên nghiên cứu sơ bộ, biến số biểu diễn hành vi uống rượu, bia là số lần uống rượu bia trong hai tuần cuối năm 2014 và đầu năm 2015, vì thời gian này diễn ra nhiều lễ tiệc nên hành vi uống rượu, bia sẽ có nhiều cơ hội diễn ra. Đồng thời, trong nghiên cứu này, mức uống rượu, bia vượt chuẩn được tham chiếu theo nghiên cứu của Natchaporn P. và Wisit C. (2010) tại Thái Lan và của ủy ban an tồn giao thơng Việt Nam (nồng độ còn trong máu không vượt quá 50mg/100ml máu; quy đổi tương đương với rượu là một ly nhỏ uống trà 30ml và bia là một lon 330ml nồng độ cồn 5%, sau khi uống 30 phút nồng độ còn trong máu sẽ đạt giới hạn trên 50mg/100ml máu), chỉ khảo sát các trường hợp uống rượu bia vượt tiêu chuẩn. Một người được xem có hành vi hút thuốc lá khi người đó hút thuốc lá hàng ngày (nghiện thuốc lá).
Do tương đồng về các hoạt động và tín ngưỡng, đạo Tin lành và Công Giáo La Mã được xếp chung vào một nhóm tơn giáo gọi là Ki-tô giáo. Theo Creel (2007), những người được nghiên cứu phải đi nhà thờ ít nhất sáu lần trong một năm. Tuy nhiên, khảo sát số lần đi lễ trong một năm không thể thực hiện được với người K’Ho, trong nghiên cứu này, những người được quy ước là Ki-tơ giáo thì đi nhà thờ ít nhất một lần trong tháng. Những người thuộc tôn giáo khác phải tham gia vào các hoạt động tơn giáo đó trong năm.
Nghề chính của dân tộc K’Ho tại Đạ Huoai là nông nghiệp, tuy nhiên họ thường khai thác lâm sản phụ theo mùa nên nhóm nghề nghiệp được xếp loại nơng-lâm nghiệp. Ngồi nơng-lâm nghiệp thì cịn những ngành nghề như công nhân, viên chức, kinh doanh và ngành nghề khác. Đối với thu nhập của người dân, những trường hợp không thống kê được các nguồn thu nhập thì ước lượng bằng tổng chi tiêu của người dân (vì đời sống của người dân tộc K’Ho diễn ra chủ yếu trong bản).
Sau khi nghiên cứu sơ bộ, biến số của mơ hình được thiết kế như bảng 3.1. Biểu mẫu phỏng vấn được thiết kế dựa trên tính chất các biến số đó (phụ lục 8). Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được tiến hành trên ba xã có người K’Ho sinh sống để phục vụ nghiên cứu.