Kết quả hồi quy binary logistic theo tỉ số odd

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giáo dục đến hành vi hút thuốc lá và uống rượu, bia của người dân tộc huyện đạ huoai, tỉnh lâm đồng (Trang 61)

Biến OR (odd ratio) p-value

Giáo dục 0,8824 ** 0,02

Tôn giáo

Ki-tô giáo 0,1731 *** 0,00

Không tôn giáo 1,0000 - -

Thu nhập 1,0045 0.275 Nghề nghiệp Viên chức 0,2949 * 0,09 Nông-lâm nghiệp 1,0000 - - Tình trạng hơn nhân Kết hôn 0,9089 * 0,08 Độc thân, li hôn 1,0000 - - Giới tính Nam giới 2,4760 *** 0,00 Nữ giới 1,0000 - - Tuổi 1,0093 0,487

Ghi chú: *: có ý nghĩa ở mức 10%, **: có ý nghĩa ở mức 5%, ***: có ý nghĩa ở mức 1%

Bảng 4.21. Tác động biên của mơ hình binary logistic

Biến Tác động biên p-value

edu -0,0211 ** 0,02 religion1 -0,3209 *** 0,00 income 0,0007 0,27 job -0,1472 *** 0,01 marriage -0,0163 0,82 gender 0,1451 *** 0,00 age 0,0015 0,48

Ghi chú: *: có ý nghĩa ở mức 10%, **: có ý nghĩa ở mức 5%, ***: có ý nghĩa ở mức 1%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu được khảo sát

Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp hồi quy binary logistic bình thường và hồi quy binary logistic với sai số chuẩn robust. Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê của hai phương pháp hồi quy. Điều đó chứng tỏ bộ dữ liệu được phân tích khơng có hiện tượng phương sai thay đổi.

Biến số edu có ý nghĩa ở mức 5%, biến job có ý nghĩa ở mức 10%, biến religion1, gender có ý nghĩa ở mức 1%. Các biến còn lại như income, marrige, age khơng có ý nghĩa thống kê nên mức độ tác động vào nguy cơ hút thuốc lá không đáng kể. Ý nghĩa các hệ số hồi quy cụ thể như sau:

Dấu hệ số của biến edu âm có ý nghĩa giải thích những người có số năm học càng tăng thì nguy cơ hút thuốc lá càng giảm. Theo bảng 4.21 về tác động biên, một năm đi học tăng thêm sẽ làm giảm xác xuất hút thuốc lá 2,11%. Dấu của biến religion1 âm cho thấy những người dân tộc K’Ho theo đạo Ki-tơ giáo đi lễ thường xun thì giảm hành vi hút thuốc lá. Theo bảng 4.21 về tác động biên, người K’Ho theo đạo Ki-tơ giáo thì xác suất hút thuốc lá giảm 32,09% so với người không theo đạo. Dấu của biến job âm cho thấy những người làm viên chức thì xác suất hút thuốc lá giảm 14,72%. Dấu của gender dương cho thấy nam giới hút thuốc lá cao

hơn nữ giới. Theo bảng 4.21, nam giới có xác suất hút thuốc lá cao hơn nữ giới là 14,51%.

Với các biến có ý nghĩa thống kê là edu, religion1, job, gender; theo phụ lục 5 kết quả kiểm định Wald các hệ số đồng thời bằng 0 có p-value<0,05 cho thấy hệ số các biến này không thể đồng thời bằng 0. Với hệ số χ2 tính tốn của mơ hình bằng 34,12 lớn hơn χ2 (0,05; 6) = 12,59 (p-value<0,01) cho thấy độ phù hợp của mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

4.3 Phân tích yếu tố tác động đến hành vi uống rượu, bia

Theo phụ lục 2, kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập được trình bày trong bảng 4 .22. Hệ số tương quan của các biến độc lập bé hơn 0,5 nên hiện tượng đa cộng tuyến không xét đến trong mơ hình hồi quy.

Bảng 4.22. Hệ số tương quan của các biến độc lập trong mơ hình Poisson

edu religion1 income job marriage gender age smoking edu 1,00 religion1 -0,20 1,00 income 0,10 -0,15 1,00 job 0,24 -0,18 0,06 1,00 marriage -0,30 -0,05 0,17 -0,14 1,00 gender 0,02 -0,11 0,18 0,08 -0,005 1,00 age -0,44 -0,07 -0,12 -0,03 0,43 0,02 1,00 smoking -0,10 -0,32 0,13 -0,04 0,07 0,18 0,13 1,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu được khảo sát

Phân tích hồi quy Poisson về hành vi uống rượu, bia được thể hiện chi tiết trong phụ lục 6, phụ lục 7 và được tóm tắt trong bảng 4.23 như sau:

Bảng 4.23 Kết quả hồi quy Poisson

Hồi quy bình thường Hồi quy với sai số chuẩn robust

Tên biến Hệ số hồi quy p-value Hệ số hồi quy p-value

edu 0,0505 *** 0,00 0,0505 0,12

marriage -0,1235 0,23 -0,1235 0,52 gender 0,5201 *** 0,00 0,5201 ** 0,01 age -0,0082 ** 0,03 -0,0082 0,25 smoking 1,0791 *** 0,00 1,0791 *** 0,00 _cons 0,1792 0,46 0,1792 0,71 R2 0,2666 0,2666 Chi(2) 531,07 *** 0,00 136,06 *** 0,00

Ghi chú: *: có ý nghĩa ở mức 10%, **: có ý nghĩa ở mức 5%, ***: có ý nghĩa ở mức 1%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu được khảo sát

Bảng 4.24. Tác động biên trong mơ hình Poisson

Biến Tác động biên p-value

edu 0,0793 0,12 religion1 -1,4454 *** 0,00 income 0,0054 * 0,07 job -0,0106 0,98 marriage -0,2009 0,53 gender 0,7838 *** 0,00 age -0,0129 0,25 smoking 2,30 *** 0,00

Ghi chú: *: có ý nghĩa ở mức 10%, **: có ý nghĩa ở mức 5%, ***: có ý nghĩa ở mức 1%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu được khảo sát

Tương tự như hồi quy binary logistic trên, mơ hình Poisson cũng được thực hiện với phương pháp bình thường và phương pháp sai số chuẩn robust. Kết quả có sự khác biệt giữa hai phương pháp nên giải thích ý nghĩa các biến theo phương pháp sai số chuẩn robust. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy như sau:

Biến số edu khơng có ý nghĩa thống kê chứng tỏ trong trường hợp này trình độ học vấn khơng tác động đến hành vi uống rượu, bia của người dân tộc K’Ho. Điều này phản ánh thực trạng về xã hội Việt Nam, hầu hết các bữa tiệc đều dùng rượu, bia xã giao. Phần lớn mọi người đều uống vì cả nể mặc dù họ vẫn biết rượu, bia

khơng tốt cho sức khỏe. Ngồi ra, giáo dục nhà trường và truyền thơng có thể chưa đủ mạnh để người dân hiểu biết về tác hại của rượu, bia (trên bao thuốc lá có cảnh báo tác hại cịn rượu bia thì khơng có). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu Yong Kang Cheah (2014), tại tỉnh Penang (Malaysia), giáo dục không tác động đến hành vi sử dụng thức uống có cồn. Biến số religion1 có ý nghĩa thống kê và có hệ số âm chứng tỏ những người dân tộc K’Ho theo đạo Ki-tơ giáo ít sử dụng rượu, bia. Dấu hệ số của biến income dương chứng tỏ những người có thu nhập càng cao thì sử dụng rượu bia càng nhiều. Biến số job khơng có ý nghĩa thống kê cho thấy nghề nghiệp không tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia. Biến marriage khơng có ý nghĩa thống kê cho thấy tình trạng hơn nhân khơng tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia. Biến gender có ý nghĩa thống kê và có hệ số dương cho thấy nam giới sử dụng rượu, bia nhiều hơn nữ giới. Biến age khơng có ý nghĩa thống kê cho thấy tuổi tác không tác động đến hành vi sử dụng rượu bia. Hệ số của biến smoking dương chứng tỏ những người hút thuốc lá sử dụng rượu, bia nhiều hơn người không hút thuốc lá.

Nếu xem số lần uống rượu, bia trong khoảng thời gian khảo sát dưới góc độ biến liên tục thì tác động biên của các biến độc lập như sau: người không tôn giáo sử dụng rượu bia nhiều hơn người Ki-tô giáo 1,44 lần; khi thu nhập trong năm 2014 tăng thêm một triệu đồng thì sẽ tăng 0,005 lần uống rượu, bia; nam giới sử dụng rượu, bia nhiều hơn nữ 0,78 lần; những người hút thuốc lá sử dụng rượu, bia nhiều hơn người khác 2,3 lần.

Với các biến có ý nghĩa thống kê là religion1, income, gender, smoking, theo phụ lục 7 kết quả kiểm định Wald các hệ số đồng thời bằng 0 có p-value<0,05 cho thấy hệ số các biến này không thể đồng thời bằng 0. Với hệ số χ2 tính tốn của mơ hình bằng 136,06 lớn hơn χ2 (0,05; 7) = 14,07 (p-value<0,01) cho thấy độ phù hợp của mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Bằng việc phân tích định lượng bộ dữ liệu điều tra, nghiên cứu tìm các yếu tố xã hội học (giáo dục, tôn giáo, hôn nhân, việc làm, thu nhập, giới tính, tuổi tác) tác động đến hành vi hút thuốc lá và hành vi uống rượu bia của cộng đồng dân tộc K’Ho tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Đây là hai hành vi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người dân.

Đầu tiên, việc trình bày lý thuyết nhận thức – hành vi và các nghiên cứu thực nghiệm để xây dựng khung phân tích phù hợp với dữ liệu điều tra. Sau đó, mơ hình hồi quy binary logistic được sử dụng để phân tích yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc lá và hồi quy Poisson được dùng để phân tích yếu tố tác động đến hành vi uống rượu, bia của người dân tộc K’Ho.

Đối với hành vi hút thuốc lá hàng ngày, giáo dục trong nhà trường nâng cao nhận thức về tác hại của hút thuốc lá, do đó người dân có trình độ học vấn càng cao thì càng giảm sử dụng. Tơn giáo tác động thơng qua các bài học về đạo đức xã hội dẫn đến một số người dân tộc giảm sử dụng thuốc lá. Đối với người dân tộc K’Ho thì yếu tố tơn giáo tác động đến họ rất mạnh. Ngồi ra, nghề nghiệp, giới tính cũng tác động đến hành vi hút thuốc lá. Những người làm nông nghiệp, nam giới thì khả năng hút thuốc cao hơn phần còn lại. Thu nhập, tuổi tác, tình trạnh hôn nhân tác động không đáng kể hành vi này.

Đối với hành vi uống rượu bia, giáo dục trong nhà trường tác động khơng đáng kể vì văn hóa dùng rượu, bia trong các buổi tiệc ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối với dân tộc K’Ho, tôn giáo lại tác động rất lớn, cụ thể những người theo đạo Ki-tơ giáo thường ít sử dụng rượu, bia trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra, thu nhập, giới tính có tác động đến tình trạng sử dụng rượu bia. Nghề nghiệp, tuổi tác, tình trạng hơn nhân tác động khơng đáng kể.

5.2 Đóng góp của đề tài

Nét mới của nghiên cứu là xây dựng được mơ hình nghiên cứu phù hợp với đối tượng cần nghiên cứu là người dân tộc K’Ho tại Lâm Đồng có những nét đặc thù riêng (trình độ học vấn tương đối thấp, chủ yếu làm nông-lâm nghiệp, một phần lớn theo đạo Ki-tô giáo). Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo dục nhà trường làm giảm hành vi hút thuốc lá của người dân, tôn giáo làm giảm các hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe như hút thuốc và uống rượu, bia của cộng đồng dân tộc trên. Điều này cũng cố lại lý thuyết hành vi - nhận thức: môi trường ảnh hưởng đến hành vi, tác động một người thông qua tổ chức mà họ sinh hoạt sẽ có hiệu quả lan truyền cao hơn tác động riêng lẻ.

5.3 Kiến nghị chính sách

Đối với người K’Ho, mội trường sống làng bản của họ tương đối khép kín, trình độ dân trí thấp. Do đó, để nâng cao nhận thức về sức khỏe, nhà nước cần tạo điều kiện để họ đến trường nâng cao trình độ học vấn. Nhà nước tăng cường phổ biến kiến thức về tác hại của thuốc lá và rượu, bia trong các tổ chức mà người dân tham gia như Hội Nông Dân, Hội Khuyến Nông… để giáo dục người dân về sức khỏe. Đối với những người đứng đầu tổ chức, làng bản thì họ là tấm gương để những người khác làm theo, do đó cần phổ biến kiến thức để họ là lá cờ đầu chống lại các hành vi hút thuốc lá và uống rượu, bia gây hại.

Các chương trình mục tiêu quốc gia để đến với người dân tộc thiểu số cần xây dựng cho phù hợp với đặc thù văn hóa xã hội của họ. Ngồi ra, trong chương trình giáo dục nhà trường và giáo dục truyền thông, cần tăng cường tuyên truyền về tác hại rượu bia, các thức uống có cồn khác để người dân nhận thức được và hạn chế sử dụng chúng ở mức độ có hại trong đời sống. Có những hoạt động nâng cao sức khỏe tồn diện thu hút được người dân tham gia như tố chức hội thao, văn nghệ làng xã...gắn kết vào chương trình là những nội dung giáo dục về các hành vi sức khỏe.

Đối với cơ quan quản lý, tăng cường quản lý đối với sản xuất và kinh doanh thuốc lá, rượu thủ công tại địa phương, tăng cường phổ biến kiến thức về tác hại của

kiến thức về tác hại của rượu, bia trên các sản phẩm đóng chai như đã phổ biến tác hại của thuốc lá trên các bao thuốc. Thành lập các cơ quan hỗ trợ cai nghiện thuốc lá và rượu, bia tại địa phương.

Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm sâu sát đến đời sống người dân tộc K’Ho. Một phần lớn người dân không đến trường hoặc bỏ học giữa chừng nên được tạo điều kiện học lại trong các lớp ngồi giờ. Thực hiện hỗ trợ cho các hộ có con em đến trường để các em không phải nghĩ học làm việc nhà. Có những chính sách để người dân thấy lợi ích trong việc đi học nâng cao trình độ.

5.4 Hướng nghiên cứu mở rộng của đề tài

Hướng nghiên cứu trong tương lai là phân tích đặc điểm của các dân tộc khác nhau với hành vi hút thuốc lá và uống rượu bia. Ngoài ra, cần mở rộng nghiên cứu tác động của các yếu tố đến hành vi sức khỏe như mức độ nhận thức về sức khỏe như bệnh tăng huyết áp, bệnh tăng cholesterol, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì…và các yếu tố đặc điểm của thành viên trong gia đình.

C. Quyên (2014), “Một năm, người Việt xài hơn 3 tỉ lít bia, gần 68 triệu lít rượu,” http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/174272/1-nam--nguoi-viet-xai-hon-3- ti-lit-bia--gan-68-trieu-lit-ruou-.html

Đỗ Bá (2014), “Vinacosh đề xuất tăng thuế thuốc lá cao hơn đề xuất từ Bộ Tài chính”,uhttp://giadinh.net.vn/y-te/vinacosh-de-xuat-tang-thue-thuoc-la-cao-

hon-de-xuat-tu-bo-tai-chinh-20140528095751707.htm

Hồng Thị Lan (2004), “Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ, ĐHKHXHNV

Lương Ngọc Khuê. Hoàng Văn Minh (2011), “Nghiên cứu tần suất và mức độ người hút thuốc lá ở Việt Nam”, Tạp chí Y học TP. HCM

Minh Phương (2013), “ Dân tộc K’Ho”, Tạp chí Làng Việt

Nguyễn Trung Thành, Lê Khắc Bảo và cộng sự (2010), “Khảo sát thực trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – TPHCM”,

Tạp chí y học TP.HCM

Nguyễn Văn Tuấn (2007), “Lý thuyết thống kê”, Ykhoa.net

Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Công Nguyên, Nguyễn Hạnh Nguyên (2010), “Báo cáo chuyên đề : sử dụng rượu, bia và thuốc lá trong thanh thiếu niên Việt Nam: kết quả phân tích Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam 2003 & 2009 (SAVY)”, Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình Tổng cục thống kê (2014), “Kết quả chủ yếu Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ

thời điểm 01/04/2014”

WHO (2012), “Hỏi và đáp về phòng chống thuốc lá tại Việt Nam”,

Journal of Health Economics, vol 26, p877-895

David B. Creel (2007), “Assessing the influence of religion on health behavior”,

Disertation of Phd, Louisiana State University

David M. Cutler, Adriana Lleras-Muney (2010) , “Understanding differences in health behaviors by education”, Journal of Health Economics, vol 29, p1-28 David G.Kleinbaum (1994), “Logistic regression”, Springer

I Hyman, H Fenta, S Noh (2008), “Gender and the smoking behaviour of Ethiopian immigrants in Toronto”, Chronic Diseases in Canada

James McGuire (2000), “Cognitive-behavioural approaches - An introduction to theory and research”, Justice.gov.uk

J.Scott Long (1997), “Regression Model for Categorical and Limited Dependent Variables”, Sage publications, Inc.

Natchaporn P. và Wisit C. (2010), “Youth and alcoholic beverages: drinking patterns among high school students in central Thailand”, Southeast Asian J

Trop Med Public Health, vol 41, p 1467-1474

Sadan Kaliscan (2009), “The factors that affect smoking probability and smoking expenditures in Turkey”, Serbian Journal of Management, vol 4,

p 183-202

Yong Khang Cheah, Balkisk Mahadir Naidu (2012), “Exploring Factors Inflencing Smoking Behaviour in Malaysia”, Asia Pacific Journal of Cancer

Prevention, vol 13

Yong Khang Cheah (2014), “Factors Affecting Alcohol Consumption: The Case of Penang, Malaysia” Malaysian Journal of Health Sciences, vol 12, p45-51

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giáo dục đến hành vi hút thuốc lá và uống rượu, bia của người dân tộc huyện đạ huoai, tỉnh lâm đồng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)