Định hướng phát triển DNN&V:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội trong giai đoạn 2005 - 2007 (Trang 59 - 61)

Thuận lợi của DNN&V:

• DNN&V được tạo lập dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp. Để thành lập một DNN&V chỉ cần vốn đầu tư ban đầu tương đối ít, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng không lớn. Điều đó giúp cho DNN&V giảm được chi phí cố định, tận dụng lao động thay thế.

• DNN&V năng động, nhạy bén, dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Với quy mô vừa và nhỏ cùng với bộ máy quản lý gọn nhẹ DNN&V dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trong thị trường chuyên môn hoá. DNN&V thường có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên dễ dàng phản ứng với thị trường, nhanh nhạy hơn, nhanh chóng cải tiến kỹ thuật, công nghệ và tạo ra sản phẩm mới.

• DNN&V có thể duy trì tự do cạnh tranh với thiết bị, công nghệ, lao động nói chung không đòi hỏi quá cao, có thể sử dụng nhiều loại lao đông với tay nghề, trình độ khác nhau. Do vậy không có tình trạng độc quyền, các DNN&V dễ dàng và sẵn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh.

• DNN&V có thể tận dụng, phát huy tiềm lực trong nước. sự phát triển DNN&V là cách thức tốt nhất để sản xuất thay thế hàng nhập khẩu vì các DN này sử dụng nhiều nguyên liệu vật tư tại chỗ, khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng từng vùng.

Khó khăn của DNN&V:

Do đặc điểm của các DNN&V là quy mô nhỏ, vốn ít, trình độ công nghệ thấp, năng lực quản lý hạn chế nên các DNN&V gặp nhiều khó khăn:

• DNN&V gặp khó khăn về cơ chế, chính sách. mặc dù có nhiều cải cách, thay đổi nhưng thông thương DNN&V vẫn gặp nhiều trợ ngại, chịu nhiều thiệt thòi hơn so với các thành phần kinh tế khác.

• DNN&V gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Các ngân hàng thương mại thường từ chối các doanh nghiệp này vay với nhiều lý do: thiếu ổn định, quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh chưa cao, vốn tự có thấp. Để bù đắp khoản

vốn thiếu hụt này, DNN&V thông thường phải huy động vốn từ các nguồn khác nhau như: vốn góp, gia đình, bạn bè…

• DNN&V gặp nhiều khó khăn về thông tin. Các DNN&V thường bị hạn chế về thông tin và kỹ năng quản lý. DNN&V thiếu sự hỗ trợ về thông tin pháp lý từ các hiệp hội, cơ quan chức năng.

• DNN&V gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, các dịch vụ tư vấn như: tư vấn thị trường, thiết kế sản phẩm, quản lý chất lượng…

• DNN&V gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là bất lợi lớn nhất đối với DNN&V, nhất là trong môi trường kinh doanh toàn cầu hiện nay.

Định hướng phát triển DNN&V

Quan điểm của Chính phủ về phát triển DNN&V nằm trong quan điểm chung về phát triển kinh tế đất nước: đó là tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và công dân đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh. Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định đường lối đổi mới toàn diện, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế, đã tạo điều kiện cho sự ra đời của hàng loạt có sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển DNN&V là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một trong những vai trò quan trọng của nhà nước trong thời gian tới là đề ra các chính sách phát triển DNN&V sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để làm được điều đó, các nhà hoạch định chính sách cũng cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của các DNN&V trong nền kinh tế quốc dân từ đó có các chính sách giúp DNN&V phát huy vai trò của mình đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhà nước khuyến khích và tạo thuận lợi cho DNN&V phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực; mở rộng liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng kế hoạch phát triển DNN&V giai đoạn 2006- 2010, mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2010, Việt Nam cần phải có 500.000 DN và như vậy với tỷ lệ khoảng 96% trong tổng số các DN là DNN&V thì khi đó Việt Nam sẽ có khoảng 480.000 DNN&V. Để đạt được mục tiêu này trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung vào phát triển mạnh về số lượng các DNN&V, ưu tiên xoá bỏ những bất cập vướng mắc liên quan đến việc thành lập và hoạt động của DN và tạo môi trường thuận lợi cho sự lớn mạnh của khối DNN&V. Xác định được vai trò và tầm quan trọng, thực tế và tiềm năng phát triển DNN&V, Nhà nước đã có những chương trình trợ giúp các DNN&V theo từng thời kỳ tuỳ thuộc vào định hướng phát triển kinh tế xã hội, cũng như các ngành, địa phương cần khuyến khích.

Thông qua những biện pháp tài chính, tín dụng Chính phủ trợ giúp các DNN&V đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề truyền thống. Ngoài ra, Chính phủ còn tạo điều kiện cho các DNN&V tiếp cận thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Quân đội trong giai đoạn 2005 - 2007 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w