5. Kết cấu của luận văn
2.5 Đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ
2.5.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì cơng tác XHTD nội bộ tại HDBank còn những hạn chế, như sau:
Thứ nhất: Đối với bộ chỉ tiêu
HDBank đã xây dựng hệ thống XHTD doanh nghiệp áp dụng cho 20 ngành nghề. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề mà Ngân hàng đang có quan hệ tín dụng với dư nợ lớn và có định hướng gia tăng thêm số lượng khách hàng trong tương lai như khách hàng thuộc ngành “Kinh doanh kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ”, “Thương mại xăng dầu, ga” thì hệ thống XHTD vẫn chưa có bộ chỉ tiêu áp dụng cho các loại ngành này. Do đó, kết quả phân loại nợ áp dụng cho khách hàng thuộc các ngành này vẫn cịn chưa được chính xác.
Điểm số tài chính của doanh nghiệp khơng được cập nhật thường xuyên do ngân hàng quy định việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính năm trước liền kề thay vì sử dụng báo cáo tài chính tại thời điểm đánh giá. Điều này sẽ phản ánh khơng chính xác tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm được đánh giá nhất là trong giai đoạn nền kinh tế gặp phải nhiều khó khăn, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp liên tiếp bị sụt giảm.
Phương pháp xếp hạng cịn mang tính chủ quan vì phương pháp đánh giá hiện tại của HDBank đang áp dụng là phương pháp xếp hạng trong đó CBTD quản lý khách hàng là người trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ tiêu đánh giá theo hướng dẫn theo cẩm nang XHTD. Ngân hàng chưa tách bạch bộ phận thu thập thông tin và bộ phận chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Do đó, một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất định tính, dựa trên sự đánh giá của CBTD trực tiếp quản lý q trình chấm mang tính chủ quan, phỏng đoán.
Thứ ba: Về cách thức thực hiện công tác XHTD
Cán bộ làm công tác XHTD đôi khi chưa thực sự ý thức rõ cơng tác XHTD vì phần lớn CBTD của HDBank đều ở độ tuổi tương đối trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thực tế. Hơn nữa, việc triển khai hệ thống mới cũng chưa phải là dài nên một số CBTD vẫn chưa có được những hiểu biết sâu sắc cũng như kinh nghiệm trong việc vận hành hệ thống. Ngoài ra, hầu hết CBTD vẫn chưa được trang bị kiến thức về XHTD một cách đầy đủ, toàn diện do công tác tập huấn của Ngân hàng về cách thức áp dụng hệ thống XHTD cũng như ý nghĩa chỉ tiêu chưa được thực sự chú trọng. Ngân hàng chỉ tiến hành tập huấn lần đầu khi mới ban hành áp dụng hệ thống cho một số cán bộ lãnh đạo phòng khách hàng doanh nghiệp của các chi nhánh để các cán bộ này hướng dẫn lại cho nhân viên. Tuy nhiên khi các cán bộ lãnh đạo nghỉ việc thì việc đào tạo huấn luyện cho các nhân viên mới nhận việc không được tiếp tục thực hiện. Vì kết quả XHTD phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người đánh giá, nên việc
không am hiểu hệ thống đã làm kết quả xếp hạng trở nên kém chính xác. Tại HDBank có trường hợp kết quả XHTD bị sai sót là do CBTD chọn ngành nghề khơng chính xác, nhập sai báo cáo tài chính, nhập sai loại hình sở hữu, khơng thực hiện xếp hạng đối với những khách hàng thuộc đối tượng xếp hàng.
Ngoài hạn chế về kinh nghiệm thực tế, nhiều CBTD hiện nay cịn chưa có tác phong làm việc chuyên nghiệp, CBTD coi trách nhiệm cung cấp thông tin là nghĩa vụ bắt buộc của khách hàng, cịn bản thân ít khi có thói quen giám sát khách hàng một cách thường xuyên liên tục. Điều này dẫn đến một thực tế là khi cần lấy thông tin, khách hàng sẽ trực tiếp đến Ngân hàng để cung cấp thơng tin thay vì CBTD tới các cơ sở để thu thập và xác minh thơng tin. Do đó, nguồn thơng tin từ khách hàng đơi khi là khơng chính xác. Đối với những thơng tin không xác minh được, nhiều CBTD phỏng đoán để chấm điểm chỉ tiêu và cứ thế áp dụng từ kỳ chấm điểm này sang kỳ chấm điểm khác mà không tiến hành thu thập hoặc xác minh lại thông tin. Thu thập thông tin được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình xếp hạng, nếu thơng tin khơng chính xác thì kết quả xếp hạng sẽ khơng chính xác. Và một khi trách nhiệm của CBTD trong khâu này không cao kèm theo việc khơng có cấp nào phê duyệt, xác minh lại thông tin đầu vào trước khi chấm điểm thì rất khó có thể phát huy hiệu quả của hệ thống XHTD. Công tác kiểm sốt lại kết quả đánh giá XHTD cịn mang tính hình thức, chưa thực sự có tác dụng. Kết quả XHTD sau khi được thực hiện chấm bởi CBTD sẽ được phê duyệt bởi cấp lãnh đạo phòng. Đồng thời, định kỳ hàng quý, chuyên viên phụ trách Phòng Quản lý rủi ro tập hợp toàn bộ kết quả XHTD của toàn hàng, đối chiếu lại một số trường hợp có chênh lệch kết quả lớn theo hệ thống XHTD và theo chấm điểm định lượng điều 6, Quyết định 493 và thảo luận với CBTD phụ trách chấm điểm để kiểm tra lại lý do và bằng chứng chấm điểm. Do số lượng khách hàng lớn và ngày càng gia tăng nên việc chỉ bốc mẫu kiểm tra khơng đảm bảo kiểm sốt được tính chính xác kết quả XHTD của toàn bộ danh mục khách hàng. Kết quả này phần nhiều vẫn phụ thuộc vào việc đánh giá của cán bộ trực tiếp thực hiện.
Cơng tác XHTD đối với khách hàng có dư nợ vay tại nhiều chi nhánh chưa hợp lý. Hiện tại, việc chấm điểm XHTD được triển khai tại các chi nhánh trong toàn hệ thống HDBank. Trong trường hợp khách hàng có dư nợ tại nhiều chi nhánh thì việc phân loại nợ sẽ dựa vào kết quả XHTD của chi nhánh nào chấm điểm và gửi về cho phịng Quản lý rủi ro trước thay vì căn cứ vào kết quả XHTD của chi nhánh đánh giá thấp nhất. Các chi nhánh còn lại sẽ căn cứ vào kết quả phân loại nợ của chi nhánh được chọn để ghi nhận kết quả phân loại nợ và dự phịng trích lập (nếu có). Điều này sẽ dẫn đến rủi ro là kết quả phân loại nợ có rủi ro cao khơng được ghi nhận từ đó làm gia tăng rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.
Thứ tư: Nguồn thông tin sử dụng trong công tác XHTD
Hiện tại các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp vay vốn được tính tốn sau đó so sánh với kỳ trước và với số trung bình ngành, nhóm ngành. Mục đích của việc làm này là giúp cho ngân hàng nhận biết được doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào so với tồn ngành. Vì mỗi ngành có đặc thù riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn tới việc tính tốn, đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau thơng qua các chỉ tiêu tài chính cũng khơng giống nhau.
Do Việt Nam vẫn chưa có nhiều thơng tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành, đồng thời mỗi cán bộ phụ trách một số lượng các khách hàng nhất định và thường hoạt động trong một số ngành khác nhau nên việc am hiểu sâu nhiều lĩnh vực khác nhau khi thực hiện XHTD doanh nhiệp hoạt động ở các ngành, lĩnh vực khác nhau có phần khó khăn.
Các thông tin chuyên ngành mà cán bộ trực tiếp đánh giá xếp hạng được thu thập được từ nhiều nguồn: Internet, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh…Tuy nhiên, Ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thơng tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, HDBank chưa xây dựng được bộ phận hỗ trợ chuyên trách
XHTD các đơn vị như: cập nhật các thơng tin về ngành, giải đáp các vấn đề khó khăn trong q trình triển khai trực hiện cơng tác XHTD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, đề tài nghiên cứu đã giới thiệu tổng quát quá trình hình thành và phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh và chính sách tín dụng tại HDBank. Đồng thời đề tài nghiên cứu đã đi vào trình bày thực trạng hệ thống XHTD doanh nghiệp của HDBank để thấy được những thành tựu và hạn chế cần bổ sung sửa đổi nhằm đẩy mạnh hệ thống XHTD doanh nghiệp của HDBank tại chương 3.
CHƯƠNG 3: HỒN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG