Khái quát các chủ trương, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cơ chế tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

tài dự án tại TP .HCM

3.1.1. Khái quát các chủ trương, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước trong

trong quản lý các đề tài, dự án KH&CN

3.1.1.1 Các chủ trương chính sách, đường lối của Nhà nước

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm đổi mới cơ chế tài chính cho KH&CN nói chung. Có thể nêu lên một số văn bản chủ yếu liên quan đến nội dung nay như sau:

- Luật Khoa học công nghệ ban hành ngày 18/06/2013 và Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN;

- Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 về quy định và đầu tư cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN;

- Nghị quyết Trung ương số 20-NQ/TW (Khoá XI) ký ngày 01 tháng 11 năm 2012 về phát triển khoa học, cơng nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

- Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011- 2015 Ban hành kèm theo Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ;

-28-

- Thơng tư liên tịch 49/2014/TTLT-BTC-BKHCN Hướng dẫn quản lý tài chính của Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

- Thông tư liên tịch 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ban hành ngày 07 tháng 05 năm 2007 về việc hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự tốn kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng ngân sách Nhà nước do Bộ Tài Chính- Bộ KH&CN ban hành;

- Thông tư 97/2010/TT-BTC ký ngày 06/7/2010 quy định chế độ cơng tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

- Căn cứ Quyết định số 18/2006/QĐ-BKHCN ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006 – 2010;

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 11 năm 2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2006/QĐ-BKHCN ngày 15 tháng 9 năm 2006;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Liên Bộ Tài chính, Bộ khoa học và cơng nghệ về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước;

- Quyết định 3187/QĐ-UBND ngày 20 tháng 07 năm 2007 quản lý các đề tài, dự án thuộc các chương trình KH&CN của TP.HCM;

- Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28/5/2011 của UBND TP Hồ Chí Minh Ban hành quy định về thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kích cầu của TP.HCM;

- Theo Nghị quyết Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2011 - 2015, chương trình hồn tồn phù hợp với những mục tiêu phát triển giáo dục - đào

-29-

Những văn bản pháp lý này là rất quan trọng để tạo điều kiện đổi mới và ứng dụng vào thực tiễn hoạt động KH&CN của TP.HCM tạo điều kiện cho TP.HCM phát triển hoạt động KH&CN thông qua nguồn kinh phí ngân sách Trung ương đến Ngân sách Thành phố.

3.1.1.2 Nguồn tài chính đối với hoạt động KH&CN từ nguồn ngân sách nhà nước của TP.HCM nhà nước của TP.HCM

Để nghiên cứu cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN tại TP.HCM, chúng ta cần làm rõ những quy định hiện hành về nguồn tài chính từ NSNN cho hoạt động KH&CN nói chung như sau:

- Theo nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 về quy định và đầu tư cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, đầu tư từ NSNN cho KH&CN bao gồm vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp.

- Vốn đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ bản các tổ chức KH&CN như điều tra cơ bản KH&CN, đầu tư trang thiết bị, nâng cấp các tổ chức KH&CN.

- Kinh phí sự nghiệp khoa học (SNKH) được chia thành hai bộ phận là kinh phí SNKH khu vực Trung ương và kinh phí cho SNKH của TP.HCM. Hằng năm, theo quy định của Quốc hội TP.HCM được trích chi 2% cho KH-CN trong tổng chi ngân sách hằng năm. Như vậy, ước tính hằng năm TP.HCM có hơn 1.000 tỷ đồng cho hoạt động KH&CN. Kinh phí chi NSNN hằng năm chủ yếu cho hạ tầng phát triển khoa học và công nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh. Riêng kinh phí cho các đề tài dự án KH&CN hằng năm khoảng hơn 150 tỷ đồng. Điều này chưa xứng tầm với TP.HCM trong hoạt động nghiên cứu KH&CN.

- Đối với kinh phí sự nghiệp khoa học từ khu vực trung ương, hằng năm từ sự đề xuất của các đơn vị nghiên cứu KH&CN TP.HCM, UBND TP.HCM tập hợp và xem xét đặt hàng Bộ KH&CN các đề tài dự án phục vụ cho sự phát triển TP.HCM.

3.1.1.3 Mơ hình thẩm định tài chính hiện tại các chương trình KH&CN của Sở khoa học và cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

-30-

Hiện tại, mơ hình cho việc thẩm định tài chính các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Sở KH&CN TP.HCM thực hiện theo quy chế quản lý các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học theo Quyết định số

3187/QĐ-UBND ký ngày 20/07/2007 [9] được trình bày như sau:

Hình 3.1- Mơ hình quản lý tài chính các đề tài tại Sở KH&CN TP.HCM

Mơ hình quy trình quản lý, thẩm tra tài chính các đề tài KH&CN các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học theo Quyết định số 3187/QĐ-

UBND ký ngày 20/7/2007 mà Sở KH&CN TP.HCM thực hiện đã được nhiều Sở KH&CN trong cả nước áp dụng làm cơ sở cho cơng tác thẩm định tài chính cho các đề tài tại từng địa phương của mình. Thực hiện theo quy định về khốn kinh phí theo Thơng tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC- BKHCN ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2006 của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ KH&CN hướng dẫn về quản lý tài chính các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 và Thông tư Liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 về việc hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự tốn kinh phí đối với các đề tài, dự án nghiên cứu KH&CN có sử dụng ngân sách Nhà

-31-

nước là những cơ sở quan trọng nhất để Sở KH&CN TP.HCM thực hiện việc giám sát chi tiêu trong lĩnh vực KH&CN.

Các quy định về quản lý tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong các văn bản nói trên được thiết kế với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện kiểm soát các khoản chi tiêu cho KH&CN. Chính vì vậy, các khoản chi thường được chia nhỏ thành các chuyên đề, các hạng mục rất chi tiết, theo định mức chi cụ thể, rõ ràng và được quy định trong các văn bản chế độ. Chủ nhiệm đề tài, dự án cũng phải thuyết minh các dự tốn kinh phí chi tiết ngay từ đầu và trong quá trình thực hiện phải đảm bảo không được chi sai so với thuyết minh dự toán ban đầu đẫ được hội đồng tài chính thẩm định. Một số khoản chi phải có hồ sơ, có hóa đơn, chứng từ hợp lệ để thanh quyết toán (Chỉ định thầu, Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu, Biên bản bàn giao, Biên bản thanh lý hợp đồng…)

Như vậy, quá trình thẩm tra và quyết toán theo các quy định Nhà nước nói trên đảm bảo kinh phí NSNN được chi tiêu đúng. Tuy nhiên, theo thời gian quy định quản lý đề tài, dự án theo quy chế quản lý các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học theo Quyết định số 3187/QĐ-UBND ký ngày 20/7/2007 có nhiều bất cập và không phù hợp. Trong khuôn khổ những sáng kiến rút ra từ kết quả nghiên cứu cơ chế tài chính, giải ngân của 5 năm qua (2010-2014), tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến chỉnh sửa nhiều nội dung không phù hợp, dẫn đến nhiều ràng buộc, khó khăn cho các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu. 80 cuộc khảo sát thông tin về cơ chế tài chính hiện tại cho các đề tài, dự án được gửi đến các nhà khoa học, các nhà quản lý để làm cơ sở đánh giá cho ý kiến của bản thân được khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích cơ chế tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)