Thang đo chi tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hệ thống điều hòa không khí trung tâm của các nhà thầu cơ điện và chủ đầu tư tại việt nam (Trang 50 - 56)

Ký hiệu Thang đo

Thang đo giá cả thiết bị

GC1 Giá cả thiết bị là cạnh tranh so với các sản phẩm tương đương trên thị trường. GC2 Người mua hàng được chọn lựa phương thức thanh toán linh hoạt. GC3 Người mua được hưởng mức chiết khấu cao.

GC4 Giá cả thiết bị phù hợp với chất lượng.

GC5 Các vật tư, linh kiện đi kèm có giá cả cạnh tranh.

Thang đo thương hiệu

TH1 Thương hiệu cao cấp trong lĩnh vực HVAC. TH2 Thương hiệu được tin dùng ở nhiều dự án. TH3 Là Thương hiệu toàn cầu trong lĩnh vực HVAC.

TH4 Thương hiệu tạo ra sự nhận biết đối với các nhà thầu cơ điện và chủ đầu tư (Khi mua Chiller/AHU/FCU sẽ liên tưởng tới các thương hiệu này). TH5 Sản phẩm mang thương hiệu có các chứng chỉ về chất lượng.

Thang đo đặc tính kỹ thuật

KT1 Đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đề ra (cs lạnh, nhiệt độ nước vào / ra).

KT2 Kích thước nhỏ gọn dễ dàng vận chuyển và lắp đặt. KT3 Hệ số COP cao giúp tiết kiệm năng lượng.

KT4 Dễ dàng sử dụng và chuyển giao công nghệ.

KT5 Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như AHRI, ASHRAE…

KT6 Hoạt động chính xác theo thơng số và ổn định.

Thang đo về giao hàng

GH1 Thời gian giao hàng nhanh chóng hơn so với các đối thủ cạnh tranh. GH2 Giao hàng đúng thời hạn.

GH3 Giao hàng đúng chủng loại và số lượng.

GH4 Hỗ trợ các phương tiện vận chuyển và bốc xếp khi giao hàng.

Thang đo về nhân sự hỗ trợ

NS1 Nhân viên kinh doanh có kiến thức về sản phẩm và chuyên ngành. NS2 Nhân viên luôn hỗ trợ giải đáp thắc mắc khi khách hàng cần.

NS3 Nhân viên luôn cung cấp đủ các tài liệu kỹ thuật, brochure, catalog sản phẩm. NS4 Nhân viên ln báo giá chính xác và đầy đủ.

NS5 Nhân viên nhận đặt hàng và giải quyết nhanh chóng.

Thang đo về quyết định mua

QD1 Khi quyết định lựa chọn mua hệ thống ĐHKK tôi quan tâm tới giá cả thiết bị.

QD2 Khi quyết định lựa chọn mua hệ thống ĐHKK tôi quan tâm tới thương hiệu của thiết bị.

QD3 Khi quyết định lựa chọn mua hệ thống ĐHKK tôi quan tâm tới đặc tính kỹ thuật của thiết bị.

QD4 Khi quyết định lựa chọn mua hệ thống ĐHKK tôi quan tâm tới điều kiện giao hàng của nhà cung cấp. QD5 Khi quyết định lựa chọn mua hệ thống ĐHKK tôi quan tâm tới nhân sự hỗ trợ của nhà cung cấp. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp - Sau khi hoàn thiện thang đo tác giả tiếp tục xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Bảng câu hỏi sẽ được thiết kế chia làm 2 phần bao gồm:

+ Phần thứ 1: Những thông tin cụ thể liên quan tới tổ chức mua cũng như những người góp phần vào q trình ra quyết định mua và một vài thông tin gạn lọc để làm rõ thêm các thông tin về đối tượng khảo sát.

+ Phần thứ 2: Các câu hỏi liên quan tới quyết định mua hệ thống điều hịa khơng khí trung tâm của các nhà thầu cơ điện và chủ đầu tư tại Việt Nam gồm các yếu tố liên quan tới giá cả, thương hiệu, đặc tính kỹ thuật, giao hàng, nhân sự hỗ trợ, quyết định mua .

3.2.2 Nghiên cứu định lượng:

- Việc nghiên cứu định lượng sẽ cho phép lượng hóa và đo lường những thơng tin thu thập bằng các con số cụ thể. Dựa trên các kết quả nghiên cứu định tính và các cơ sở lý thuyết tác giả đã điều chỉnh và đưa ra mơ hình nghiên cứu chính thức, cũng như xây dựng thang đo chi tiết và bảng câu hỏi chính thức để thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

3.2.2.1 Thang đo các khái niệm nghiên cứu:

- Tổng hợp các thang đo chi tiết trong bảng 3.2 sẽ là thang đo chính thức được sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Tác giả sử dụng thang đo Likert (Likert, 1932)

5 mức độ, từ 1 là “Rất không quan trọng” đến 5 là “Rất quan trọng” để đo lường ý kiến của người trả lời.

3.2.2.2 Đối tượng khảo sát:

- Đối tượng là các nhân viên phòng mua hàng, các nhân viên phòng kỹ thuật và

các nhân viên phòng đấu thầu, nhân viên phòng thiết kế một vài trường hợp là phó giám đốc và tổng giám đốc hoặc các phòng ban khác thuộc các nhà thầu cơ điện và chủ đầu tư tại Việt Nam.

3.2.2.3 Kích cỡ mẫu khảo sát:

- Kích cỡ sẽ phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Nếu sử dụng phương pháp

ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 tới 150 quan sát theo Hair &

cộng sự (1998) trích dẫn trong Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Nguyễn Đình Thọ (2013) và Green (1991) đã đề xuất công thức theo kinh nghiệm thường dùng là n ≥ 50 +8P với n là kích thước mẫu tối thiểu và p là số lượng biến độc lập trong mơ hình. Theo Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì cho rằng tỉ lệ là 4 hoặc 5 lần số biến quan sát. Từ các các điều kiện trên thì với đề tài này có 31 biến quan sát nên suy ra số mẫu tối thiểu là: 31x5 = 155 mẫu. Để tăng độ an tồn về kích thước mẫu ở đây tác giả sẽ chọn số mẫu là 200 mẫu để sử dụng cho việc phân tích và nghiên cứu.

3.2.2.4 Thu thập dữ liệu:

- Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại các nhà thầu cơ điện và chủ đầu tư tại Việt Nam.

3.2.2.5 Phân tích dữ liệu:

- Các bản phỏng vấn sau khi được thu thập sẽ được tiến hành sàng lọc loại bỏ các bản không đạt yêu cầu sau đó tiến hành mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu và thực hiện thống kê, phân tích bằng phần mềm SPSS 22.

- Dữ liệu sau khi xử lý sẽ tiến hành đưa vào đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Campbell & Fisske (1959) cho rằng một đo lường được

gọi là có giá trị nếu nó đo lường đúng được cái cần đo nghĩa là đo lường đó khơng có sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng một thang đo có độ tin cậy là tốt khi hệ số Cronbach’s alpha từ 0.8 đến 1 và có thể sử dụng được khi nằm trong khoảng 0.7 đến 0.8. Tuy nhiên theo như Nunnally &

Bernstein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013) thì Cronbach alpha ≥ 0.6 là thang đo đó có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Những biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 cũng sẽ bị loại ra khỏi thang đo.

- Tiếp theo tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA kiểm

định giá trị thang đo nhằm xác định các nhân tố và biến quan sát nào giải thích cho

nhân tố nào. Các biến quan sát không đáp ứng được yêu cầu sẽ bị loại khỏi thang đo. Một vài tham số thống kê quan trọng cần xem xét trong phân tích nhân tố EFA đó là: Chỉ số KMO (Kaiser Meyer Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, trị số KMO càng lớn càng tốt và tối thiểu phải ≥ 0.5. Kiểm định Bartlett dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị I hay khơng? Tức là

để xem xét các biến có sự tương quan với nhau hay khơng. Kiểm định này có ý nghĩa

thống kê khi mức ý nghĩa Sig. ≤ 0.05 từ đó ta có thể kết luận các biến có sự tương quan với nhau trong tổng thể. Tiêu chí Eigenvalue là tiêu chí được sử dụng phổ biến

để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

- Phân tích hồi quy tuyến tính để mơ hình hóa mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập và xem mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc là như thế nào. Để xây dựng được mơ hình hồi quy ta xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc qua đó xem xét tổng thể và cân nhắc loại bỏ các biến khơng có ý nghĩa giải thích hoặc có tương quan quá chặt chẽ dễ gây nên hiện tượng đa cơng tuyến trong mơ hình. Thơng qua hệ số R2 hiệu chỉnh sẽ

giúp đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng trên dữ liệu mẫu sử dụng. Hệ số R2 hiệu chỉnh càng lớn thì mức độ phù hợp của mơ hình càng cao và hệ số này thường trong khoảng từ (0-1). Để kiểm định mức độ phù hợp của

mơ hình hồi quy ta sử dụng kiểm định F để kiểm định. Giá trị F nếu có Sig. ≤0.05 ta có thể kết luận mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng là phù hợp với tổng thể.

- Sau cùng là dị tìm vi phạm các giả định cần thiết trong mơ hình hồi quy bằng các phương pháp:

+ Giả định liên hệ tuyến tính: để kiểm định nếu giả định tuyến tính là đúng thì phần dư phải phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ khơng tạo thành một hình dạng nào cả.

+ Giả định phương sai của sai số không đổi với mục đích kiểm định xem hệ số tương quan hạng tổng thể giữa phần dư và biến độc lập khác 0 hay không. Kết quả kiểm

định không bác bỏ giả thuyết Ho có thể kết luận phương sai của sai số không thay đổi.

+ Giả định về phân phối chuẩn của phần dư: mục đích là để kiểm định xem phần dư có tuân theo phân phối chuẩn hay không bằng cách xây dựng biểu đồ tần số của phần dư. Nếu biểu đồ có dạng hình chng thì có thể kết luận phần dư có phân phối chuẩn. + Giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tương quan giữa các phần dư) dùng

để kiểm định hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng 0 hay không. Đại lượng

d (đại lượng thống kê Durbin-watson) có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0-4 nếu các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị d sẽ gần bằng 2. Giá trị d thấp (và nhỏ hơn 2) có nghĩa là các phần dư gần nhau có tương quan thuận. Giá trị d lớn hơn 2 (và gần 4) có nghĩa là các phần dư có tương quan nghịch (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mơng Ngọc, 2008).

+ Giả định khơng có mỗi tương quan giữa các biến đọc lập (đo lường đa công tuyến): Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Trong q trình kiểm định nếu hệ số phóng đại phương sai VIF vượt q 10 thì đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Trên thực tế khi VIF>2 thì chúng ta đã phải cẩn thận trong diễn giải các trọng số hồi quy.

Tóm tắt chương 3:

Trong chương 3 tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu đề tài cụ thể là đưa ra quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Từ các lý thuyết ở chương 2 và kết quả nghiên cứu định tính tác giả

đã đưa ra mơ hình nghiên cứu cuối cùng và thang đo chi tiết cũng như bảng câu hỏi

khảo sát để thu thập dữ liệu từ khách hàng. Bên cạnh đó tác giả cũng đã xác định đối tượng khảo sát và kích cỡ mẫu khảo sát để tiến hành thu thập dữ liệu chuẩn bị cho việc phân tích kết quả nghiên cứu bằng phần mềm SPSS ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU:

- Khảo sát được tác giả thực hiện bằng phương pháp thu thập trực tuyến trên

Google form và thu được 200 mẫu. Kết quả phân tích thống kê mơ tả các biến nhân khẩu học được trình bày như Bảng 4.1:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hệ thống điều hòa không khí trung tâm của các nhà thầu cơ điện và chủ đầu tư tại việt nam (Trang 50 - 56)