Chú thích: Bảy khái niệm tác động tương ứng với bảy thành phần của mơ hình kinh tế của dịng vốn I.
Các yếu tố của phương trình đầu tư (I) và ở Hình 3.1 nêu trên được hiểu ở dạng khái niệm kinh tế học. Đây là cơ sở lập luận trong việc lựa chọn phương trình hồi quy, nơi mà các khái niệm kinh tế học này sẽ được phản ảnh thông qua các biến số khả lượng. Cụ thể, chúng được diễn giải như sau:
Lợi nhuận của của đầu tư (π0) được lượng định thông qua thu nhập cơ bản của FDI.
Giá thế giới của xuất lượng (py0) được lượng định gián tiếp thông qua Độ mở
của nền kinh tế. Đây là đại lượng mang tính đại diện về phương diện số học
hơn là về bản chất. Theo đó, độ mở của nền kinh tế là thương số của tổng Xuất Nhập khẩu và GDP.
Chi phí vốn tại địa phương (pk0) được phản ảnh thông qua Lãi suất cho vay ngắn và trung hạn của ngân hàng. Mơ hình kinh tế học giả định rằng chi phí
vốn tại địa phương là đồng nhất (pk0) về không gian và chỉ thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, trong mơ hình kinh tế lượng, biến số với dữ liệu được sử dụng sẽ cho thấy chi phí vốn có sự khác biệt giữa các địa phương nhận vốn trong cùng một năm quan sát. Nghĩa là, trong thực tiễn nghiên cứu hồi quy, yếu tố này ngụ ý là pk.
Giá địa phương của nhập lượng (px) được ước lượng thông qua yếu tố mang tính tượng trưng là Tiền thuê khí đốt tự nhiên trên GDP, xem nó như đại diện cho chi phí nhiên liệu.
Theo mơ hình kinh tế học, yếu tố bệnh truyền nhiễm là một thành phần của Px. Trong mơ hình kinh tế lượng, nó tồn tại độc lập dưới dạng các
biến số tử suất bệnh Lao trên 100.000 người, tử suất bệnh Lao đồng nhiễm HIV trên 100.000 người, và số ca bệnh Sốt rét thống kê.
Khả năng hấp thụ FDI (S) được ước lượng thông qua các biến số: GDP bình
qn đầu người, Quy mơ dân số, Tốc độ tăng trưởng GDP, Số năm đi học bậc trung học.
Rào cản thương mại (z) khơng có biến đại diện trong mơ hình kinh tế lượng. Nghiên cứu chấp nhận rằng yếu tố này tồn tại dưới dạng phần dư (ε).
Các yếu tố ảnh hưởng khác (ω) được lượng định thông qua 3 biến số: (1)
FDI rịng Tồn cầu, thể hiện xu hướng của dòng đầu tư hiện tại trên Thế
giới, (2) Xu hướng FDI ròng năm liền trước, là biến nhị phân phản ảnh xu
hướng FDI chảy vào địa phương, và (3) Tình trạng xung đột vũ trang của địa
phương, một biến giả phản ảnh 3 cấp độ an ninh của địa phương.
Theo mơ hình kinh tế học, thì biến được giải thích trong mơ hình sẽ là dịng FDI gộp. Tuy nhiên, nguồn dữ liệu gốc của WB khơng cung cấp thơng tin về dịng FDI gộp, hoặc cách gì để từ đó có thể có số liệu. Vì vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng dịng FDI ròng như cách lựa chọn thay thế ở vị trí này.
Hình 3.2. Khung phân tích mơ hình kinh tế lượng
Chú thích: Khung phân tích lượng hóa các khái niệm kinh tế thể hiện các yếu tố định lượng tác động đến FDI. Nó gần trùng với mơ hình kinh tế lượng ở tiếp theo của cùng chương. Biến Bệnh truyền nhiễm sẽ tồn tại dưới dạng ba biến khác nhau trong các mơ hình hồi quy riêng biệt.
Về tổng qt, nếu đứng ở góc nhìn của Tử suất bệnh Lao trên 100.000 người (biến độc lập) mà xét, thì mối quan hệ của biến này với biến FDI được lập luận trên nền của lý thuyết ngoại tác. Theo lý thuyết này, thì FDI là một thành phần của cầu xã hội của cung kiềm chế bệnh truyền nhiễm. Trong khi đó, nếu đứng ở góc nhìn của FDI (biến phụ thuộc) mà xét, thì sự tương quan giữa hai biến này được lập luận trên nền lý thuyết về ảnh hưởng của vốn nhân lực, mà sức khỏe y tế là một thành phần, lên trên các quyết định đầu tư nước ngoài.
Qua việc diễn giải về các biến được sử dụng trong khung phân tích định lượng ở trang trước, tác giả đề xuất mơ hình kinh tế lượng tổng quát thao tác trên dữ liệu bảng như sau:
Ln_FDIit = a + αln_IncFDIit + βOpenessit + γLendIntit + δGasrpGDPit + δln_GDPpcpppit + εln_Popit + ζGDPgrowthit + ηEDUyearit + θln_GBFDIit + ιNegFDIit-1 + ρConflictit + ςln_Malit-1 + χTBHIVmp100kit-1 + ψln_TBmp100kit-1 + εit
Với i đại diện cho quốc gia nhận vốn, và t là thời điểm quan sát. Ba biến số cuối,
ngoại trừ ε, là những biến mục tiêu mà nghiên cứu này ước lượng tác động. Các
biến số còn lại đóng vai trị biến kiểm sốt. Theo cách thiết lập mơ hình hồi quy thơng dụng, biến a là hằng số và ε là bao gồm những yếu tố không quan sát được, gọi chung là phần dư. Các biến được mô tả như sau:
Ln_IncFDI: phản ảnh thu nhập cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài bao
gồm các khoản thanh toán của thu nhập đầu tư trực tiếp, cùng với thu nhập trên vốn cổ phần (cổ tức, lợi nhuận chi nhánh, và thu nhập tái đầu tư) và lãi tức thu nhập nội bộ doanh nghiệp. Đơn vị tính của IncFDI là USD. Kỳ vọng của biến này tương quan đồng biến (+) với ln FDI.
Openess: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chia cho tổng
sản phẩm quốc nội. Đơn vị tính của Openess là %. Biến số này thể hiện mức độ tham gia vào nền kinh tế toàn cầu của một quốc gia thông qua giao thương quốc tế và cho tác động đồng biến đến FDI (Desbordes và Azémar, 2008; Alsan, Bloom và Canning, 2006; Noorbakhsh và Youssef, 2001). Tuy nhiên, đối với FDI theo chiều dọc, trái ngược với FDI theo chiều ngang, dòng vốn đầu tư là định hướng xuất khẩu. Do có thể tác động trên cả hai mặt, tác giả khơng có giả thuyết về hướng tương quan của biến này.
LendInt: Lãi suất cho vay ngắn và trung hạn của ngân hàng dành cho nhu cầu
của khu vực tư nhân. Đơn vị tính là %. Lãi suất cho vay được kỳ vọng tương quan tỷ lệ thuận với dòng FDI (+). Kỳ vòng này dựa trên quan điểm cho rằng
doanh nghiệp FDI có thể huy động nguồn vốn tại địa phương, thay vì rót tiền từ quốc gia họ vào nền kinh tế sở tại, nếu chi phí vốn tại địa phương thấp. GasrpGDP: Tiền thuê khí đốt tự nhiên trên tổng sản phẩm quốc nội. Tiền thuê
khí đốt tự nhiên đo lường sự chênh lệch giữa giá sản xuất khí đốt tự nhiên so với giá thế giới và tổng chi phí sản xuất, đơn vị tính là %. Poelhekke và Van der Ploeg (2010) sử dụng biến đo lường khác nhưng cũng là chi phí nhiên liệu trong nghiên cứu của họ. Vì phản ảnh giá cả của nhập lượng tại địa phương,
GasrpGDP được kỳ vọng tương quan tỷ lệ nghịch với FDI (-).
Ln_GDPpcppp: thể hiện tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tính
theo phương pháp đồng mãi lực4
(PPP). Theo như mơ hình kinh tế học, GDP bình quân đầu người đại diện năng lực hấp thụ đầu tư, nó phản ảnh phía cầu của đầu tư và do đó nếu càng cao thì càng làm khuyến khích dịng FDI5. Biến số này được giả thuyết có tương quan tỷ lệ thuận với FDI (+).
Ln_Pop: đại diện cho quy mô dân số, đơn vị tính là số người. Thuộc nhóm
biến phản ảnh năng lực thu hút FDI theo mơ hình kinh tế học, biến số này vừa thể hiện tiềm năng của thị trường quốc nội, vừa thể hiện quy mô của lực lượng lao động của một nền kinh tế. Đứng ở góc độ thị trường lao động mà quan sát, sự dồi dào của dân số tỷ lệ nghịch với giá đơn vị lao động, và vì thế, nó có thể khuyến khích dịng FDI nên cho kỳ vọng sẽ tương quan tỷ lệ thuận (+).
GDPgrowth: thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tính theo %.
Thơng thường, một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ khuyến khích nhiều hơn dịng vốn đầu tư nước ngồi. Biến này là thành phần thể hiện năng
4 Đồng mãi lực (PPP) còn được gọi theo các tên sau: ngang bằng sức mua, ngang giá sức mua, sức mua tương đương, mãi lực bình giá.
5
Theo tài liệu của Alsan, Bloom và Canning (2006), GDP bình quân đầu người được lập luận là đại diện cho chi phí nhân cơng và giả thuyết có tương quan nghịch biến với FDI. Ba đồng tác giả nhìn biến này ở phía cung của FDI, cịn nghiên cứu nhìn biến này ở phía cầu.
lực thu hút vốn theo mơ hình kinh tế học, phản ảnh phía cầu của dịng FDI. Giả thuyết biến số này có tương quan tỷ lệ thuận (+).
EDUyear: đo lường số năm học ở bậc học trung học, tính bằng số năm học.
Đây là biến duy nhất trong mơ hình có giá trị đo lường là số tự nhiên. Giả thuyết biến số có tương quan tỷ lệ thuận (+).
Ln_GBFDI: biến thể hiện dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi rịng của tồn
cầu, đơn vị tính là USD. Dữ liệu của biến này đo lường tổng số vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư, nguồn vốn dài hạn khác, và vốn ngắn hạn. Biến số này gián tiếp phản ánh xu thế của nền kinh tế Thế giới (chu kỳ kinh doanh). Kỳ vọng biến này tương quan tỷ lệ thuận (+), ngụ ý rằng cùng thời gian mà dòng vốn đầu tư nước ngồi tồn cầu biến động theo chiều nào thì đồng thời dịng vốn đầu tư chảy vào các quốc gia quan sát cũng sẽ biến động theo chiều đó. NegFDI: Theo Desbordes và Azémar (2008), dòng FDI ròng âm trong q khứ
có thể gửi tín hiệu tiêu cực mạnh về điều kiện hoạt động và triển vọng kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng ở quốc gia nhận vốn, đặc biệt là trong bối cảnh thông tin bất cân xứng là đặc trưng của các nước đang phát triển (Kinoshita và Mody, 2001). Theo đó, biến giả này được đưa vào mơ hình, nó có giá trị là 1 nếu một quốc gia đã trải qua FDI ròng âm trong năm liền trước. Kỳ vọng nó tương quan nghịch biến (-) với FDI của năm quan sát.
Conflicts: Theo Desbordes và Azémar (2008), cả quyền sở hữu tài sản lẫn lợi
nhuận đầu tư sẽ bị đe dọa nếu tại quốc gia nhận FDI diễn ra xung đột vũ trang. Dữ liệu về xung đột vũ trang được phát triển bởi Đại học Uppsala (Eriksson và Wallensteen, 2004), theo đó, đây là biến giả ba trạng thái tương ứng với cường độ và thời gian diễn ra khủng hoảng: (0) tình trạng hịa bình, khơng xảy ra xung đột vũ trang hoặc có ít người tử vong do xung đột vũ trang; (1) xung đột vũ trang nhỏ với tối thiểu có 25 người thiệt mạng trong trận chiến mỗi năm và có dưới 1.000 người tử vong trong suốt q trình xảy ra xung đột; và (2) chiến tranh dẫn đến tối thiểu 1.000 trường hợp tử vong mỗi năm.
Mục tiêu nghiên cứu là ước lượng tác động lên dòng FDI ròng của các bệnh truyền nhiễm với độ trễ một năm, chúng được đo lường qua các biến sau:
TBHIVmp100k: Tử suất AIDS đồng nhiễm lao trên 100.000 dân. Lao là bệnh thường phát sinh đối với những ai đã mang sẵn trong người HIV và nó tác động đáng kể đến năng suất lao động. Giả thuyết của nghiên cứu cho rằng, khi các điều kiện khác khơng đổi, dịng vốn FDI sẽ nản lịng tại một quốc gia có quá nhiều người có nguy cơ lây nhiễm AIDS, hay đơn giản hơn là khi có nhiều trường hợp nhiễm HIV/AIDS được báo cáo. Kỳ vọng của bài viết này là TBHIVmp100k có tương quan nghịch biến (-).
Ln_Mal: Logarit của số bệnh nhân sốt rét, đơn vị tính là số người. Một cách
hợp lý thì người bị nhiễm bệnh sốt rét sẽ khó có thể làm việc với hiệu quả giống như khi họ đang khỏe mạnh. Nghiên cứu kỳ vọng tác động của sốt rét lên FDI là nghịch biến (-).
Ln_TBmp100k: Logarit của tử xuất bệnh lao âm tính HIV trên 100.000 dân.
Đơn vị tính là số người. Giống như bệnh sốt rét, bệnh lao cũng có tác động đến lực lượng lao động theo chiều hướng tương đồng. Không nhiều thì ít, doanh nghiệp đa quốc gia sẽ phần nào nản lòng nếu nền kinh tế mà họ dự định chuyển vốn FDI có quá nhiều ca bệnh lao được báo cáo. Bài nghiên cứu này kỳ vọng tác động nghịch biến (-) của bệnh lao đến FDI.
Nhìn lại phương trình px ở mục 3.1 của chương này, và theo cách hiểu phổ biến về mối quan hệ giữa bệnh truyền nhiễm và sức khỏe y tế, có thể nhận ra rằng giá trị lượng hóa của khái niệm X tăng lên chỉ khi các chỉ báo hay dữ liệu thống kê về số ca bệnh truyền nhiễm được nhìn thấy trong xu hướng giảm. Nói cách khác, số ca bệnh truyền nhiễm được thống kê sẽ quan hệ tỷ lệ thuận với biến đo lường hay đại diện cho chi phí địa phương của nhập lượng.
Mơ hình kinh tế lượng ln tồn tại phần dư ε đại diện cho những yếu tố chưa lường trước được hoặc những yếu tố mà sự hạn chế chuỗi dữ liệu theo thời gian hoặc theo mẫu quan sát hoặc cả hai. Hai trong số những yếu tố quan trọng được tác
giả chú ý nhất là thuế quan, yếu tố tiêu biểu thể hiện rào cản cho hoạt động giao
thương quốc tế, và quyền sở hữu tài sản, cái xuất hiện trong nghiên cứu của
Desbordes và Azémar (2008). Tuy nhiên, các số liệu về yếu tố này khá hạn chế về cả thời gian lẫn khơng gian, và nó chỉ phong phú khi thống kê ở các quốc gia phát triển. Rất khó có thể bình qn hóa thuế suất nhập khẩu để sử dụng làm dữ liệu, và hầu hết các nền kinh tế thu nhập trung bình đều chỉ thu thập được thông tin về quyền sở hữu tài sản trong thời gian gần đây, chẳng hạn như Việt Nam chỉ có dữ liệu về yếu tố này từ báo cáo của WB từ năm 2011. Do đó, các biến số dự kiến như
tariff, đo lường thuế suất nhập khẩu và property_right, đo các mức độ của quyền sở
hữu tài sản, tuy về mặt lý thuyết đều có ảnh hưởng đến FDI (Desbordes và Azémar, 2008), sẽ khơng hiện diện trong mơ hình kinh tế lượng của nghiên cứu này.
3.3. Lập luận về nhận diện ngoại tác
Bên cạnh lập luận dựa trên quan điểm sức khỏe là chi phí nhập lượng khi nói về tác động của mơi trường kiểm sốt bệnh truyền nhiễm đến đầu tư nước ngoài, nghiên cứu này cũng đề xuất phương pháp nhận diện ngoại tác. Giả sử rằng khơng có sự thay đổi theo quy mơ, thì lượng vốn FDI mà một quốc gia nhận được Y phụ
thuộc vào lượng lao động L, vốn dồn tích K, và mơi trường kiểm sốt bệnh truyền
nhiễm X theo hàm Cobb-Douglas sau:
Y = A Xβ Kα L1-α-β
Để đơn giản cho việc giải thích, tác giả giả định rằng chỉ xem xét sự thay đổi của chi phí địa phương của nhập lượng ở lĩnh vực kiểm soát dịch bệnh, tạm thời xem các yếu tố nhập lượng khác là khơng đổi. Theo đó, sự thay đổi chi phí nhập lượng địa phương chỉ đơn giản là thay đổi điều kiện y tế sức khỏe của địa phương nhận vốn. Trong điều kiện tổng quát, ngoại tác được giả định cân bằng với sự chênh lệch giữa chi phí địa phương của nhập lượng khi địa phương có khả năng kiểm sốt bệnh nhìn chung là tốt (px) và chi phí này khi kiểm sốt bệnh khơng được tốt (p’x). Theo lập luận này, hàm chi phí địa phương của nhập lượng có biến X với ý nghĩa là khả năng kiểm soát dịch bệnh ở địa phương tiếp nhận vốn là tốt, và trường hợp biến
1
φX ngụ ý địa phương đó khơng kiểm sốt tốt bệnh truyền nhiễm. Nếu dòng vốn
đầu tư nước ngồi lo ngại tình trạng mơi trường y tế xấu nhiều hơn là hứng thú với mơi trường y tế tốt, thì φ>1; cịn nếu dịng vốn cảm thấy được khuyến khích nhiều đối với môi trường y tế tốt nhưng ít nản lịng đối với mơi trường y tế xấu, thì 0<φ<1.
Hàm chi phí địa phương của nhập lượng khi địa phương đó khơng kiểm sốt tốt dịch bệnh sẽ có dạng:
p’x = β YL φX