Khung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2007 2014 (Trang 39 - 42)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.5. Khung phân tích

Qua các bài nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngồi nước cho thấy các nhà kinh tế đã tìm kiếm các yếu tố ngồi vốn con người quyết định đến tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian dài như các nghiên cứu của Barro (1991), Mankiw và cộng sự (1992), Ng và Leung (2004), Trần Thọ Đạt và cộng sự (2007), Chen và Feng (2000). Một số yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến kinh tế các tỉnh, thành phố của một quốc gia như:

(i) Vốn đầu tư đại diện cho vốn vật chất của một nền kinh tế.

(ii) Lực lượng lao động là yếu tố quan trọng khơng thể thiếu và có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế.

(iii) Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế (độ mở của nền kinh tế) thường được đo lường bằng tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư.

(iv) Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế.

(v) Ảnh hưởng của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được tính bằng tỷ trọng

giá trị cơng nghiệp của DNNN trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh, thành phố.

(vi) Ảnh hưởng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) được tính bằng tỷ trọng giá trị công nghiệp của DNNQD trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh, thành phố.

(vii) Chi tiêu của chính phủ.

Với việc nghiên cứu tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế là trọng tâm và tác động của những yếu tố khác được đề cập đến với vai trò của các biến kiểm soát, từ các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm tóm lược ở trên, khung phân tích đề xuất như sau:

Hình 2.2: Khung phân tích Vốn vật chất Vốn vật chất Lao động Vốn con ngƣời (Số năm đi học) Tỷ trọng nông nghiệp Độ mở của nền kinh tế Tăng trƣởng kinh tế Ảnh hƣởng của DNNN

Chi tiêu của chính phủ Ảnh hƣởng của

DNNQD

Tóm tắt chƣơng 2:

Nội dung chủ yếu của chương này bao gồm ba vấn đề chính. Thứ nhất, chương này giới thiệu lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, vốn con người và hàm sản xuất Cobb – Douglas, đồng thời nêu lên vai trò của vốn con người trong tăng trưởng kinh tế. Nội dung thứ hai mà chương này đề cập là các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trong và ngoài nước về tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế. Trong chương 2, các nghiên cứu thực nghiệm dường như đều cho thấy vốn con người có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, dựa trên các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm chương 2 cũng trình bày khung phân tích để làm cơ sở cho việc xây dựng phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2007 2014 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)