Mơ hình xếp hạng tín nhiệm của Moody’s và Standard & Poors

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.6 Một số mô hình xếp hạng tín nhiệm trên thế giới và bài học kinh nghiệm

1.6.1 Mơ hình xếp hạng tín nhiệm của Moody’s và Standard & Poors

Moody’s Investors Services (Moody’s) và Standard & Poor’s (S&P) là hai tổ chức tín nhiệm có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới. Ngày nay, các tổ chức này của Mỹ hoạt động trên các thị trường tài chính lớn và cả những thị trường mới nổi trên toàn cầu. Họ thực

hiện các đánh giá độc lập và báo cáo về rủi ro tín dụng, và khơng tham gia vào các giao dịch trên thị trường vốn vì vậy kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức này mang tính minh bạch cao và được sử dụng bởi rất nhiều người tham gia vào thị trường vốn. Những tổ chức này đã đóng góp vai trị quan trọng đối với thị trường tài chính thế giới. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực chính là đánh giá mơi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị của doanh nghiệp chú trọng vào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Đối với Moody’s xếp hạng chất lượng công cụ nợ dài hạn của doanh nghiệp cao nhất từ Aaa sau đó thấp dần đến C.

So với Moody’s thì hệ thống ký hiệu xếp hạng cơng cụ nợ dài hạn của S&P đi từ mức AAA (phản ánh chất lượng tín dụng tốt nhất) thấp dần xuống D (phản ánh doanh nghiệp phát hành nợ bị vỡ nợ và người phát hành đã gặp khó khăn về nghĩa vụ tài chính). Thêm vào đó, việc bổ sung những dấu (+) hoặc dấu (-) đi kèm theo các ký hiệu sẽ cung cấp một sự phân biệt rõ ràng hơn trong phạm vi xếp hạng từ AA đến CCC. Ví dụ, mức xếp hạng AA+ chỉ ra rằng mức độ tín nhiệm cao hơn so với mức xếp hạng AA, và xếp hạng AA- thì có mức độ tín nhiệm thấp hơn so với mức xếp hạng AA. Để đánh giá mức độ tín nhiệm của một doanh nghiệp, S&P tập trung vào các thuộc tính chứng minh khả năng và sự sẵn sàng thanh toán đầy đủ và đúng với các điều khoản về nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp. Để cho ra ý kiến, S&P phải chấm điểm hàng loạt các tiêu chí liên quan đến tình hình kinh doanh và tài chính có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Ví dụ, phân tích xếp hạng tín nhiệm của một doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến cả yếu tố tài chính và phi tài chính, cả định tính và định lượng như: ảnh hưởng của kinh tế tới doanh nghiệp, tính pháp lý, mức độ ảnh hưởng bởi tình hình chính trị của quốc gia, các thuộc tính về quản lý và quản trị doanh nghiệp, những chỉ số hiệu quả hoạt động quan trọng, xu hướng cạnh tranh, triển vọng về nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quyền sáng chế và quan hệ lao động…S&P sử dụng những phân tích

định tính và tương tác và phân tích này địi hỏi phải có sự tham gia vào phỏng vấn, đối thoại với các cấp quản lý của doanh nghiệp để có thêm thơng tin và cái nhìn sâu sắc về vị trí hiện tại và kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, khi S&P đã đánh giá doanh nghiệp thì sẽ theo dõi hoặc tiến hành giám sát doanh nghiệp đó theo thời gian. S&P có thể điều chỉnh đánh giá về doanh nghiệp nếu như có những thay đổi lớn gây rủi ro cho doanh nghiệp như thay đổi về điều kiện thị trường, triển vọng kinh doanh và vốn. Bảng 1.1 dưới đây thể hiện chi tiết hệ thống ký hiệu cơ bản về xếp hạng trả nợ và cam kết tài chính trong dài hạn của Moody’s và S&P.

Bảng 1.1: Hệ thống ký hiệu cơ bản về xếp hạng trả nợ và cam kết tài chính trong dài

hạn của Moody’s và S&P

Moody’s S&P Ý nghĩa

Aaa AAA Tài chính doanh nghiệp cực kỳ mạnh mẽ-

Extremely strong Aa1, Aa2, Aa3 AA+, AA, AA- Rất mạnh- Very strong A1, A2, A3 A+, A, A- Mạnh- Strong

Baa1, Baa2,

Baa3 BBB+, BBB, BBB-

Doanh nghiệp có đầy đủ khả năng trả nợ- Adequate

Ba1, Ba2, Ba3 BB+, BB, BB- Doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ nhưng rất ít- less vulnerable

B1, B2, B3 B+, B, B- Nhiều nguy cơ tổn thất khoản nợ hơn nhóm hạng trên- More vulnerable

Caa,Ca CCC, CC, C

Tương ứng với nguy cơ tổn thất cao hơn- Currently vulnerable, highly vulnerable, highly likely to provide non- payment

C D Doanh nghiệp bị vỡ nợ- Failed to pay

e, p Pr Đánh giá dự kiến ban đầu

WR Thu hồi xếp hạng

SD Vỡ nợ theo bộ phận, các khoản nợ khác vẫn có khả năng hồn trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP phát triển TPHCM thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)