Nguồn: Viết Vinh (Vietstock tổng hợp từ các báo cáo tài chính của ngân hàng)
Tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), ACB cũng có mối quan hệ sở hữu chặt chẽ từ đơn vị tiền thân của ngân hàng. Cụ thể, VietABank ra đời từ năm 2003 trên cơ sở hợp nhất Công ty Tài chính Cổ phần Sài Gịn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà
Nẵng. Ngày mới thành lập, VietABank có vốn điều lệ hơn 76 tỷ đồng, cổ đông sáng lập nắm cổ phần lớn nhất là Ban Tài chính Thành ủy TPHCM với tỷ lệ 29.8%. Trước hợp nhất, Cơng ty Tài chính Cổ phần Sài Gịn có quan hệ sở hữu với 6 đơn vị, đặc biệt trong đó có ACB và Ngân hàng Nơng thơn Đà Nẵng.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, theo thơng tin từ đại diện VietABank thì ACB khơng cịn là cổ đơng của ngân hàng này.
Ngoài ra, VietABank đang đầu tư vào hai đơn vị trong lĩnh vực tài chính là Navibank và Chứng khốn Trường Sơn (TSS).
Từ những phân tích trên cho thấy cấu trúc sở hữu chéo tồn tại ở NHTMCP Á Châu là hết sức phức tạp. Hình 2.6; 2.7; 2.8; 2.9; 2.10; 2.11; 2.11 đã cho thấy ACB có cấu trúc SHC khá phức tạp với nhiều NHTMCP khác. Thông tin công bố cho biết ACB đang nắm giữ cổ phần tại bốn NHTMCP: gần 11% của Đại Á, 6,1% của Kiên Long, 10% của Việt Nam Thương Tín (VietBank), khoảng 9% của Eximbank. Với tỷ lệ nắm giữ tuân thủ đúng quy định hiện hành này, dường như ACB chỉ là cổ đông lớn chứ không phải là cổ đông chi phối tại các NH này. Đi sâu hơn vào nhân sự của HĐQT hoặc BKS của ba NH này ta sẽ có thêm một số thông tin. Tại NHTMCP Kiên Long, tỷ lệ sở hữu tuy không cao nhưng ACB lại có hai ghế thành viên HĐQT của Kiên Long (một là Trưởng Phòng thẩm định tài sản kiêm Trưởng phòng pháp chế ACB và một là Phó Giám đốc Sở Giao dịch ACB).
Tại ngân hàng VietBank, ACB cũng có mối liên hệ trong HĐQT của NH này đó là bà Đặng Ngọc Lan là vợ của ơng Nguyễn Đức Kiên, ngun Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB, là thành viên HĐQT và đang nắm giữ 4,99% cổ phần của NH Việt Nam Thương Tín (Tác giả tổng hợp từ: Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, báo chi và các công bố thông tin của các NH). Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VietBank từng làm việc lâu năm và đã giữ vị trí quan trọng tại ACB.
Tại NH thứ ba - NHTMCP Đại Á, ACB chỉ nắm khoảng 11% cổ phần. Tuy nhiên hiện nay vẫn có 2 thành viên của ACB là ơng Đặng Mai Anh và ông Từ Tiến Phát tham gia HĐQT của NH Đại Á.
Thông qua sự thiếu vắng quy định cụ thể đối với các khoản đầu tư trái phiếu DN của NHTM, ACB đã làm sai tinh thần khung giám sát của NHNN trong việc không cho phép NHTM cấp tín dụng cho cơng ty con hoạt động kinh doanh chứng khoán. Nếu ACB khơng có SHC với NH Đại Á, giao dịch cho vay ACBS không thể thực hiện được hoặc phải lách theo cách khác. Bằng SHC, ACB đã vô hiệu được quy định khơng cho phép NHTM cấp tín dụng cho cơng ty con hoạt động kinh doanh chứng khốn. Cụ thể là ACB đã đầu tư 1.000 tỷ đồng trái phiếu của ngân hàng Đại Á. Tiếp đó, ngân hàng Đại Á lại mua lại 700 tỷ đồng trái phiếu của ACBS. Như vậy, một cách gián tiếp ACB đã tài trợ 700 tỷ đồng cho ABCS thông qua ngân hàng Đại Á (tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2010 của NH Đại Á). Về bản chất, các khoản đầu tư trái phiếu này là các khoản tín dụng, vì danh mục trái phiếu này khơng được niêm yết và giao dịch trên thị trường, đồng thời trái chủ - NH Đại Á cũng trình bày trong báo cáo tài chính của mình rằng sẽ nắm giữ các khoản đầu tư này cho đến khi đáo hạn.
Một điểm khác biệt về Hội đồng quản trị (HĐQT) của ACB so với nhiều HĐQT của các NHTMCP khác là các cổ đông lớn như ông Trần Mộng Hùng và ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia HĐQT, dù cả hai đều là cổ đông sáng lập và đang nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu ACB. Thay vào đó, các cổ đơng này là thành viên Hội đồng sáng lập ACB. Như vậy nếu muốn ACB có thể cho cả hai cổ đơng lớn này vay vốn, vì pháp luật hiện hành chỉ quy định NHTM khơng được cấp tín dụng cho thành viên HĐQT. Như vậy, tương tự như cách ACB cấp tín dụng cho ACBS, nếu ACB có cho hai cổ đơng nêu trên vay vốn thì giao dịch này cũng khơng trái luật. Và như vậy khung giám sát đã bị vơ hiệu hố. Điểm mấu chốt trong mơ hình sở hữu chéo tồn tại trong hệ thống
sở hữu cổ phần tại nhiều ngân hàng. Theo đó, ơng Kiên thành lậpcác cơng ty đầu tư tài chính và sử dụng những pháp nhân này để vay tiền ngân hàng.
Với phần lớn số tiền này, ơng và người thân trong gia đình gom thêm cổ phần tại một ngân hàng thứhai rồi dùng chính số cổ phần trên thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng đầu tiên. Cuối cùng, tiền chạy lòng vòng và giá trị thực ít hơn rất nhiều con số vốn "ảo" do mối quan hệ sở hữu phức tạp.
2.3.3 Vấn đề không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động tại các ngân hàng và doanh nghiệp ngân hàng và doanh nghiệp
Hình 2.12 trình bày cấu trúc SHC giữa các DN và NH. Hình vẽ cho thấy hầu hết các tập đồn và tổng cơng ty nhà nước lớn đều sở hữu NH. NH Quân Đội (MB) được sở hữu bởi các cổ đông Nhà nước là Tập đồn Viễn thơng Quân Đội (Viettel) (10%), Tổng cơng ty Tân Cảng Sài Gịn (5,7%) và Tổng công ty Trực thăng VN (7,2%). MSB thuộc sở hữu của Agribank (15%), Tổng công ty Hàng Hải (Vinalines) (5,3%), Tập đồn Bưu chính Viễn thơng VN (VNPT) (12,5%). Đồng thời VNPT cịn sở hữu 6% củaNHTMCP Tiết Kiệm Bưu Điện Liên Việt (LVB) và nắm giữ 6,1% cổ phần của NH Đơng Nam Á (SeABank). Hình 2.7 cũng cho thấy Tập đồn Dầu khí giữ cổ phần của NH Đại Dương (20%). Tập đồn Than Khống sản VN và Tập đoàn Cao su VN đều sở hữu 9,3% NH Sài Gòn Hà Nội, trong khi Tập đồn Dệt may thì sở hữu 13,2% NH Nam Việt.Tập đồn Điện lực VN thì nắm giữ 25,4% cổ phần của NH An Bình. Tập đồn Bảo Việt nắm cổ phần chi phối 52% ở NH Bảo Việt. Tương tự là Tổng công ty Xăng dầu VN nắm 40% cổ phần của NH Xăng dầu.