Chuẩn mực của Basel liên quan đến xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.5 Chuẩn mực của Basel liên quan đến xếp hạng tín dụng

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một Ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập năm 1975 bởi các Thống đốc ngân hàng Trung ương của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Anh và Mỹ). Ủy ban tổ chức các cuộc họp thường niên tại trụ sở ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại Thành phố Basel (Thụy Sỹ).

Từ khi hiệp ước Basel II của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ra đời năm 2004 đã có những nỗ lực đáng kể trong việc đo lường và quản trị rủi ro của danh mục tín dụng của ngân hàng. Mục đích quan trọng của Basel II là đảm bảo ngân hàng có một quy trình quản lý rủi ro lành mạnh qua đó đảm bảo an tồn cho hệ thống tài chính nói chung. Một trong những yêu cầu của Basel II là các ngân hàng cần phải có một quy trình để xác định mức an tồn vốn tương ứng với mức rủi ro của mình và các biện pháp để duy trì mức vốn của ngân hàng. Theo đó, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) yêu cầu các ngân hàng có thể lựa chọn một trong hai cách để đo lường rủi ro tín dụng và tính tốn nhu cầu vốn để phịng ngừa rủi ro tín dụng. Cách thứ nhất là đo lường rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng đánh giá của cơ quan giám sát ban hành hoặc những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập (phương pháp chuẩn hóa). Cách thứ hai là các ngân hàng sử dụng đánh giá XHTD nội bộ của mình để tính tốn hệ số rủi ro. Trong trường hợp các ngân hàng muốn sử dụng cách thứ hai thì cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng (tại Việt Nam là thanh tra NHNN hoặc NHNN). Đây được xem là một trong những căn cứ cho sự ra đời của XHTD nội bộ trong ngân hàng hiện nay.

Thứ nhất: Dựa trên XHTD, ngân hàng có thể đo lường và tính tốn được hệ số rủi ro

hệ số rủi ro cho tất cả các khách hàng, nhằm đáp ứng theo yêu cầu của Basel II. Như vậy, các tài sản có rủi ro được áp dụng theo từng hệ số rủi ro và từ đó tính tốn được tổn thất tín dụng ước tính theo yêu cầu của Basel II. Dựa trên tổn thất tín dụng ước tính, Ngân hàng có thể định giá khoản cho vay.

Thứ hai: Dựa trên XHTD nội bộ, Ngân hàng có thể theo dõi được sự chuyển hạng

rủi ro của khách hàng nhằm tính tốn được xác suất chuyển hạng tín nhiệm của khách hàng và thiết lập được ma trận chuyển hạng tín nhiệm của khách hàng. Đây là một trong những thơng số đầu vào khơng thể thiếu khi tính VAR (Value at Risk)- một cách xác định vốn kinh tế.

Basel II khuyến khích các ngân hàng dựa vào cách tiếp cận nội bộ để đo lường rủi ro chính xác, thực chất là cách xác định vốn kinh tế dựa vào khung VAR. VAR dùng để đo lường tổn thất tối đa của tài sản ví dụ như danh mục cho vay, danh mục đầu tư chứng khoán…trong một khoảng thời gian cho trước với một mức tin cậy nhất định. Để có thể ước tính VAR của danh mục cho vay cần có một số thơng tin đầu vào nhất định bao gồm: (1) Xác suất chuyển hạng tín nhiệm của khách hàng sau một năm; (2) Tổn thất ước tính trong trường hợp khách hàng khơng hồn trả; (3) Tương quan của các khoản vay trong danh mục cho vay.

Nhìn chung các nước trên thế giới đang dần xem XHTD là một phương pháp đo lường rủi ro tín dụng khoa học và hiệu quả, một tiêu chí để ứng dụng quy trình quản trị theo Basel II.

1.6 Một số mơ hình xếp hạng tín nhiệm trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

1.6.1 Mơ hình xếp hạng tín nhiệm của Moody’s và Standard & Poors

Moody’s Investors Services (Moody’s) và Standard & Poor’s (S&P) là hai tổ chức tín nhiệm có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới. Ngày nay, các tổ chức này của Mỹ hoạt động trên các thị trường tài chính lớn và cả những thị trường mới nổi trên toàn cầu. Họ thực

hiện các đánh giá độc lập và báo cáo về rủi ro tín dụng, và khơng tham gia vào các giao dịch trên thị trường vốn vì vậy kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức này mang tính minh bạch cao và được sử dụng bởi rất nhiều người tham gia vào thị trường vốn. Những tổ chức này đã đóng góp vai trị quan trọng đối với thị trường tài chính thế giới. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực chính là đánh giá mơi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị của doanh nghiệp chú trọng vào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Đối với Moody’s xếp hạng chất lượng công cụ nợ dài hạn của doanh nghiệp cao nhất từ Aaa sau đó thấp dần đến C.

So với Moody’s thì hệ thống ký hiệu xếp hạng cơng cụ nợ dài hạn của S&P đi từ mức AAA (phản ánh chất lượng tín dụng tốt nhất) thấp dần xuống D (phản ánh doanh nghiệp phát hành nợ bị vỡ nợ và người phát hành đã gặp khó khăn về nghĩa vụ tài chính). Thêm vào đó, việc bổ sung những dấu (+) hoặc dấu (-) đi kèm theo các ký hiệu sẽ cung cấp một sự phân biệt rõ ràng hơn trong phạm vi xếp hạng từ AA đến CCC. Ví dụ, mức xếp hạng AA+ chỉ ra rằng mức độ tín nhiệm cao hơn so với mức xếp hạng AA, và xếp hạng AA- thì có mức độ tín nhiệm thấp hơn so với mức xếp hạng AA. Để đánh giá mức độ tín nhiệm của một doanh nghiệp, S&P tập trung vào các thuộc tính chứng minh khả năng và sự sẵn sàng thanh toán đầy đủ và đúng với các điều khoản về nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp. Để cho ra ý kiến, S&P phải chấm điểm hàng loạt các tiêu chí liên quan đến tình hình kinh doanh và tài chính có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Ví dụ, phân tích xếp hạng tín nhiệm của một doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến cả yếu tố tài chính và phi tài chính, cả định tính và định lượng như: ảnh hưởng của kinh tế tới doanh nghiệp, tính pháp lý, mức độ ảnh hưởng bởi tình hình chính trị của quốc gia, các thuộc tính về quản lý và quản trị doanh nghiệp, những chỉ số hiệu quả hoạt động quan trọng, xu hướng cạnh tranh, triển vọng về nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quyền sáng chế và quan hệ lao động…S&P sử dụng những phân tích

định tính và tương tác và phân tích này địi hỏi phải có sự tham gia vào phỏng vấn, đối thoại với các cấp quản lý của doanh nghiệp để có thêm thơng tin và cái nhìn sâu sắc về vị trí hiện tại và kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, khi S&P đã đánh giá doanh nghiệp thì sẽ theo dõi hoặc tiến hành giám sát doanh nghiệp đó theo thời gian. S&P có thể điều chỉnh đánh giá về doanh nghiệp nếu như có những thay đổi lớn gây rủi ro cho doanh nghiệp như thay đổi về điều kiện thị trường, triển vọng kinh doanh và vốn. Bảng 1.1 dưới đây thể hiện chi tiết hệ thống ký hiệu cơ bản về xếp hạng trả nợ và cam kết tài chính trong dài hạn của Moody’s và S&P.

Bảng 1.1: Hệ thống ký hiệu cơ bản về xếp hạng trả nợ và cam kết tài chính trong dài

hạn của Moody’s và S&P

Moody’s S&P Ý nghĩa

Aaa AAA Tài chính doanh nghiệp cực kỳ mạnh mẽ-

Extremely strong Aa1, Aa2, Aa3 AA+, AA, AA- Rất mạnh- Very strong A1, A2, A3 A+, A, A- Mạnh- Strong

Baa1, Baa2,

Baa3 BBB+, BBB, BBB-

Doanh nghiệp có đầy đủ khả năng trả nợ- Adequate

Ba1, Ba2, Ba3 BB+, BB, BB- Doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ nhưng rất ít- less vulnerable

B1, B2, B3 B+, B, B- Nhiều nguy cơ tổn thất khoản nợ hơn nhóm hạng trên- More vulnerable

Caa,Ca CCC, CC, C

Tương ứng với nguy cơ tổn thất cao hơn- Currently vulnerable, highly vulnerable, highly likely to provide non- payment

C D Doanh nghiệp bị vỡ nợ- Failed to pay

e, p Pr Đánh giá dự kiến ban đầu

WR Thu hồi xếp hạng

SD Vỡ nợ theo bộ phận, các khoản nợ khác vẫn có khả năng hồn trả

1.6.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập, mở cửa tài chính thì việc áp dụng Basel II là yêu cầu cần thiết. Nó giúp tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động của NHTM. Qua nghiên cứu, bài học kinh nghiệm được rút ra đối với HDBank về XHTD khách hàng doanh nghiệp là:

Để xếp hạng đầy đủ, thì hệ thống XHTD phải bao gồm việc đánh giá môi trường ngành, tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với Ngân hàng, triển vọng phát triên của ngành, chính sách của Chính phủ, rủi ro gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp.

Để XHTD phát triển hiệu quả thì u cầu phải xây dựng đầy đủ và tồn diện hệ thống các quy chế, chính sách, quy định làm cơ sở hướng dẫn cho quy trình xếp hạng. Đồng thời, thiết lập một cơ chế phân công, phân nhiệm rõ ràng đi kèm sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để đảm bảo hiệu quả của XHTD doanh nghiệp.

Để có thể đánh giá được một cách khách quan, đúng đắn nhất về khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng phải chú trọng vào chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, CBTD phải được đào tạo, tập huấn để hiểu biết sâu rộng quy trình chấm điểm tín dụng; phải thực sự có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

XHTD đã có một q trình hình thành và phát triển lâu dài tại các nước có nền kinh tế thị trường, đồng thời kết quả XHTD có ý nghĩa rất lớn đối với tổ chức cho vay, nhà đầu tư và cả chủ thể được xếp hạng. Trong chương 1, đề tài nghiên cứu đã trình bày cơ bản lý luận về XHTD, vai trò của XHTD, những lý luận về phương pháp XHTD, và yêu cầu đối với một hệ thống XHTD theo Basel. Những nền tảng lý luận này sẽ tạo cơ sở để phân tích, đánh giá về thực trạng XHTD tại HDBank trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Minh

2.1.1 Q trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP. Hồ Chí Minh được thành lập ngày 04/01/1990 theo Quyết định số 47/QĐ-UB ngày 11/02/1989 của UBND Tp.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng và là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước. Đến nay, vốn điều lệ của Ngân hàng đã đạt 5.000 tỷ đồng. Ngày 16 tháng 3 năm 2012, NHNN ban hành Quyết định số 2096/QĐ-NHNN chấp thuận việc đổi tên Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh thành Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ; các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.

Đến cuối năm 2012, tổng số cán bộ công nhân viên của HDBank là 2.227 người, trong đó khoảng trên 80% nhân viên có trình độ từ đại học trở lên. Tồn hệ thống có mạng lưới hoạt động tại 121 điểm giao dịch trên toàn quốc và được mở rộng về cả quy mơ và vùng địa lý. Trong đó, các điểm giao dịch tập trung nhiều nhất ở khu vực Miền Nam. Các chi nhánh trong hệ thống của HDBank đều được dần đầu tư và nâng cấp theo thiết kế chuẩn của quốc tế. Với bề dày hoạt động trên 20 năm, HDBank đã xây dựng được hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mơ hoạt động, mang tính

chuyên mơn hóa cao và đảm bảo tách bạch chức năng, giảm thiểu xung đột lợi ích trong hoạt động kinh doanh ngân hàng (Phụ lục 01-Mơ hình tổ chức tại HDBank).

HDBank đã thực hiện thành công dự án Tái cấu trúc (2009 – 2012) nhằm mục tiêu xây dựng HDBank trở thành một ngân hàng bán lẻ, đa năng, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong quản lý; tăng cường năng lực tài chính; phát triển cơng nghệ hiện đại; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vững mạnh, chuyên nghiệp; cung cấp các sản phẩm đa dạng, trọn gói với chất lượng cao đáp ứng thỏa mãn yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Song song với việc xây dựng ngân hàng bán lẻ, HDBank bước đầu xây dựng mơ hình ngân hàng đầu tư để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh vốn. Với sự hỗ trợ của Công ty tư vấn quốc tế về chiến lược tái định vị thương hiệu ngân hàng, HDBank đã cho ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới theo hướng tiếp tục kế thừa những tinh hoa trong logo cũ để sử dụng trong bộ nhận diện thương hiệu mới. Việc công bố tên mới và chiến lược thương hiệu đến công chúng là sự kiện quan trọng đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, tồn diện của HDBank, từ định hướng kinh doanh hội nhập đến diện mạo mới và phong cách mới nhằm khẳng định hơn nữa “Cam kết lợi ích cao nhất” cho khách hàng, đối tác, cổ đông, cán bộ nhân viên và cộng đồng xã hội. Trong quá trình hoạt động, HDBank cũng đã nhận được nhiều cờ thi đua, giấy khen, các giải thưởng do các tổ chức uy tín trong và ngồi nước trao tặng như: Cờ thi đua của NHNN Việt Nam trao tặng, Giấy khen của Thủ tướng chính phủ, Giải thưởng chất lượng Quốc gia, Huân chương lao động 2007-2011, Giải thưởng Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất, Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng, Doanh nghiệp hội nhập và phát triển, Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất, Giải thưởng An ninh thông tin Đông Nam Á tiêu biểu 2012 (CSO ASEAN AWARDS 2012), Báo cáo thường niên Vision Awards 2011, Dịch vụ quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam 2012…

Trong xu thế hội nhập của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam để phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu, Ngân hàng đã đề ra mục tiêu nâng tầm về quy mô hoạt

động và năng lực tài chính để trở thành một trong mười tập đồn tài chính hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2018. Theo đó, trong năm 2013, Ngân hàng đã tiến hành mua lại 100% vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV Tài chính Việt (SGVF) để trở thành công ty con của Ngân hàng. Đồng thời đi theo chủ trương của Chính phủ và NHNN nhằm mục đích tái cơ cấu và ổn định nền kinh tế và hệ thống ngân hàng theo hướng an toàn và bền vững, ĐHĐCĐ của Ngân hàng đã thông qua phương án sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đại Á trong năm nay.

2.1.2 Tình hình kinh doanh qua ba năm 2010-2012

Với những diễn biến phức tạp nói chung của nền kinh tế thế giới, hoạt động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)