Nguồn: Fullbright
Khi các NHTM nhà nước là cổ đông lớn của các NHTM cổ phần, các NHTM nhà nước có thể ảnh hưởng đến các NH thuộc nhóm sau trong việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước. Với trường hợp các NHTM có cổ đơng lớn là các doanh nghiệp, thì rất có thể các NHTM này trở thành sân sau, chuyên huy động vốn để tài trợ cho các dự án của mình. Mặc dù theo quy định thì các NH khơng được phép cho các cổ đơng của mình vay vốn, nhưng các NH có thể lách quy định này bằng cách cho các công ty con của các doanh nghiệp vay vốn.
Sở hữu chéo ngân hàng có mặt tích cực là góp phần làm tăng hiểu biết giữa ngân hàng với doanh nghiệp, đồng thời hình thành nên một cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong các doanh nghiệp, ngân hàng. Tuy nhiên, sở hữu chéo ngân hàng cũng có mặt trái, thể hiện qua những trục trặc ngày càng rõ của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây, trong đó, nghiêm trọng nhất là các NHTM đã dùng sở hữu chéo ngân hàng để lách các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động do NHNN Việt Nam ban hành.
Thứ nhất, lách các quy định về vốn khung giám sát đối với NHTMNN: Hướng tới
chuẩn mực giám sát quốc tế theo Hiệp ước Basel, bên cạnh quy định về vốn điều lệ tối thiểu, NHNN đã đưa ra quy định mới về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (capital adequacy ratio - CAR) gồm CAR riêng lẻ và CAR hợp nhất. Theo quy định hiện hành(Thông tư 13 có hiệu lực từ tháng 10 năm 2010) tài sản có được chia thành nhiều loại với mức độ rủi ro khác nhau từ 0% đến 250%. Các tài sản đầu tư an tồn có hệ số rủi ro 0% trong khi các khoản đầu tư rủi ro nhất có hệ số 250% gồm các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán hoặc kinh doanh bất động sản. Đồng thời vốn tự có cũng được chia thành vốn cấp 1và vốn cấp 2 với các thành phần được định nghĩa cụ thể. Theo quy định này, từ tháng 10 năm 2010, CAR của các NHTM phải đạt 9%. Quy định trước đây là chỉ là 8%( Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN) với các phân chia sơ bộ về tài sản và vốn tự có.
Nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng xấu từ hoạt động của công ty con, NHNN đã quy định về tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đối với các NHTM. Quy định về CAR là ví dụ đầu tiên về hiệu lực của khung giám sát đối với NHTMNN. Theo quy định hiện hành (Thông tư 13 có hiệu lực từ tháng 10 năm 2010, đã dẫn) CAR của các NHTM tối thiểu phải đạt 9%. Nhưng tỷ lệ này của CTG chỉ là 8% và của Agribank thậm chí chỉ đạt mức 6,1%( Stoxplus 6 Jul 2011, Vietnamese Banks A Helicopter View – Issue 1) tại thời điểm tháng 12 năm 2010. Sang năm 2011, CAR của CTG là 10,6%, CAR của Agribank là 6,8% (Stoxplus 30 Sep 2012, Vietnamese Banks A Helicopter View – Issue 4). Khi một NHTM không đảm bảo được tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu thì NHNN sẽ buộc NH này hoặc phải tăng vốn chủ sở hữu hoặc phải hạn chế tăng trưởng tổng tài sản, thay đổi cơ cấu tài sản theo hướng tăng tỷ trọng tài sản an toàn hoặc kết hợp tất cả các điều chỉnh trên. Tuy nhiên, đối với vi phạm nêu trên của các NHTMNN, NHNN khơng làm bất cứ điều gì.
Thứ hai, “lách” quy định về giới hạn tín dụng: Tại khoản 1, điều 128, Luật Các tổ chức
tín dụng 2010 quy định, tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NHTM. Tuy nhiên, quy định này dễ dàng bị “mất hiệu lực” bởi hiện tượng sở hữu chéo của các NHTM. Trường hợp cấp tín dụng cho các dự án Chính phủ chỉ dành cho các NHTMNN là một ví dụ điển hình.
Do Chính phủ vừa là chủ sở hữu các DNNN đồng thời lại là cổ đông chi phối tại các NHTMNN nên khi cấp tín dụng vượt mức 15% vốn tự có của mình, các NHTMNN sẽ xin phê duyệt của Chính phủ và NHNN. Trường hợp điển hình là tính đến thời điểm hiện nay, tập đồn điện lực EVN đang là “con nợ” lớn nhất đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng trong nước hiện nay. Nhiều ngân hàng đã cho Tập đoàn EVN vay vượt xa hạn mức tín dụng được cấp cho một đơn vị. Dư nợ hiện nay của EVN tại các ngân hàng là 144.000 tỷ đồng tính đến 30/9/2013. Đây là mức dư nợ lớn nhất của hệ thống
ngân hàng dành cho một tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước. So với cập nhật hồi tháng 7, dư nợ của EVN đã tăng thêm 26.000 tỷ đồng.
Mức cho vay của các ngân hàng đối với EVN đã rất lớn và vượt giới hạn cấp tín dụng theo quy định. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn chỉ đạo các ngân hàng thương mại, đặc biệt 4 ngân hàng thương mại Nhà nước bố trí đủ vốn để cho vay các dự án, cơng trình trọng điểm quốc gia của ngành điện. Trong đó, đối với riêng dự án thủy điện Sơn La - cơng trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, tổng số tiền các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank đã cam kết tài trợ lên tới 17.500 tỷ đồng. Đối với dự án thủy điện Lai Châu, Vietcombank là đầu mối thu xếp 14.500 tỷ đồng. Chỉ tính riêng hai dự án trên, số vốn các ngân hàng huy động để cho vay đã là 32.000 tỷ đồng.
Như vậy cho vay theo chỉ định của Chính phủ, hình thành một tâm lý ỷ lại tại các NHTMNN. Các NH này nếu có khó khăn về thanh khoản sẽ dễ dàng được NHNN hỗ trợ bằng việc cho vay tái cấp vốn. Như vậy cùng với giới hạn về cấp tín dụng và vốn, khung giám sát về thanh khoản và nợ xấu cũng đã bị vơ hiệu hố do mối quan hệ SHC giữa NHTMNN và DNNN. Điều này cho thấy NHNN, khi ban hành khung giám sát, đã có hướng mở cho một số ngoại lệ không tuân thủ và các giao dịch của NHTMNN chiếm số lượng không nhỏ.
Xét ở khía cạnh khác, việc được sở hữu bởi nhà nước đã giúp cho các NHTMNN khơng phải tn thủ khung giám sát. Do đó các NH này không nhất thiết phải sở hữu các NHTM khác để lách luật.
2.3.2 Vấn đề không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động tại các ngân hàng thương mại cổ phần ngân hàng thương mại cổ phần
Hình 2.5 cũng minh họa cấu trúc SHC giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Ví dụ như ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải sở hữu 10,2% cổ phần của ngân hàng
thương mại cổ phần Quân Đội (sang năm 2013 phần vốn cổ phần này chỉ còn lại 8,9%) và 10,2% cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần Phát Triển Mê Kông. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam sở hữu 0,5% cổ phần của Eximbank và 1,53% cổ phần NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam giữ 9,7% cổ phần của ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín. Ngân hàng TMCP Á Châu nắm giữa 6,1% cổ phần của NHTMCP Kiên Long và 10,8% cổ phần của ngân hàng Đại Á, ngoài ra NHTMCP Á Châu cịn có cổ phần trong NHTMCP Việt Nam Thương Tín và giữ 1% cổ phần của NHTMCP Eximbank…
Trong quá trình tăng vốn rồi qua hoạt động giao dịch cổ phiếu, mối quan hệ sở hữu giữa các ngân hànghiện nay đã khá rắc rối. Các thương vụ mua bán cổ phần liên tục được thực hiện. Mới đây nhất là Eximbank mua 9,7% cổ phần của Sacombank sau khi thối tồn bộ hơn 8% cổ phần tại VietA Bank hồi cuối năm 2011. HDBank cũng dự định mua lại cổ phần của EVN tại ABBank...
Ngoài việc trực tiếp đầu tư, ngân hàng có thể đầu tư vào ngân hàng thơng qua các công ty con hoặc ủy thác đầu tư qua một bên trung gian.
Hình 2.5 chỉ thể hiện quan hệ sở hữu giữa ngân hàng với nhau (trực tiếp và gián tiếp qua công ty con).
Các số liệu được thu thập từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị, Báo cáo giao dịch cổ đông lớn và thông tin trên website của các ngân hàng và cơng ty chứng khốn.
Các số liệu căn cứ theo các tài liệu mới nhất mà chúng tơi có được. Đối với các ngân hàng chưa niêm yết, các khoản đầu tư nhỏ thì một vài số liệu có thể khơng cịn chính xác ở thời điểm hiện tại.