các nghiên cứu trước đây
Tham nhũng là một phần quan trọng trọng thể chế của một quốc gia. Không có quốc gia nào hồn tồn khơng có tham nhũng (đạt 100 điểm chỉ số nhận thức tham nhũng), cũng khơng có quốc gia nào đạt 0 điểm chỉ số nhận thức tham nhũng. Hiện nay có rất nhiều lý thuyết và bài báo của các nhóm tác giả khác nhau nghiên cứu về các nhân tố tác động đến FDI cũng như của riêng yếu tố tham nhũng tác động đến FDI. Trong đó, có các lý thuyết và nghiên cứu tiêu biểu được liệt kê như sau.
Nghiên cứu “Determinantes of FDI flows to developing countries: a cross-
sectional analysis” của Erdal Demirhan, Mahmut Masca năm 2008. Tác giả đã
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI bằng phương pháp sử dụng dữ liệu chéo (cross-sectional econometric model). Giai đoạn nghiên cứu 2000- 2004 cho 38 nước đang phát triển. Trong đó, tác giả hồi quy với các biến FDI là biến phụ thuộc, các biến độc lập như: tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát, mạng lưới di động, chi phí lao động, độ mở thương mại, mức độ rủi ro và tỷ lệ thuế doanh nghiệp. Trong đó, với quy mơ thị trường, tác giả sử dụng biến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thì quy mơ thị trường có ý nghĩa thống kế, trong khi đó dùng GDP bình qn đầu người thì khơng có ý nghĩa thống kê. Từ các kết quả hồi quy đạt được, tác giả khẳng định các nhà đầu tư nước ngoài hướng đến nền kinh tế tạo lợi nhuận và tăng trưởng hơn là các nền kinh tế nhỏ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người, mạng lưới di động, độ mở cửa thương mại, độ ổn định của nền kinh tế có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI. Ngược lại: tỷ lệ lạm phát và thuế ít có tác động đến dịng vốn FDI hơn. Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng mức thuế suất cao sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư ra nước ngồi của chủ đầu tư vì họ phải trả một mức thuế suất cao làm giảm lợi nhuận, kết quả của bài nghiên cứu lại cho thấy thuế
suất thì khơng tác động mạnh đến dòng vốn FDI. Với bài nghiên cứu này, tác giả đã đo lường được các biến kinh tế vĩ mơ tác động đến dịng vốn FDI.
Bài nghiên cứu “The MNC as an agent of change for host-country
institutions: FDI and corruption” trên tạp chí Journal of International Business số
37, của tác giả Kwok & Tadesse (2006) đã phân tích một mẫu lớn các công ty
trong một thời gian dài 30 năm với kỳ vọng xem mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia và tham nhũng của nước chủ nhà như thế nào. Kết quả chỉ ra rằng những công ty đa quốc gia (MNCs) sẽ quan tâm đến những rủi ro và chi phí hoạt động phát sinh liên quan đến tham nhũng khi lựa chọn nước chủ nhà. Hơn nữa, tham nhũng có tương quan âm, được xem xét như là một nhân tố cản trở dòng vốn FDI đầu tư vào quốc gia đó. Ngồi ra, nghiên cứu cịn cho thấy các cơng ty đa quốc gia sẽ lại tác động ngược đến tham nhũng của nước chủ nhà.
Nghiên cứu “Country-level investments and the effect of corruption—some
empirical evidence” trên International Business Review Số 10 của hai tác giả
Habib & Zurawicki (2001) lấy dữ liệu từ 111 nước trên thế giới, trong thời gian
5 năm từ 1994 đến 1998. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động ngược chiều giữa tham nhũng và dòng vốn đầu tư FDI. Tác giả cho rằng tham nhũng thì rất đa dạng về hình thức và tác động đến nhà đầu tư cũng rất khác nhau về tác động cũng như rủi ro. Ngược lại, các cơng ty đa quốc gia hiểu và đối phó với tham nhũng theo các cách khác nhau. Để đối phó với tham nhũng ở nước chủ nhà, các cơng ty đa quốc gia tự trang bị cho mình nhũng kinh nghiệm để đối phó và hành xử trong những trường hợp khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia đến từ các nước đầu tư có tham nhũng thấp thì sẽ tránh đầu tư vào các nước chủ nhà có tham nhũng cao. Vì họ tự nhận thấy thiếu kiến thức và kỹ năng để giải quyết những hiện tượng này tại nước chủ nhà. Do đó, tham nhũng sẽ ngăn cản việc đầu tư của các công ty đa quốc gia đến từ quốc gia ít tham nhũng. Nhưng ngược lại, công ty đến từ các nước có tham nhũng cao sẽ không quá nhạy cảm với tham nhũng ở nước chủ nhà, họ có thể bị cuốn hút bởi mơi trường tham nhũng và thậm chí họ sẽ có nhiều lợi thế từ kiến thức tham nhũng của mình.
Nghiên cứu “Corruption and Composition of Foreign Direct Investment:
Firm-level evidence” của tác giả Beata K., Smarzynska và Shang-Jin Wei,
NBER paper, (2000) nghiên cứu sự tác động của tham nhũng lên dòng vốn đầu tư FDI đối với các nhà đầu tư liên doanh. Kết quả tương quan giữa tham nhũng và dòng vốn FDI là tương quan âm. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng tăng cường liên doanh giữa công ty đa quốc gia và công ty trong nước đối với các nước chủ nhà tham nhũng cao.
Nghiên cứu “Better the devil you don't know: Types of corruption and FDI
in transition economies” của Alvaro Cuervo-Cazurra đăng trên tạp chí Journal
of International Management, (2008) nhận định rằng không phải tham nhũng nào cũng ảnh hưởng xấu đến dòng vốn đầu tư FDI. Tác giả phân loại tham nhũng thành 2 loại: tham nhũng tràn lan (nguyên văn: pervasive corruption), là tham nhũng hiện diện rộng rãi, sẽ làm giảm dịng vốn đầu tư FDI vì nó làm tăng chi phí đầu tư của các công ty đa quốc gia. Nhưng tham nhũng tùy ý (nguyên văn: arbitrary corruption) là tham nhũng khơng chắc chắn, khơng biết chắc có xảy ra thì khơng có yếu tố ngăn cản đối với dịng đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI. Các cơng ty đa quốc gia thích đối phó với loại tham nhũng tùy ý hơn là với loại tham nhũng tràn lan.
Nghiên cứu “Is corruption an efficient grease?” đăng trên tạp chí World development của tác giả Meon & Weill (2010), nêu lên quan điểm liệu rằng tham nhũng sẽ cản trở dòng vốn đầu tư FDI hay ngược lại, là chất bôi trơn cho sự vận hành của nền kinh tế và công ty đa quốc gia. Tác giả phân tích 54 quốc gia phát triển và đang phát triển. Meon & Weill cho rằng tham nhũng sẽ làm cải thiện hiệu quả công việc bằng cách làm trơn tru những vướng mắc phát sinh đặc biệt ở những thể chế chưa hoàn chỉnh, giống như chất bôi trơn. Kết quả cho thấy có tương quan dương, nhưng khơng rõ ràng giữa tham nhũng và dịng vốn FDI đầu tư vào nước chủ nhà. Tuy vậy, tác giả cũng đã tìm ra được bằng chứng cho giả thuyết “lý thuyết bôi trơn bánh xe” (nguyên văn: grease the wheels hypothesis) của mình. Nghiên cứu cịn đề cập đến những dịng vốn đầu tư FDI giữa các nước
đang phát triển ngày càng gia tăng gần đây. Do đó, vấn đề dịng vốn đầu tư FDI gia tăng giữa các quốc gia đang phát triển thường có tình trạng tham nhũng cao củng cố thêm cho giả thuyết bôi trơn bánh xe, nhưng tác giả không phát triển thêm lý thuyết của mình.
Nguyên cứu “Do Corrupt Governments Receive Less Foreign Aid?” của
Alberto Alesina and Beatrice Weder, công bố trên American Economic
Association năm (2002) đặt câu hỏi liệu các quốc gia tham nhũng cao có nhận được ít hơn nguồn viện trợ nước ngoài. Nghiên cứu chỉ ra được hai vấn đề. Thứ nhất, các quốc gia ít tham nhũng hơn khơng nhận được nhiều viện trợ nước ngoài hơn. Và thứ hai, các quốc gia tham nhũng hơn lại nhận được nhiều viện trợ nước ngồi hơn. Do đó, tác giả kết luận, câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu là không đúng, quốc gia tham nhũng nhận nhiều viện trợ nước ngoài hơn.
Nghiên cứu “Evidence on corruption as an incentive for foreign direct
investment” của tác giả Peter Egger và Hannes Winner, công bố trên tạp chí
European Jounal of Political Economy, (2005) thực nghiệm trên 73 nước bao gồm các nước phát triển và đang phát triển, trong 5 năm từ năm 1995 đến năm 1999. Kết quả chỉ ra rằng các quốc gia có tham nhũng càng cao thì lại càng nhận được nhiều đầu tư FDI. Do đó, tác giả kết luận tham nhũng kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Nghiên cứu “Distance matters: Liability of foreignness, institutional
distance and ownership strategy”, của Eden L. & Miller S., (2004) đề cập đến
vấn đề đầu tư nước ngồi, trong đó, các cơng ty đa quốc gia đầu tư vào nước chủ nhà sẽ bị ràng buộc bởi trách nhiệm của người ngoại quốc (nguyên văn: liability of foreignness - LOF). Từ đó, hai tác giả xây dựng khái niệm “institutional distance” (tạm dịch là “khoảng cách thể chế”) để mô tả sự khác biệt về thể chế của hai nước. Đây là khái niệm nền tảng để sau đó, tác giả Jose R.Godinez và Ling Liu năm 2014 phát triển thành khái niệm “chênh lệch tham nhũng” mà bài nghiên cứu này đang sử dụng.
Nghiên cứu “Corruption Distance and FDI flows into Latin America” của tác giả Jose R.Godinez và Ling Liu trên tạp chí International Business Review,
(2014) đã xây dựng khái niệm chênh lệch tham nhũng và thực hiện nghiên cứu thực nghiệm các nước ở Châu Mỹ Latin. Tuy nhiên, số lượng quan sát là không nhiều và thời gian cũng khá ngắn: quan sát dòng vốn FDI đầu tư vào 11 nước Châu Mỹ Latin trong vòng 4 năm từ 2006 đến 2009 và thu được 306 quan sát. Bài viết rất có giá trị nghiên cứu và áp dụng đối với tình hình khu vực Đơng Nam Á. Tác giả sử dụng hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model) cho 3 mơ hình. Mơ hình 1, tác giả nghiên cứu tác động của tham nhũng ở nước chủ nhà tác động như thế nào đến dòng vốn FDI đầu tư vào nước đó. Tác giả xây dựng giả thuyết H1: tham nhũng của nước chủ nhà sẽ có tác động ngược chiều lên dòng vốn FDI chảy vào nước đó. Kết quả hồi quy cho thấy nhận đinh của tác giả là đúng, tham nhũng có tác động cản trở dịng vốn đầu tư FDI chảy vào nước chủ nhà đó.
Tiếp tục, tác giả sử dụng khái niệm chênh lệch tham nhũng vào xem xét tác động của nó đến dịng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia châu Mỹ Latin. Nhóm thứ 1 có chênh lệch tham nhũng dương (nước đầu tư tham nhũng hơn nước chủ nhà), tác giả giả định dịng vốn FDI đầu tư sẽ có tác động ngược chiều. Nhóm thứ 2 có chênh lệch tham nhũng âm (nước đầu tư trong sạch hơn nước chủ nhà), tác giả đặt giả thuyết trường hợp này, dịng vốn FDI sẽ có tương quan dương.
Kết quả cuối cùng cho thấy, các kỳ vọng tác giả đặt ra đều đúng. Chỉ riêng ở mơ hình 3, tuy tương quan cho kết quả cùng chiều nhưng khơng có ý nghĩa thơng kê. Tác giả cho rằng có thể do chênh lệch tham nhũng khơng có tác động lên dòng vốn đầu tư FDI trong các nước thuộc nhóm 2 này. Do đó, gợi ý rằng dòng vốn FDI từ nước đầu tư tham nhũng thấp có thể khơng bị ảnh hưởng bởi tham nhũng cao ở nước chủ nhà.
Bảng 1.1. Tổng kết các nghiên cứu của các tác giả trước
STT Tác giả - năm Tên đề tài Tóm tắt nghiên cứu
1 Beata K., Smarzynska và Shang-Jin Wei, NBER paper, (2000) Corruption and Composition of Foreign Direct Investment: Firm-level evidence
Kết quả tương quan giữa tham nhũng và dòng vốn FDI là tương quan âm. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng tăng
cường liên doanh giữa công ty đa quốc gia và công ty trong nước đối với
các nước chủ nhà tham nhũng cao 2 Habib & Zurawicki (2001) Country-level investments and the effect of corruption—
some empirical evidence
lấy dữ liệu từ 111 nước trên thế giới, trong thời gian 5 năm từ 1994 đến 1998. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra tác động ngược chiều giữa tham nhũng và dòng vốn
3 Alberto Alesina and Beatrice Weder (2002) Do Corrupt Governments Receive
Less Foreign Aid?
Nghiên cứu chỉ ra được hai vấn đề. Thứ nhất, các quốc
gia ít tham nhũng hơn khơng nhận được nhiều viện trợ nước ngoài hơn. Và thứ hai, các quốc gia tham nhũng hơn lại nhận được nhiều viện trợ nước
ngoài hơn 4 Eden L. & Miller S., (2004) Distance matters: Liability of foreignness, institutional distance and ownership strategy
các công ty đa quốc gia đầu tư vào nước chủ nhà sẽ bị ràng buộc bởi trách nhiệm
của người ngoại quốc. Từ đó, hai tác giả xây dựng khái niệm khoảng cách thể
chế 5 Peter Egger và Hannes Winner (2005) Evidence on corruption as an incentive for foreign direct investment
thực nghiệm trên 73 nước bao gồm các nước phát triển và đang phát triển, trong 5 năm từ năm 1995 đến năm 1999. Kết quả chỉ
ra rằng các quốc gia có tham nhũng càng cao thì lại
càng nhận được nhiều đầu tư FDI hơn
6 Kwok & Tadesse (2006)
The MNC as an agent of change for host- country institutions: FDI and corruption
công ty đa quốc gia (MNCs) sẽ quan tâm đến những rủi ro và chi phí hoạt
động phát sinh liên quan đến tham nhũng khi lựa
chọn nước chủ nhà 7 Erdal Demirhan, Mahmut Masca (2008) Determinantes of FDI flows to developing countries: a cross- sectional analysis
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến FDI bằng phương pháp sử dụng dữ liệu chéo (cross-sectional econometric model). Giai
đoạn nghiên cứu 2000- 2004 cho 38 nước đang
phát triển
8
Alvaro Cuervo- Cazurra (2008)
Better the devil you don't know: Types of corruption and FDI in
transition economies
phân loại tham nhũng thành 2 loại: tham nhũng
tràn lan (nguyên văn: pervasive corruption), tham
tùy ý (nguyên văn: arbitrary corruption) Các cơng ty đa quốc gia thích
đối phó với loại tham nhũng tùy ý hơn là với loại
9 Meon & Weill (2010)
Is corruption an efficient grease?
Kết quả cho thấy có tương quan dương, nhưng không rõ ràng giữa tham nhũng và
dòng vốn FDI đầu tư vào nước chủ nhà. Tuy vậy, tác
giả cũng tìm ra được bằng chứng cho giả thuyết “lý thuyết bôi trơn bánh xe”
10 Jose R.Godinez và Ling Liu (2014) Corruption Distance and FDI flows into
Latin America
xây dựng khái niệm chênh lệch tham nhũng và thực
hiện nghiên cứu thực nghiệm các nước ở Châu
Mỹ Latin