CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.6. Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu theo trình tự các bước trong hình 3.1, cụ thể được trình bày như sau: Thứ nhất, tác giả trình bày về vấn đề nghiên cứu; Thứ hai, tác giả trình bày về cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
bằng việc xem xét các lý thuyết liên quan đến tăng trưởng kinh tế và vốn con người, các nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; Tiếp đến, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu. Dựa trên cơ sở các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đã được xem xét ở bước hai, tác giả xây dựng mơ hình kinh tế lượng, mô tả biến và dữ liệu được sử dụng để thực hiện nghiên cứu. Đồng thời, tác giả cũng xây dựng quy trình nghiên cứu cho đề tài; Thứ tư, tác giả thực hiện thống kê
mô tả dữ liệu để xem xét dữ liệu có đầy đủ hay không nhằm đảm bảo số liệu được chính xác để đưa vào nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó, tác giả cũng thực hiện phân tích mối tương quan giữa các biến trong mơ hình thơng qua đồ thị và ma trận hệ số tương quan; Thứ năm, tác giả tiến hành kiểm định đa cộng tuyến của các biến trong
mẫu (thông qua ma trận hệ số tương quan và hệ số phóng đại phương sai VIF). Trường hợp nếu có đa cộng tuyến, tác giả tiến hành điều chỉnh lại mơ hình cho đến khi khơng cịn hiện tượng này. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành kiểm định lợi thế kinh tế theo quy mơ của mơ hình nghiên cứu; Thứ sáu, tác giả thực hiện hồi quy và phân tích dữ
liệu với ba mơ hình sau: Mơ hình hệ số khơng thay đổi (Pooled – OLS), mơ hình hiệu ứng cố định (FEM) và mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM); Thứ bảy, tác giả tiến hành kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp trong đề tài nghiên cứu: Sử dụng kiểm định F để lựa chọn giữa mơ hình Pooled – OLS và mơ hình FEM, sử dụng kiểm định Hausman (Hausman, 1978) để lựa chọn giữa mơ hình FEM và mơ hình REM, cuối cùng sử dụng kiểm định Breusch – Pagan Larange Multiplier để lựa chọn giữa mơ hình Pooled - OLS và REM; Thứ tám, tác giả thực hiện kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi bằng
kiểm định Breusch – Pagan Larange Multiplier. Nếu có hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả tiến hành hồi quy đa biến kết hợp với robust error để khắc phục; Thứ chín, tác giả giải thích kết quả hồi quy. Căn cứ theo kết quả kiểm định, tác giả tiến hành đọc và diễn giải kết quả ước lượng theo một trong các mơ hình hồi quy được giới thiệu.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
2. Cơ sở lý luận
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Thống kê mô tả dữ liệu
5. Kiểm định đa cộng tuyến và lợi thế kinh tế theo quy mơ
của mơ hình nghiên cứu
6. Hồi quy và phân tích dữ liệu với ba mơ hình: Pooled – OLS, FEM và REM
7. Kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp Kiểm định Hausman
P-value > 0.5 P-value < 0.5 Chọn FEM Chọn Pooled - OLS Kiểm định F Chọn REM
8. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi với mơ hình được chọn và khắc phục
bằng robust error (nếu có)
9. Giải thích kết quả hồi quy
P-value < 0.5 P-value > 0.5 1. Vấn đề nghiên cứu Kiểm định Pagan LM Chọn FEM Chọn Pooled - OLS Chọn REM P-value > 0.5 P-value < 0.5 Nguồn: Quy trình do tác giả tự thiết lập
Tóm tắt chƣơng 3:
Chương 3 trình bày đầy đủ về phương pháp nghiên cứu của luận văn. Trước tiên, chương này dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm được trình bày ở chương 2 để xây dựng mơ hình kinh tế lượng với việc sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas mở rộng và đề cập ba mơ hình ước lượng như sau: Mơ hình hệ số khơng thay đổi (Pooled OLS), mơ hình hiệu ứng cố định (FEM) và mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Tiếp đến, chương 3 mô tả các biến nghiên cứu, đưa ra dấu kỳ vọng (giả thuyết nghiên cứu) và giả định của mơ hình. Cuối cùng, chương này trình bày nguồn dữ liệu phân tích, phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu được trình bày trong chương này.