Giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng dấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chênh lệch tham nhũng và dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 54 - 81)

Căn cứ vào các lý thuyết kinh tế và nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu đưa ra các giả thuyết và kỳ vọng dấu sau đây:

Giả thuyết H1: Một số nghiên cứu trước đã chỉ ra, tham nhũng có tương

quan âm, được xem xét như là một nhân tố cản trở dòng vốn FDI đầu tư vào quốc gia đó (Kwok & Tadesse, 2006) (Beata K., Smarzynska và Shang-Jin Wei, 2000). Quốc gia càng tham nhũng thì dịng vốn FDI chảy vào càng thấp. Do đó, kỳ vọng hệ số α1 âm.

Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra tham nhũng cũng là một chất bôi trơn cho sự vận hành của nền kinh tế và công ty đa quốc gia (Meon & Weill, 2010). Nghĩa là tham nhũng của nước chủ nhà có tương quan cùng chiều với vốn đầu từ FDI. Do đó, cũng có căn cứ để ta kỳ vọng hệ số α1 dương.

Một cách thận trọng khi nghiên cứu với đối tượng mới, chúng ta sẽ kỳ vọng cả 2 khả năng, giả thuyết hệ số α1 dương/âm.

Giả thuyết H2a: Kết quả nghiên cứu của Jose R.Godinez và Ling Liu năm

2014 cho thấy, chênh lệch tham nhũng dương (tức là nước đầu tư tham nhũng hơn nước chủ nhà) khơng có tác động rõ ràng đến dịng vốn đầu tư FDI và kết quả hồi quy cũng khơng có ý nghĩa thống kê. Khi một số cơng ty đa quốc gia đến từ nước đầu tư có tham nhũng cao, cơng ty này đã có kinh nghiệm thích nghi và đối phó với tham nhũng. Thậm chí, các cơng ty này có thể lựa chọn đầu tư vào các nước chủ nhà có tham nhũng cao để tận dụng lợi thế này so với các đối thủ khác. Mặt khác, đầu tư vào nước chủ nhà tham nhũng cao, cũng chính là đầu tư vào một thể chế tương đồng, một môi trường gần giống với nước đầu tư hơn. Tức là, nước chủ nhà càng tham nhũng, khoảng cách thể chế càng bé, chênh lệch

tham nhũng dương càng nhỏ thì dịng vốn FDI sẽ có xu hướng gia tăng. Do đó, chúng ta sẽ kỳ vọng chênh lệch tham nhũng dương tác động ngược chiều với dịng vốn FDI giữa 2 nước đó. Kỳ vọng hệ số β1 âm.

Giả thuyết H2b: Cũng theo nghiên cứu của Jose R.Godinez và Ling Liu năm 2014, chênh lệch tham nhũng âm (tức là nước đầu tư ít tham nhũng hơn nước chủ nhà) sẽ tương quan ngược chiều với dòng vốn FDI đầu tư vào nước chủ nhà. Các nước đầu tư tham nhũng thấp thường là những nước đã phát triển, họ có nguyên tắc cư xử nghiêm khắc với tham nhũng. Khi nước chủ nhà càng tham nhũng, khoảng cách chênh lệch tham nhũng âm càng lớn thì dịng vốn FDI đầu tư giữa hai quốc gia có xu hướng giảm. Kỳ vọng hệ số γ1 âm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ dữ liệu thu thập được, chúng ta đã rút ra được 1851 quan sát để chạy hồi quy. Các lý thuyết kinh tế và kết quả nghiên cứu đã có trước đây cho chúng ta kỳ vọng về dấu rằng: (1) mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư FDI có tương quan dương/âm; (2) mối quan hệ của chênh lệch tham nhũng dương và dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI sẽ có tương quan ngược chiều; và (3) chênh lệch tham nhũng âm sẽ có tương quan ngược chiều với dịng vốn đầu tư trực tiếp FDI.

CHƯƠNG 4: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN 4.1 Tổng quan dữ liệu và cách thức khắc phục

Mơ hình 1

Từ dữ liệu bản của các đơn vị chéo gồm các quan sát trải dài theo thời gian 13 năm từ năm 2003 đến năm 2015, sau khi lọc ra các biến quan sát không đảm bảo điều kiện, phương trình hồi quy sẽ xử lý với 1851 quan sát. Bước đầu tiên, ta chạy tương quan để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến.

Kết quả kiểm tra tương quan cho thấy có tương quan cao giữa một số cặp biến: biến Tham nhũng (COR) và biến Chỉ số Luật pháp (Law), biến Tham nhũng (COR) và biến Chỉ số Quan liêu (Bureau), biến Tham nhũng (COR) và biến Chỉ số Phát triển hạ tầng (Infra), biến Chỉ số Luật pháp (Law) và biến Chỉ số Quan liệu (Bureau), biến Chỉ số Quan liêu và biến Chỉ số Trình độ học vấn (Edu), biến Chỉ số tự do kinh tế (EcFree) và biến Chỉ số Trình độ học vấn (Edu) (xem thêm kết quả số 20. Phụ lục hồi quy đính kèm). Hiện tượng có tương quan cao nguy cơ xảy ra đa cộng tuyến. Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi giữa các biến có quan hệ tuyến tính với nhau trong chính phương trình hồi quy. Khi xảy ra đa cộng tuyến có khả năng làm kết quả hồi quy khơng chính xác và khơng có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên kết quả kiểm tra Đa Cộng Tuyến bằng VIF kết quả báo ra 5,97 vẫn đảm bảo nhỏ hơn 10 (xem thêm kết quả số 24. Phụ lục hồi quy đính kèm). Dữ liệu có thể dùng làm nghiên cứu được.

Đồng thời, nghiên cứu tiếp tục kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tương tự tương quan để có phương pháp xử lý phù hợp. Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi của của mơ hình bằng test heteroskedasticity, với giả thuyết Ho: khơng có phương sai thay đổi. Kết quả p-value = 0,0266 bác bỏ Ho ở mức ý nghĩa 5%, tức là mơ hình có phương sai thay đổi (xem thêm kết quả số 25. Phụ lục hồi quy đính kèm).

Tiếp tục kiểm định hiện tượng tự tương quan giữa các biến bằng Wooldridge test. Giả thuyết Ho: khơng có hiện tượng tự tương quan ở phương trình bậc một. Kết quả cho ra p-value = 0,0007 cực kỳ bác bỏ Ho (xem thêm kết quả số 26. Phụ lục hồi quy đính kèm).

Như vậy, mơ hình 1 có phương sai thay đổi và có hiện tượng tự tương quan. Do đó, mơ hình khơng thể xử lý bằng phương pháp hồi quy OLS thông thường. Trong bài nghiên cứu này, mơ hình sẽ được xử lý bằng phương pháp hồi quy GLS. Đối với mơ hình 1, GLS có khắc phục phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan là phù hợp nhất (có sử dụng option force vì dữ liệu khơng cân bằng). Nghiên cứu sẽ lấy kết quả hồi quy GLS có khắc phục phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan để trình bày kết quả. (xem thêm kết quả số 31. Phụ lục hồi quy đính kèm).

Mơ hình 2

Tương tự, chúng ta nghiên cứu mơ hình 2 bằng cách thay thế biến COR bởi biến CDis_pos. Các nước đầu tư tham nhũng hơn các nước chủ nhà.

Theo bảng cũng có tương quan cao giữa biến Chỉ số luật phát và biến Tỉ lệ lạm phát, giữa biến Chỉ số quan liêu và biến Chỉ số tự do kinh tế, giữa biến Chỉ số quan liêu và biến Trình độ học vấn. (xem thêm kết quả số 24. Phụ lục hồi quy đính kèm)

Tuy có ít cặp biến có tương quan cao nhưng kiểm định Đa Cộng Tuyến bằng VIF kết quả lớn hơn 10 (VIF = 20,68 xem thêm kết quả số 34. Phụ lục hồi quy đính kèm). Nguyên nhân có thể vì số lượng quan sát ít, chỉ có 94 quan sát đạt yêu cầu để đưa vào xử lý, dẫn đến các biến cịn quan hệ tuyến tính lẫn nhau, làm mất ý nghĩa thống kê của mơ hình. Nhưng nghiên cứu vẫn muốn tiếp tục phát triển mơ hình này.

Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan đều cho thấy mơ hình 2 khơng vi phạm. P-value đối với kiểm định phương sai thay đổi là 0,3198 (xem thêm kết quả số 35. Phụ lục hồi quy đính kèm) và p-value với kiểm

định tự tương quan là 0,8993 (xem thêm kết quả số 36. Phụ lục hồi quy đính kèm). Vì đang xử lý ở dữ liệu bảng nên chúng ta có thể sử dụng tiếp hồi quy GLS, không khắc phục phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan.

Sau khi chạy hồi quy GLS, kết quả báo ra phương trình có ý nghĩ thống kê, hệ số hồi quy của biến Tham nhũng có ý nghĩ thơng kê rất tốt ở mức ý nghĩ 1% (p-value=0,007 xem thêm kết quả số 37. Phụ lục hồi quy đính kèm). Tuy nhiên, các biến kiểm soát cịn lại đều khơng có ý nghĩa thống kê. Đây là hạn chế của mơ hình 2 khi có q ít quan sát và cũng là hướng phát triển của đề tài trong tương lai. Dù vậy, mơ hình 2 sẽ lấy kết quả hồi quy GLS này để trình bày nghiên cứu (xem thêm kết quả số 37. Phụ lục hồi quy đính kèm).

Mơ hình 3

Mơ hình 3 với các nước đầu tư có tham nhũng thấp hơn so với nước chủ nhà. Vì mặt bằng chung tham nhũng của các nước trong khu vực Đông Nam Á khá cao (ngoại trừ Singapore) nên số quan sát trong mơ hình 3 là khá lớn. Sau khi kiểm tra bảng tương quan giữa các biến, mơ hình có sự tương quan cao giữa biến Chỉ số luật pháp và biến Chỉ số Quan liêu, biến Chỉ số luật pháp và biến Chỉ số Trình độ học vấn, biến Chỉ số Quan liêu và biến Chỉ số Trình độ học vấn, biến Chỉ số Quan liêu và biến Chỉ số Phát triển hạ tầng, biến Chỉ số tự do kinh tế và biến Chỉ số Trình độ học vấn (xem thêm kết quả số 22. Phụ lục hồi quy đính kèm) Kiểm tra đa cộng tuyến bằng VIF-test, kết quả báo ra là 4,79, đảm bảo nhỏ hơn 10 (xem thêm kết quả số 40. Phụ lục hồi quy đính kèm). Tiếp tục kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Kết quả báo ra đối với hiện tượng phương sai thay đổi p-value=0,2131 chấp nhận Ho: khơng có phương sai thay đổi (xem thêm kết quả số 41. Phụ lục hồi quy đính kèm) và hiện tượng tự tương quan, p-value = 0,0003 bác bỏ Ho, có hiện tượng tự tương quan (xem thêm kết quả số 42. Phụ lục hồi quy đính kèm).

Vì khơng có phương sai thay đổi và có hiện tượng tự tương quan nên có thể xử lý bằng hồi quy GLS. Kết quả hồi quy GLS có khắc phục hiện tương tự

tương quan (có sử dụng option force). Kết quả hồi quy GLS đảm bảo, có ý nghĩa thống kê và hệ số hồi quy của biến Tham nhũng có mức ý nghĩa 5%, có thể sử dụng để trình bày kết quả. (xem thêm kết quả số 47. Phụ lục hồi quy đính kèm)

4.2 Kết quả nghiên cứu

Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả hồi quy của cả 3 mơ hình

Biến phụ thuộc: LnFDI

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3

COR 0.0279591** CDis_pos -0.0784062*** CDis_neg 0.0101251** Human -0.0042475** 0.0101506 -0.0036521 Law -0.0023709 -0.0056908 -0.0000034 Bureau -0.00016 0.0520725 -0.0029798 EcFree 0.0720645*** -0.0046449 0.0847029*** Edu -0.0475917*** -0.0582301 -0.051219*** Infl 0.0086362 -0.0839849 0.0146204 Infra 0.0304963*** 0.0310058 0.0229321*** lnGDP 0.5964692*** 0.3580373 0.5832726*** Unemp -0.161101*** -0.3282007 -0.1658254*** _cons -8.154202*** -3.306424 -6.978615*** Số quan sát 1269 94 1176 Wald chi2 F = 172,79 F = 27,66 F = 83,61

Prob > chi2 *** *** *** Phương pháp hồi quy GLS (hetero corr force) GLS (force) GLS (corr force) * mức ý nghĩa 10% ** mức ý nghĩa 5% *** mức ý nghĩa 1%

Trong bảng 4.2, kết quả hồi quy của cả 3 mơ hình được tập hợp lại. Mô hình 1 phân tích tham nhũng ảnh hưởng như thế nào đến các dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI đi vào khu vực Đông Nam Á. Như chúng ta đã thận trọng từ bước trước, mơ hình này kỳ vọng dấu dương/âm vì có cả 2 nguồn tài liệu ủng hộ hai hướng khác nhau. Kết quả cho ta giá trị α1 dương, mức ý nghĩa 5%, tức là có một sự tương quan cùng chiều giữa tham nhũng và dịng vốn FDI. Điều này có thể được giải thích rằng các cơng ty đa quốc gia đã có kinh nghiệm trong việc đối phó với tham nhũng và biến hiểu biết của mình thành lợi thế cạnh tranh đối với các công ty khác. Các công ty này tận dụng tham nhũng làm công cụ bôi trơn cho hoạt động kinh doanh của minh, Meon & Weill (2010). Do đó, khác với nhận định của nhiều người rằng tham nhũng sẽ cản trở dịng vốn FDI, đối với khu vực Đơng Nam Á vốn đã tham nhũng cao, các công ty đa quốc gia chủ động thay đổi hành vi của mình để thích nghi. Họ xem đầu tư vào khu vực này đẩy rủi ro vì có nhiều “chi phí tham nhũng” khơng lường trước được. Nhưng các công ty đa quốc gia tự trang bị được kiến thức về tham nhũng nên sẵn sàng ứng phó với rủi ro này. Đồng thời, đây cũng là lợi thế của họ đối với các công ty đa quốc gia khác.

Mơ hình 2 kiểm định chênh lệch tham nhũng dương có tác động gì trong việc thu hút FDI khi các nước đầu tư tham nhũng cao hơn các nước chủ nhà. Kết quả ra đúng như kỳ vọng, hệ số β1 âm và có mức ý nghĩa rất cao, 1%. Tức là chênh lệch tham nhũng càng lớn, dòng vốn FDI đầu tư càng giảm. Điều này

chứng tỏ 2 vấn đề. Thứ nhất, khoảng cách về thể chế của hai quốc gia càng lớn thì càng có nhiều sự khác biệt cần được tìm hiểu và có kinh nghiệm để ứng phó. Khi chọn nước chủ nhà tham nhũng hơn, sự khác biệt thể chế giữa nước đầu tư và nước chủ nhà giảm xuống, thúc đẩy dòng vốn FDI giữa hai nước.

Thứ hai, điều này cũng thể hiện phần nào sự “hấp dẫn” của tham nhũng. Tương tự như mơ hình 1, các cơng ty ở nước đầu tư đã có kinh nghiệm ứng phó với tham nhũng trong nước sẽ dễ dàng thích nghi với mơi trường ở nước chủ hơn. Họ cũng xem đây là lợi thế của mình khi hoạt động ở các nước chủ nhà có tham nhũng. Một khi nước chủ nhà cải thiện tình trạng tham nhũng của mình thì cơ hội đầu tư của các công ty đa quốc gia được chia đều cho nhau, giảm tính hấp dẫn.

Cuối cùng, mơ hình 3 phân tích chênh lệch tham nhũng âm giữa các nước đầu tư có tham nhũng thấp hơn so nước chủ nhà. Kết quả ngược với kỳ vọng, γ1 mang dấu dương, mức ý nghĩa 5%, nhưng hệ số khá bé. Chênh lệch tham nhũng càng lớn thì dịng vốn FDI càng được đầu tư vào nước chủ nhà, nhưng hệ số rất thấp. Điều này có thể được giải thích rằng một số công ty đa quốc gia với kinh nghiệm đầu tư quốc tế đã tự trang bị được kinh nghiệm ứng phó với tham nhũng. Do đó, họ xem tình trạng tham nhũng ở các nước trong khu vực như là lợi thế của mình so với các công ty đa quốc gia khác. Nên có một sự tương quan dương, nhưng hệ số khá bé giữa chênh lệch tham nhũng âm và dòng vốn đầu tu FDI.

Ngồi ra, ngun nhân cũng có thể xuất phát từ hai vấn đề sau: thứ nhất, trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, dịng tiền từ các công ty đa quốc gia trên thế giới đầu tư vào nước Mỹ vì họ cho rằng nước Mỹ là một điểm đầu tư an tồn và đang có tỷ lệ lợi nhuận cao. Nhưng khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, họ nhận thấy thị trường Mỹ có nhưng rủi ro và ngưng đầu tư. Dịng tiền đầu tư dư thừa này lại tìm đến các nước khác, các nước đang phát triển, trong đó có các nước khu vực Đông Nam Á. Thứ hai, thị trường Trung Quốc rất lớn và tiềm năng, là điểm đầu tư phù hợp cho nhiều công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc và chính sách ưu đãi doanh nghiệp trong nước của họ gây khó khăn cho việc đầu tư của các công ty

đa quốc gia nên nguồn vốn bị rút ra khỏi thị trường. Chẳng hạn như Nhật Bản, tính đến năm 2015 là năm thứ 3 liên tiếp giảm đầu tư FDI vào Trung Quốc. Nguồn vốn đầu tư này được chuyển đến các nước lân cận trong khu vực, trong đó có các nước Đơng Nam Á.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này, nghiên cứu đã cho kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác động của tham nhũng, chênh lệch tham nhũng dương và chênh lệch tham nhũng âm lên dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI. Kết quả hồi quy cho thấy tham nhũng có sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Cả 3 mơ hình đều có ý nghĩa thống kê.

CHƯƠNG CUỐI: KẾT LUẬN

Đóng góp, phát triển mới của luận văn

Trong nghiên cứu này, kết quả đã giải thích chênh lệch tham nhũng ảnh hưởng đến FDI đầu tư vào các nước như thế nào. Bài nghiên cứu phân tích xem liệu mức độ tham nhũng của các nước Đơng Nam Á có ảnh hưởng đến dịng vốn FDI đầu tư vào các nước này hay không và chiều hướng tác động như thế nào. Kết quả, các nước có tham nhũng cao thì lại có dấu hiệu thu hút đầu tư FDI hơn, mức mức độ tin cậy rất cao (mức ý nghĩa của mơ hình 5%). Tuy nhiên, mức độ thu hút cũng không lớn (α1 = 0.0279591).

Từ nghiên cứu đến ứng dụng thực tế, khác với nhận định lâu nay: tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chênh lệch tham nhũng và dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 54 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)