.13 Cho vay theo quan hệ tại NHTMCP An Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sở hữu chéo và vấn đế không tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn hoạt động tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 59 - 80)

Nguồn: An Bình Bank, 2010

Tình huống ABB cịn góp phần giải thích một lý do nữa về việc tại sao các DNNN có động cơ tham gia góp vốn vào các NHTMCP. Sau khi tham gia góp vốn vào ABB, EVN mở tài khoản tiền gửi tại chính NH này. Doanh số tiền gửi của EVN tại ABB trong năm 2010 và 2011 lần lượt là 24.000 tỷ đồng và 9.500 tỷ đồng, số dư tiền gửi

EVN Geleximco ABBank 24% 2 TV HĐQT 7,54% Chủ tịch HĐQT Đầu tư trái phiếu 1.000 tỷ đồng Đầu tư trái phiếu 500 tỷ đồng

ngày 31/12/2010 và 31/12/2011 là 1.461 tỷ đồng và 1.758 tỷ đồng. Trong bối cảnh các cuộc chạy đua lãi suất để thu hút tiền gửi các năm qua thì các khoản tiền gửi lớn của tập đoàn EVN thực sự là một sự hỗ trợ lớn cho ABB. Vấn đề là lợi ích của các khoản tiền gửi mang lại có hồn tồnthuộc về EVN hay là đã được phân bổ cho một vài cá nhân có thẩm quyền của Tập đồn này.

Bằng nhiều hình thức thơng qua SHC các NHTM đã lách qua khung giám sát. Hậu quả của các hành vi lách luật của các NHTM là những khoản nợ xấu và tài sản kém chất lượng mà cổ đông thiểu số và người gửi tiền sẽ phải gánh chịu nếu Chính phủ khơng giải cứu. SHC khiến cho việc giám sát các NHTM của NHNN gặp khó khăn, tuy nhiên biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất luôn là sự thiếu hụt thanh khoản diễn ra trong một thời gian dài của NHTM yếu kém.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Số liệu được thống kê và phân tích trong Chương 2 đã chỉ ra tác động tiêu cực của SHC. Đó là:

- SHC giúp NHTM cấp tín dụng vượt quy định của pháp luật hiện hành và cấp tín dụng cho người có liên quan, từ đó vơ hiệu hóa quy định về giới hạn tín dụng;

- SHC giúp NHTM tăng vốn ảo bằng việc cấp vốn cho người có liên quan rồi dùng khoản vay này để góp vốn vào các NHTM, vơ hiệu hóa các quy định về vốn pháp định của các NHTM;

- SHC giúp NHTM vẫn có thể tham gia đầu tư chứng khốn vì vậy vơ hiệu hóa quy định giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần nhằm tách bạch hoạt động NH đầu tư ra khỏi hoạt động của NH thương mại;

- SHC giúp NHTM có thể chuyển các khoản nợ xấu thành tài sản có khác thơng qua việc chuyển nợ xấu sang các công ty con, công ty liên kết. Từ đó vơ hiệu hóa quy định về báo cáo chất lượng tín dụng và trích dự phịng rủi ro.

Từ những thực trạng đã nêu và phân tích trong chương II, luận văn xin đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của sở hữu chéo trong chương III.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ HÌNH THỨC SỞ HỮU CHÉO VÀ HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HÌNH THỨC SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM

Trong chương 1, luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận và cơ sở phân tích, chương 2 luận văn đã nêu ra các tình huống thực tế tại các ngân hàng TMCP trong những năm gần đây để lột tả rõ những tiêu cực phát sinh trong sở hữu chéo giữa NHTMNN với NHTMCP, giữa các NHTMCP với nhau và giữa NHTMCP với các doanh nghiệp, tập đồn tài chính. Các phân tích thống kê mơ tả đã chỉ ra cách thức thực hiện và các thủ thuật nhằm lách luật và khung giám sát của NHNN về đảm bảo hoạt động thông qua sở hữu chéo.

Từ thực tế SHC của hệ thống NHVN cũng như trên cơ sở khung lý thuyết đã trình bày và xu hướng quốc tế về giám sát NHTM thể hiện qua các khuyến nghị của Hiệp ước Basel, luận văn xin đưa ra một số dự đốn xu hướng của hình thức sở hữu chéo trong thời gian tới cũng như đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế những phát sinh tiêu cực của sở hữu chéo.

3.1 Dự đốn xu hướng của hình thức sở hữu chéo trong thời gian tới

Thực tế, khơng phải NHNN và Chính phủ chưa có động thái nào trước thực trạng sở hữu chéo đang tràn lan trong hệ thống NH tại Việt Nam. Tuy nhiên, do vấn đề sở hữu chéo đã hình thành trong thời gian dài và quá phức tạp nên việc xử lý và loại bỏ tình trạng sở hữu chéo là một hành động mất khoảng thời gian dài và phải có lộ hình để thực hiện cụ thể.

Do việc xử lý sở hữu chéo liên quan đến cả hệ thống NH nên việc càng thúc ép và siết chặt nhanh đối với tình trạng sở hữu chéo sẽ càng làm phát sinh những “rối rắm” khó xử lý hơn mà thôi.

3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hình thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng

Nhóm kiến nghị ở trên là nhằm giảm tình trạng SHC trong khu vực NH. Tuy nhiên, ngay cả khi những giải pháp này được thực hiện thì SHC vẫn sẽ tồn tại, mặc dù ở một mức độ thấp hơn. Vì vậy, đồng thời với các giải pháp nhằm giảm SHC cần có các giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo. Nghiên cứu tình huống về các NHTMCP trong Chương 2 cho thấy SHC giữa NH thông qua các cá nhân, tổ chức liên quan không hề trái luật. Cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng hoặc không giám sát được do cách thức phức tạp hoặc chưa có chế tài để xử lý. Quy định hiện hành về người có liên quan của cổ đơng ngân hàng khơng bao trùm hết và từ đó giúp sở hữu chéo được che giấu. Người có liên quan thuộc các mối quan hệ sau.

Thứ nhất là quan hệ gia đình, tình huống phân tích ở ACB cho thấy cụ thể là vợ ơng Nguyễn Đức Kiên là một cổ đông lớn trong một NHTMCP khác. Điều này cho thấy ACB một cách gián tiếp có thể chi phối các hoạt động của NHTMCP đó. Như vậy, cổ đơng thuộc nhóm cổ đơng lớn một ngân hàng phải coi là ngươi có liên quan của ngân hàng đó.

Thứ hai là quan hệ sở hữu giữa cổ đông và DN cũng tạo nên một kênh cho SHC giữa các NH. Khi tính tốn tỷ lệ sở hữu chéo, cần tính đầy đủ các công ty Mẹ và công ty Con cùng sở hữu một NHTM khác.

Thứ ba thông qua quan hệ lao động (giữa người làm thuê lâu năm hoặc đang giữ vị trị quan trọng trong doanh nghiệp với chủ sở hữu doanh nghiệp) mà SHC có thể được thiết lập. Tình huống ba NH hợp nhất hoặc ACB là những ví dụ minh họa. Việc ACB

cùng những thành viên quan trọng trong ban điều hành (các Phó Tổng giám đốc hoặc Kế toán trưởng) cùng sở hữu một NH khác cho phép ACB tăng tỷ lệ sở hữu thực tế mà không trái các quy định hiện hành. Thêm vào đó, có trường hợp cổ đông A công ty B (A nắm giữ cổ 25% cổ phần của B) cùng nắm giữ ngân hàng C. Ông D là thành viên điều hành của Công ty B cũng đang sở hữu ngân hàng C. Trong trường hợp ông D cũng cần được coi là người có liên quan của cổ đơng A.

Thực tế SHC phát sinh từ ba mối quan hệ này cho thấy việc cần thiết phải mở rộng khái niệm người có liên quan để tìm ra ai là sở hữu sau cùng của các NH. Phân tích ở trên cho thấy, để biết được ai là người sở hữu sau cùng của một NHTMCP, Nhà nước cần: (i) định nghĩa lại về người có liên quan trong Luật các tổ chức tín dụng; và (ii) quy định về cơng bố thơng tin đối với người có liên quan của một cổ đơng NH. Theo đó, người có liên quan của một cổ đơng của NH sẽ phải công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu NH khi sở hữu một NHTM từ một tỷ lệ nhất định, ví dụ 1% tương đương 30 tỷ đồng mệnh giá đối với vốn tự có tối thiểu của một NHTMCP. Với thực tế là hầu hết các NHTMCP có vốn chủ sở hữu từ 5000 tỷ trở lên thì cổ đơng sở hữu từ 50 tỷ đồng vốn điều lệ sẽ phải công bố thông tin. So với giá trị sở hữu này thì chi phí giao dịch xuất hiện do có các quy định mới về cơng bố thông tin sẽ không quá lớn về tỷ lệ tương đối. Từ đó cho thấy, để hạn chế tác động của sở hữu chéo, các giải pháp sau có thể được NHNN áp dụng trong thời gian tới.

3.2.1 Định nghĩa lại khái niệm người có liên quan

Đó là quan hệ sở hữu, gia đình và quan hệ lao động. Trong đó quan hệ gia đình và quan hệ lao động được áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức. Điều này nhằm hạn chế việc cho vay dựa vào các mối quan hệ mà bỏ qua các chỉ tiêu khác trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng các hành vi nhờ người thân họ hàng đứng

ra nắm giữa cổ phần của các tổ chức tín dụng khác, qua đó thực hiện hành vi kiểm sốt một cách gián tiếp làm lũng đoạn hệ thống ngân hàng.

3.2.2 Quy định về công bố thông tin

Đối tượng phải công bố thông tin bao gồm:

- Các cổ đơng có tỷ lệ sở hữu NHTMCP từ 1% trở lên;

- Người có liên quan của các các cổ đông phải công bố thơng tin có tỷ lệ sở hữu NHTMCP từ 1%.

- Các đối tượng thuộc diện công bố thông tin phải công bố về tỷ lệ sở hữu NH.

3.2.3 Chế tài

Thông qua việc công bố thông tin, Cơ quan giám sát – NHNN sẽ biết được tỷ lệ sở hữu NHTM của người sở hữu sau cùng. Vì vậy, các trường hợp vi phạm quy định hiện hành về tỷ lệ sở hữu cổ phần (Luật Tổ chức tín dụng 2010, Điều 55) bao gồm: (i) cổ đông cá nhân (5%), (ii) cổ đơng tổ chức (15%), (iii) cổ đơng và người có liên quan của cổ đơng đó (20%), sẽ phải bán lại cổ phần nắm giữ để đảm bảo quy định.

Hạn chế tác động của SHC sẽ làm tăng hiệu lực giám sát các NHTM. Qua đó góp phần tạo nên một hệ thống NHTM an toàn nhằm tài trợ vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Sau cùng, để nâng cao tính hiệu quả của chế tài, cần nâng mức xử phạt vi phạm công bố thông tin.

3.2.4 Giám sát cổ đông, tổ chức sở hữu ngân hàng

NHNN giám sát như với các tổ chức tín dụng các cổ đông tổ chức sau: (i) đang nắm giữ từ 5% cổ phần của một ngân hàng hoặc (ii) là người có liên quan hoặc cơng ty liên kết của một nhóm cổ đơng nắm giữ từ 5% cổ phần của một ngân hàng.

3.3 Một số kiến nghị nhằm hạn chế hình thức sở hữu chéo

3.3.1 Đối với Chính Phủ

3.3.1.1 Cơ chế chính sách quản lý chung

Quan điểm xử lý sở hữu chéo của NHNN là thận trọng, có lộ trình để giữ ổn định từng TCTD và hệ thống các TCTD với giải pháp xử lý phải toàn diện, bao gồm sửa đổi, hồn thiện cơ chế, chính sách để hạn chế sở hữu chéo và quy định an toàn hoạt động ngân hàng, xử lý đồng bộ, tồn diện nhưng có tính đến đặc điểm của từng TCTD cụ thể.

3.3.1.2 Hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hình thức sở hữu chéo

Hồn thiện khn khổ pháp lý liên quan nhằm ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, cần có cơ chế, chính sách buộc các tổ chức tín dụng cơng khai, minh bạch danh sách cổ đông, xử lý nghiêm việc mượn danh, mạo danh để thâu tóm, mua hoặc chuyển nhượng cổ phiếu nhằm xóa bỏ tình trạng ơng chủ lớn phía sau những cổ đơng nhỏ.

3.3.2 Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước

3.3.2.1 Tách bạch giữa sở hữu và giám sát

NHNN cần được độc lập trong việc giám sát hoạt động của các NHTM. Theo đó, cần tách bạch giữa việc sở hữu, quản lý của NHNN đối với các NHTMNN.

3.3.2.2 Xóa bỏ ngoại lệ trong việc tuân thủ khung giám sát

Một quan điểm cần nhất quán khi giám sát các NHTM - tổ chức nhận tiền gửi, là khơng có ngoại lệ trong việc tuân thủ quy định bảo đảm an toàn hoạt động. Các NHTMNN cần chịu sự giám sát chặt chẽ như các NHTMCP khác. Phân tích trong Chương 2 cho thấy việc duy trì các ngoại lệ trong giám sát đối với các dự án vay vốn

của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ tạo nên một tâm lý ỷ lại lớn trong các NHTMNN do tổn thất của các NHTMNN từ việc vi phạm khung giám sát sẽ được Chính phủ giải cứu.

3.3.2.3 Duy trì một tỷ lệ hợp lý sở hữu Nhà nước tại các ngân hàng thương mại nhà nước

Việc duy trì tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN ở mức thấp hợp lý có sẽ có hai tác dụng. Thứ nhất, giảm sức ép buộc các NHTMNN phải cho vay chỉ định. Thứ hai, khi có thêm sự giám sát mạnh mẽ của các cổ đông bên ngồi (khơng phải Nhà nước), NHTMNN buộc phải tuân thủ tốt hơn các quy định của NHNN.

3.3.3 Đối với các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước đang sở hữu cổ phần tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang sở hữu cổ phần tại các ngân hàng thương mại cổ phần

Nghị quyết số 15/2014/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành đã ra tối hậu thư cho các doanh nghiệp nhà nước thối vốn khỏi lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Theo đó, nếu các DNNN khơng thể tự thối vốn, Chính phủ có thể sẽ giao các ngân hàng thương mại nhà nước mua lại phần vốn này. Như vậy, có thể thấy rằng Chính phủ đang tác động về mọi mặt phát sinh của sở hữu chéo nhằm bóc tách cắt bỏ từng phần những trục trặc phát sinh của việc sở hữu chéo.

Hiện chưa có cơ sở khẳng định sở hữu chéo sẽ gia tăng tại các ngân hàng thương mại nhà nước, khi hàng loạt các DNNN thoái vốn ngân hàng Tuy nhiên, trên thực tế các DN này đều trì hỗn việc thối vốn với lý do là điều kiện thị trường không thuận lợi. Nhật Bản khi ban hành luật hạn chế SHC năm 2001 cũng gặp kháng cự tương tự (Japan Financial Supervisory Agency. Banks and Other Financial Institutions: Banks’

shareholdings restriction and Banks’ Shareholdings Purchase Corparation). Kinh

nghiệm của Nhật Bản là thành lập công ty mua cổ phần NH (banks’ shareholding purchase corparation – BSPC). Các DN vi phạm quy định hạn chế SHC phải thoái vốn

bằng cách bán cổ phần cho BSPC, sau đó BSPC sẽ bán lại cho các nhà đầu tư bên ngồi theo một lộ trình nhất định.

Thực tế ở Việt Nam đã thành từng thành lập một loại hình cơng ty tương tự đó là Tổng Cơng ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Và nhiệm vụ của SCIC là sẽ chỉ nắm giữ cổ phần của các NH tạm thời và sẽ bán lại cho các cổ đơng bên ngồi theo một lộ trình thối vốn đã định khi điều kiện thị trường thuận lợi. Như vậy, các cơ quan quản lý sẽ nắm rõ được quá trình chuyển nhượng vốn cổ phần của các DNNN khi tiến hành thoái vốn.

3.3.4 Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần

3.3.4.1 Sáp nhập và mua bán các ngân hàng để giảm hình thức sở hữu chéo

Tái cấu trúc thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) có thể giảm sở hữu chéo. Có thể xử lý sở hữu chéo bằng cách đưa một số ngân hàng có cùng ơng chủ về một mối. Tình huống hợp nhất 3 ngân hàng Tín Nghĩa, Đệ Nhất và TMCP Sài Gòn một minh chứng cho thấy giải pháp này khả thi. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu của việc tái cấu trúc sở hữu các NH có cùng người sở hữu sau cùng thông qua hợp nhất. Việc quan trọng sau hợp nhất cần làm tiếp là xử lý tài sản xấu của NH hợp nhất. Điều cần làm khi thực hiện M&A là phải minh bạch hóa trong các giao dịch mua bán cổ phiếu hay chuyển nhượng vốn. Sau khi hồn tất việc sáp nhập, cần phải cơng bố minh bạch ai là người chủ sở hữu sau cùng của NH sáp nhập. Quá t nh M&A sau khi thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sở hữu chéo và vấn đế không tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn hoạt động tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 59 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)