tài dự án tại TP .HCM
3.2 Tổng kết chương 3
Tổng kết chương, có thể nêu một số điểm tổng quát về thực trạng chính sách về cơ chế tài chính cho KH&CN ở TP.HCM hiện nay như sau:
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước quan tâm và đưa ra nhiều chính sách nhằm tạo ra nhiều cơ hội trong việc huy động nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng bao gồm các doanh nghiệp và nhà khoa học cũng như các đơn vị làm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc huy động và sử dụng kinh phí gặp nhiều khó khăn do một số cơ chế chính sách tài chính ban hành đã củ và không theo kịp với sự phát triển KH&CN của Thành phố.
Thứ hai, luận văn đã mơ tả một cách có hệ thống những điểm bất cập trong hoạt động quản lý tài chính KH&CN tại Sở KH&CN TP.HCM khi áp dụng Quyết định số 3187/QĐ-UBND ký ngày 20/7/2007 của UBND TP.HCM về việc quản lý đề tài, dự án KH&CN đến thời điểm hiện nay cũng như Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC- BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 và Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ban hành ngày 07 tháng 5 năm 2007.
-38-
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
HỒN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN TẠI TPHCM TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1 Phương hướng hồn thiện cơ chế tài chính cho hoạt động quản lý các đề tài dự án tại TP.HCM
4.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến phương hướng hoàn thiện cơ chế tài chính cho hoạt động quản lý các đề tài dự án tại hoàn thiện cơ chế tài chính cho hoạt động quản lý các đề tài dự án tại TP.HCM
Sau gần 27 năm tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện, TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh được củng cố, an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống được cải thiện. Từ một thành phố với thu nhập trung bình thấp, TP.HCM đã gia nhập vào các thành phố có thu nhập trung bình với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,6%/năm (2014), thu nhập bình quân đầu người từ mức 98 USD năm 1990 vươn tới 5.131 USD năm 2014.
Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế năm 2015 (% trong GDP): dịch vụ: 57%, công nghiệp: 42%, nông nghiệp: 1% theo Nghị quyết Đảng bộ lần thứ IX giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh các ngành truyền thống như chế biến thực phẩm, dệt may, cơ cấu công nghiệp đã chuyển dần mũi nhọn sang các ngành then chốt như năng lượng, hóa chất, chế tạo máy, công nghệ thông tin và truyền thông, vi mạch điện tử, các ngành có hàm lượng cơng nghệ và giá trị gia tăng cao, tăng cường xuất khẩu và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nông nghiệp đang được tái cơ cấu theo hướng bền vững, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các vùng chuyên canh, sản xuất quy mô lớn, khu nông nghiệp công nghệ cao, liên kết sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Lĩnh vực dịch vụ cũng duy trì tăng
-39-
trưởng ở một số ngành có tiềm năng, lợi thế, hàm lượng cơng nghệ và giá trị gia tăng cao như du lịch, công nghệ thông tin, truyền thông, vi mạch - điện tử.
Bên cạnh đó, với các bài học phát triển hoạt động R&D từ các nước có hồn cảnh tương đồng như Việt Nam trước đây như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…, sau 30 năm đầu tư phát triển KH&CN họ đã trở thành những nước hàng đầu thế giới về sự phát triển. Việt Nam đang có lợi thế để bức phá lớn để thốt khỏi bẫy thu nhập trung bình thơng qua hoạt động nghiên cứu KH&CN. Tất cả điều này chỉ được thành công khi chúng ta phải từng bước thay đổi cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động R&D. Hiện nay, đầu tư cho lĩnh vực KH&CN là một trong những lĩnh vực nhận được sự ưu tiên cao của NSNN. Nguồn NSNN dành cho KH&CN đã đạt tỷ lệ 2% tổng chi NSNN hàng năm theo mục tiêu đề ra. [7]
So với GDP thì tổng chi NSNN cho KH&CN của Việt Nam những năm gần đây ở mức xung quanh 0,6%. Đây là mức không thấp hơn quá nhiều so với mức chi ngân sách chính phủ các nước cho KH&CN, ví dụ Nhật Bản là 0,64% GDP (2008), Mỹ là 0,75% GDP (2008), Hàn Quốc là 0,8% GDP (2007), thậm chí so với một số nước còn cao hơn (Trung Quốc, năm 2007 đầu tư chính phủ cho KH&CN chỉ là 0,36% GDP). Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn trong cơ cấu đầu tư cho KH&CN giữa khu vực công và khu vực tư của Việt Nam so với các quốc gia khác là một tỷ trọng lớn đầu tư cho KH&CN, ở Việt Nam chủ yếu là từ nguồn NSNN nên tổng mức đầu tư xã hội cho KH&CN của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước. Trong tổng mức đầu tư cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam, đầu tư của NSNN chiếm khoảng 65-70% tổng đầu tư toàn xã hội cho hoạt động KH&CN.
Tuy nhiên, thành tựu và sự kỳ vọng của xã hội cho sự đột phá của đất nước thông qua đầu tư hoạt động R&D chưa được xứng tầm. Một phần quan trọng đó chính là việc chưa có một phương hướng và giải pháp đúng trong việc quản lý nguồn tài chính NSNN cho hoạt động R&D thơng qua các đề tài, dự án.
-40-
4.1.2 Phương hướng hoàn thiện cơ chế tài chính cho hoạt động quản lý đề tài, dự án KH&CN TP.HCM
Thứ nhất, điều chỉnh cơ chế tài chính áp dụng các đề tài, dự án nghiên
cứu KH&CN nhằm tăng việc hiệu quả sử dụng kinh phí cho đầu tư hoạt động R&D tại TP.HCM;
Thứ hai, cải tiến quy trình quản lý và hồn thiện cơ chế quy trình sử dụng
kinh phí đối với các đề tài, dự án nghiên cứu KH&CN TP.HCM;
- Theo chủ trương của lãnh đạo Thành phố, trong định hướng sử dụng nguồn tài chính từ NSNN đầu tư cho KH&CN của TP.HCM cần tập trung đầu tư cho nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược, phục vụ cơng ích và các hướng KH&CN ưu tiên như vi mạch, công nghệ sinh học, vật liệu mới, cơ khí theo nghị quyết đại hội đảng bộ lần thứ IX giai đoạn 2011-2015;
- Có cơ chế và chính sách trực tiếp sử dụng các nhà khoa học đầu ngành trong các trung tâm khoa học lớn của TP.HCM (thuộc các Khu Cơng Nghệ Cao và các Viện nghiên cứu có đội ngũ mạnh) qua hình thức giao nhiệm vụ và kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ mà Lãnh đạo thành phố đề ra;
- Có cơ chế thay đổi việc xây dựng kế hoạch kinh phí hằng năm cho hoạt động KH&CN tại TP.HCM cũng như nâng cao mức trần kinh phí các đề tài dự án theo từng lĩnh vực đáp ứng được thực tiễn;
4.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý hồn thiện cơ chế tài chính cho hoạt động quản lý đề tài, dự án KH&CN TP.HCM
Thứ nhất, giải pháp đổi mới cơ chế phân bổ nguồn đầu tư tài chính từ
ngân sách Nhà nước đối với hoạt động KH&CN tại TP.HCM.
- Điều này đã được kiến nghị trong việc sửa đổi Khoản 1,2,3, 4, Điều 3 theo Quyết định số 3187/QĐ-UBND ký ngày 20/7/2007 của UBND TP.HCM và qua khảo sát đã được các nhà khoa học cũng như các đơn vị nghiên cứu đồng tình. Trong đó, Sở KH&CN TP.HCM sau khi nhận được bố trí tổng kinh phí
-41-
giải ngân các đề tài dự án chuyển tiếp của những năm trước trên cơ sở đề tài đã quyết tốn giai đoạn. Đó là một quy trình “bất di, bất dịch” phải trải qua, điều này không làm mất đi tính thời sự của đề tài, dự án.
Trong trường hợp kinh phí cấp khơng đủ, Sở KH&CN TP.HCM báo cáo UBND Thành phố cấp bổ sung kinh phí thực hiện thơng qua Sở Tài chính. Trong trường hợp đề tài, dự án đã có kế hoạch triển khai trong năm nhưng chưa thực hiện thì tổng kinh phí cịn lại được chuyển sang năm sau để tiếp tục thanh toán cho các đề tài chuyển tiếp. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học linh động trong việc triển khai các hoạt động KH&CN tại đơn vị vì tính đặc thù so với các hoạt động khác. Tại Mục I.3 khoản b của Thông tư 108/2008/TT-BTC ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2008 về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm hướng dẫn: “Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ trong thời gian thực hiện chương trình, dự án, đề tài được cấp có thẩm quyền giao hoặc hợp đồng ký kết với Chủ nhiệm chương trình thì số dư dự toán của các trường hợp được chuyển sang ngân sách năm sau chi tiếp theo chế độ quy định (cơ quan có thẩm quyền khơng phải xét chuyển)” .
Thứ hai, giải pháp đổi mới cơng tác khốn chi ra tới sản phẩm cuối cùng;
khoán chi từng phần; mua sản phẩm khoa học - công nghệ và được thực hiện theo quy định hiện hành thay cho việc áp dụng khoán chuyên đề theo quy định về khốn kinh phí theo Thơng tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC- BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ KH&CN.
- Điều này được kiến nghị trong việc sửa đổi khoản 3 điều 29 theo Quyết
định số 3187/QĐ-UBND ký ngày 20/7/2007 của UBND TP.HCM. Lý do điều chỉnh: Áp dụng theo Luật KH&CN 2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014, Nghị định 95/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 và một số dự thảo thơng tư về tài chính cho KH&CN có các hình thức như trên.
-42-
- Trong Quyết định số 3187/QĐ-UBND ký ngày 20/7/2007 của UBND TP.HCM đề nghị tổ thẩm định tài chính các đề tài dự án nghiên cứu KH&CN tại TP.HCM nói riêng bao gồm 3 sở ban ngành gồm Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Sở KH&CN. Tuy nhiên, vấn đề này dẫn đến việc thẩm định khơng chính xác do các 3 Sở nói trên chỉ quản lý vĩ mơ, khơng có kinh nghiệm, khơng đủ chun môn để xác định đến từng chuyên đề mà đề tài thì đa lĩnh vực. Ngồi ra, Sở KH&CN TP.HCM khơng chủ động được công tác thẩm định, phải chờ đợi gây tốn nhiều thời gian. Chính vì vậy, việc thành lập tổ thẩm định tài chính: đề xuất giao quyền chủ động cho sở KH&CN TP.HCM trên cơ sở chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố tại công văn số 5853/UBND-CNN ngày 10 tháng 11 năm 2014 là hợp lý.
- Về thẩm định kinh phí, Sở khoa học và cơng nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh được quyền chủ động thẩm định dự tốn kinh phí của đề tài, dự án khoa học theo đúng quy định đối với các đề tài, dự án khoa học cơng nghệ có dự tốn kinh phí được xây dựng từ 300 triệu đồng trở lên (thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) và 600 triệu đồng trở lên (thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ). Nay điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, nâng mức từ 600 triệu đồng trở lên (thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) và 1 tỷ đồng trở lên (thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ). Lý do điều chỉnh là do vật giá đã biến động cao so với thời kỳ 2007.
4.3. Kết luận và kiến nghị
Như chúng ta đã biết, Khoa học và Cơng nghệ chính là động lực phát triển của đất nước. Hơn ai hết, TP.HCM là một trong những nơi có nhiều điều kiện, có một đội ngủ các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của KH&CN của nước nhà. Song để TP.HCM hoàn thành tốt hơn được nhiệm vụ đặt ra, cần có sự đảm bảo nguồn lực cả về nhân tài và vật lực. Hay nói cách khác, việc đầu tư cho hoạt động KH&CN tại TP.HCM phải được quan tâm đầy đủ, đúng mức. Trong đó, việc thay đổi cơ chế đầu tư và quản lý tài chính cho KH&CN tại TP.HCM là trách nhiệm không
-43-
chỉ của Nhà nước, của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội mà còn mỗi cá nhân trong xã hội. Như một phần đóng góp nhỏ vào trong sự nghiệp phát triển KH&CN tại TP.HCM, trong luận văn này, tôi đã chú trọng làm rõ những điểm sau:
Thứ nhất, đã khái quát tổng thể cơ chế quản lý tài chính đối với KH&CN
tại TP.HCM thông qua hoạt động của Sở KH&CN TP.HCM. Từ đó thấy rõ những thực trạng hoạt động quản lý cơ chế tài chính bất cập, đang gặp phải tại TP.HCM trong việc thúc đẩy hoạt động phát triển KH&CN tại TP.HCM.
Thứ hai, luận văn đã góp phần đưa ra phương hướng và giải pháp trong
việc hoàn thiện, điều chỉnh các điều khoản trong Quyết định số 3187/QĐ- UBND ký ngày 20/7/2007 của UBND TP.HCM nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý
tài chính cho hoạt động KH&CN đóng trên địa bàn TP.HCM. Đây được xem là sự thay đổi cơ chế đầu tiên trong cả nước trong việc hoàn thiện cơ chế mới trong quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN trên cả nước từ trước tới nay.
Kiến nghị: Trong khn khổ thời gian nghiên cứu cịn hạn hẹp, việc tiếp
cận với các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu có nhiều cố gắng nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn khi trưng cầu ý kiến, quy mô nghiên cứu đang dừng lại trên một địa bàn là thành phố Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, việc việc thay đổi cơ chế quản lý tài chính này có sức ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo ra một hành lang thơng thống trong cơ chế kiểm sốt tài chính mà chủ nhiệm các đề tài phải đối mặt, điều này cũng chính là giao quyền tự chủ hơn cho các nhà nghiên cứu trong sự nghiệp đóng góp tinh hoa chất xám cho sự phát triển KH&CN của Thành phố. Nếu được, luận văn này có thể phát triển thành mơ hình quản lý tài chính cho hoạt động quản lý đề tài dự án trên cả nước từ mơ hình cơ chế mới mà luận văn đề nghị hiệu chỉnh và hoàn thiện.
-44-
4.5 Tổng kết chương 4
Chương 4 của luận văn, trên cơ sở xác định được phương hướng và mạnh dạn đưa ra giải pháp cho việc thay đổi cơ chế quản lý tài chính cho các đề tài, dự án nghiên cứu KH&CN tại TP.HCM bằng cách hiệu chỉnh các điều khoản
Quyết định số 3187/QĐ-UBND ký ngày 20/7/2007 của UBND TP.HCM, đáp
ứng cho phù hợp với giai đoạn phát triển trong thời gian tới, nhằm tạo ra một cơ chế thơng thống hơn trong hỗ trợ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu thực hiện được việc công hiến chất xám của bản thân thơng qua các cơng trình nghiên cứu cho Thành phố.
-45-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1]. Đỗ Thị Quỳnh Hương, Hồn thiện quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua việc vận dụng mơ hình quản trị sáu Sigma, Luận văn Thạc sĩ quản lý Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn TP.HCM – ĐHQG Hà Nội, năm 2011;
[2]. Hồ Thị Hải Yến, Hồn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động Khoa học và cơng nghệ trong các trường Đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ – Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008;
http://www.most.gov.vn/Desktop.aspx/Chi-tiet-bai-viet/Tin-tong- hop/Cong_bo_Ngay_khoa_hoc_va_cong_nghe_Viet_Nam/
[3]. Ngô Đức Thể, Minh bạch trong đầu tư và quản lý khoa học: Việt Nam đang rất thiếu, Tạp Chí Tia Sáng, Bộ Khoa học và Cơng nghệ, 2012;
[4]. Nguyễn Hồng Sơn, Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và cơng nghệ ở Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp hồn thiện, tạp chí Kinh tế và