Tình hình tham nhũng của các nước trong khu vực Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chênh lệch tham nhũng và dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 38 - 43)

Theo kết quả công bố của Tổ chức minh bạch quốc tế - Transparency International trong bảng xếp hạng chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perception Index - CPI), các nước trong khối Đơng Nam Á vẫn có đủ các đại diện trong nhóm tham nhũng ít nhất thế giới (Singapore) và nhiều nhất thế giới

(Myanmar). Singapore có thể nói là nước khác biệt và tốt nhất so với các nước còn lại trong khu vực: dòng vốn FDI đầu tư vào Singapore cũng đứng top 10 thế giới trong nhiều năm, dòng vốn FDI từ Singapore đầu tư ra các nước cũng đứng top 20 thế giới; và đặc biệt, chỉ số nhận thức tham nhũng của Singapore cũng rất ấn tượng, với mức trung bình 91/100 điểm trong suốt thời gian nghiên cứu từ 2003 đến 2015.

Bảng 2.3. So sánh chỉ số nhận thức tham nhũng của các nước Đông Nam Á (2003-2015)

Nguồn: Tổ chức Minh bạch Thế giới, báo cáo hàng năm.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Brunei Cambodia Indonesia Laos Malaysia Myanmar Philippines Singapore Timor-Lest Thailand Vietnam

Theo Tổ chức Minh Bạch Thế giới (Transparency International), chỉ số nhận thức tham nhũng ở Singapore đang ngày có dấu hiệu càng xấu đi, với 93 điểm năm 2010 (xếp đồng hạng 1) và giảm dần xuống còn 85 năm 2015 (xếp thứ 8). Tuy nhiên, chỉ số này vẫn tốt hơn rất nhiều so với các nước còn lại trong khu vực.

Trong khi đó, tiến bộ lớn nhất ở khu vực Đơng Nam Á thuộc về Indonesia. Với 23 điểm năm 2007 (xếp thứ 143), Indonesia còn đứng sau cả Việt Nam và Philippines trong năm này. Tới năm 2011, Indonesia đã tăng 7 điểm (xếp thứ 100), trên Việt Nam và Philipines. Đến năm 2015, Indonesia tiếp tục tăng thêm 6 điểm, đạt 36 điểm, xếp thứ 4 trong khu vực, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan (Brunei năm 2015 khơng được xếp hạng vì khơng đủ dữ liệu, nhưng theo xu hướng từ các năm trước, Brunei có thể vẫn có chỉ số nhận thức tham nhũng cao hơn Indonesia).

Các nước còn lại trong khu vực hầu như khơng có thay đổi gì lớn. Singapore vẫn là đất nước có chỉ số nhận thức tham nhũng thuộc loại tốt nhất thế giới (85 trên 100 điểm), mặc dù về xếp hạng có thay đổi đơi chút (Singapore xếp thứ tám toàn thế giới năm 2015). Myanma vẫn là một trong vài nước tệ nhất thế giới về tình trạng tham nhũng. Điều này cũng có thể liên quan đến tình trạng đóng cửa nền kinh tế Myanmar trong suốt thời gian qua. Năm 2007, Myanma đứng cuối bảng, năm 2015 có cải thiện đạt 22 điểm, đứng thứ hạng 147 trong tổng số 167 nước được xếp hạng.

Lào và Campuchia tuy có thay đổi so với các năm trước nhưng không nhiều và vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có tình hình tham nhũng tệ nhất. Năm 2011, Lào xếp thứ hạng 154 còn Cambodia xếp thứ hạng 164. Đến năm 2015, Lào xếp hạng 139 và Cambodia xếp hạng 150. Đất nước Thái Lan trong nhiều năm qua khơng có nhiều thay đổi, thường xuyên nằm ở thứ hạng trên dưới 80 so với các nước trên thế giới.

Năm 2011, Việt nam xếp hạng 112 với 29 điểm. Đến năm 2015, số điểm tăng thành 31, nhưng vẫn xếp hạng 112 tổng số 167 nước trong bảng báo cáo của

Tổ chức Minh Bạch Thế giới. Chỉ số nhận thức tham nhũng CPI của Việt Nam trong 4 năm từ 2012 đến 2015 duy trì ổn định 31 điểm, cao hơn một chút so với các năm trước trong khi xếp hạng của Việt Nam hầu như khơng có thay đổi lớn, giao động ở hạng 110 đến 120.

Như vậy, tình hình về chỉ số nhận thức tham nhũng CPI của các nước trong khu vực Đơng Nam Á nhìn chung là thấp, xếp hạng lớn hơn 100 trong tổng số 167 nước được khảo sát. Cho nên, khu vực này phù hợp với các nghiên cứu về tham nhũng. Tình hình tham nhũng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đầu tư vào các nước này. Cho nên, các nước ở khu vực Đông Nam là một đối tượng tốt để tiến hành nghiên cứu. Nhưng ngược lại, ngoại trừ 9 trên 11 nước xếp loại kém, hai nước còn lại là Singapore và Myanmar lại có sự khác biệt: Singapore luôn là nước đứng top đầu cịn Myanmar thì lại thường xuyên đứng thứ hạng cuối trên bảng xếp hạng của Tổ chức. Sự khác biệt về chỉ số nhận thức tham nhũng sẽ cần những cách xử lý thích hợp để khơng ảnh hưởng đến mơ hình hồi quy của nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tình hình dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào khu vực Châu Á nói chung và Đơng Nam Á nói riêng đang có xu hướng gia tăng về giá trị cũng như về tỷ trọng. Các nước Đông Nam Á nhìn chung là tương đương đương nhau về chỉ số nhận thức tham nhũng và nằm ở nhóm tham nhũng cao. Ngoại trừ Singapore ln ở nhóm các nước rất tốt và Myanmar ln ở trong nhóm những nước rất kém.

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chênh lệch tham nhũng và dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)