Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2007 2014 (Trang 72 - 75)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả kinh tế lượng

4.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả bảng 4.9 cho thấy đa số các biến giải thích đều có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, cụ thể:

Yếu tố vốn con người với số năm đi học bình qn đã giải thích được tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố ĐBSCL với hệ số ước lượng dương đúng như kỳ vọng và có giá trị là 0,29. Điều này hàm ý rằng nếu các yếu tố khác khơng đổi thì sự gia tăng 1% của số năm đi học bình quân sẽ làm mức sản lượng gia tăng 0,29%/năm. Số năm đi học bình quân của lao động các tỉnh, thành phố ĐBSCL dao động trong khoảng từ 4,6- 6,96 năm đồng nghĩa với vốn con người ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các tỉnh, thành phố có số năm đi học bình qn của lực lượng lao động thấp như Sóc Trăng, An Giang. Ví dụ như thành phố Cần Thơ, GDP có số năm đi học bình qn

của lực lượng lao động trong giai đoạn nghiên cứu là 6,6 năm, nếu số năm đi học bình quân của lực lượng lao động tăng thêm 1 năm tức là gia tăng khoảng 15%

( 100% 15%

6 , 6

1

 ) thì sẽ làm GDP gia tăng 4,35% (15*0,29%4,35%) cách tính tương tự cho các tỉnh, thành phố khác thuộc khu vực ĐBSCL.

Kết quả nghiên cứu khá phù hợp với các nghiên cứu trước ở Việt Nam. Cụ thể, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2004), Trần Thọ Đạt và cộng sự (2007) kết quả hệ số ước lượng vốn con người lần lượt là 0,64 và 0,41. So với các nghiên cứu ở các bang, vùng kinh tế của các quốc gia khác, kết quả cũng tương tự. Theo Cravo vàSoukiazis (2009), vốn con người có ảnh hưởng đến tăng trưởng các bang của Brazil với hệ số ước lượng là 0,42.

Yếu tố vốn vật chất và lao động có đóng góp khá cao trong tăng trưởng sản lượng. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nhờ gia tăng lao động cao hơn gia tăng vốn vật chất với hệ số ước lượng tương ứng là 0,598 và 0,273. Điều đó hàm ý rằng nếu các yếu tố khác khơng đổi thì lực lượng lao động gia tăng 1% thì sản lượng gia tăng 0,598%/năm và vốn vật chất gia tăng 1% thì sản lượng gia tăng 0,273%/năm. Kết quả trên khá phù hợp với nghiên cứu tăng trưởng kinh tế Việt Nam của Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2004), Trần Thọ Đạt và cộng sự (2007).

Bên cạnh đó các biến số ARG (tỷ trọng nơng nghiệp trong GDP) và G (tỷ trọng chi tiêu của chính phủ trong GDP) kết quả cho thấy hệ số ước lượng âm đúng như kỳ vọng và có mối tương quan khá cao với sản lượng có giá trị lần lượt là -0,64 và -0,42. Điều này hàm ý rằng việc giảm tỷ trọng nông nghiệp hay giảm chi tiêu ngân sách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố ĐBSCL. Kết quả trên khá tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thế Anh (2008), Hoàng Thị Chinh Thon và cộng sự (2010).

Tiếp đến biến số SOE (tỷ trọng giá trị công nghiệp của DNNN) và NSE (tỷ trọng giá trị cơng nghiệp của DNNQD) cũng có đóng góp trong tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy nó có mối quan hệ tương quan dương với tăng trưởng kinh tế với các giá trị hệ số ước lượng lần lượt là 0,24 và 0,16. Như vậy, thông qua kết quả biến SOE chứng tỏ các DNNN khu vực ĐBSCL hoạt động có hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kết quả trái này với kỳ vọng nghiên cứu và đi ngược lại so với một số kết quả nghiên cứu trước đây của Ng và Leung (2004), Trần Thọ Đạt và cộng sự (2007). Trong khi đó biến NSE kết quả hệ số ước lượng dương đúng như kỳ vọng và tương đồng với kết quả của Chen và Feng (2000) cho rằng doanh nghiệp tư nhân và bán tư nhân có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Cuối cùng, biến số tỷ trọng vốn đầu tư nước ngồi (F) khơng đúng như kỳ vọng, kết quả cho thấy có mối tương quan âm của biến số F và tăng trưởng kinh tế. Hơn thế nữa, biến số F cịn khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu. Điều này cho thấy tỷ trọng vốn đầu tư nước ngồi có thể khơng phải là chỉ số thích hợp đại diện cho nền kinh tế của các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.

Tóm tắt chƣơng 4:

Chương 4 của luận văn trình bày về kết quả của việc phân tích dữ liệu, phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.Thứ nhất, chương 4 trình bày tổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế và lao động của khu vực ĐBSCL. Thứ hai, trình bày thống kê mơ tả, đồ thị và ma trận hệ số tương quan nhằm phác họa những nét đầu tiên về mối quan hệ thuận, nghịch giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Thứ ba, kiểm định lợi thế kinh tế theo quy mơ của mơ hình nghiên cứu. Cuối cùng là sự lựa chọn mơ hình phù hợp cho nghiên cứu và diễn giải của tác giả về kết quả nghiên cứu. Tiếp đến là phần cuối cùng của luận văn, tác giả sẽ đưa ra một số khám phá của nghiên cứu, những chính sách khuyến nghị nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực ĐBSCL, đồng thời nêu lên những hạn chế cũng như hướng phát triển của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2007 2014 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)