Hạn chế của các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chênh lệch tham nhũng và dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 33 - 36)

Những bài nghiên cứu rất phong phú về hướng nghiên cứu cũng như đã mở rộng thêm nhiều khái niệm mới, như trong nghiên cứu của Eden L. & Miller S. (2004) nêu lên khái niệm “khoảng cách thể chế”, nghiên cứu của Jose R.Godinez và Ling Liu (2014) nêu lên khái niệm “chênh lệch tham nhũng”. Tuy nhiên, hiện tại vẫn nổi bật 2 vấn đề sau. Thứ nhất, các nghiên cứu cho kết quả đa chiều. Chẳng hạn như những nghiên cứu của Beata K., Smarzynska và Shang-Jin Wei (2000), của Habib M. & Zurawicki L. (2001) thì chỉ ra tham nhũng và vốn đầu tư FDI có tác động ngược chiều: một nước có tình trạng tham nhũng càng cao thì càng nhận ít dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI. Cịn nhũng nghiên cứu của Alberto Alesina and Beatrice Weder (2002), của Peter Egger và Hannes Winner (2005) thì chỉ ra giữa tham nhũng và dòng vốn đầu tư FDI có tác động cùng chiều.

Thứ hai, chưa có nghiên cứu nào tập trung đến vấn về nói trên đối với khu vực Đông Nam Á. Các nghiên cứu thường thu thập dữ liệu ở rất nhiều nước mà không tập trung vào một khu vực địa lý cụ thể. Cũng có các nghiên cứu tập trung vào khu vực châu Mỹ Latin,… nhưng khu vực Đơng Nam Á hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.

Dựa trên giả thuyết rằng sự khác nhau trong mức độ tham nhũng giữa nước đầu tư và nước chủ nhà có thể ảnh hưởng đến dịng vốn FDI, sự hiểu biết về tham nhũng và những tác động của nó lên FDI có thể được mở rộng bằng cách lặp lại những nghiên cứu trước đây vào khu vực Đông Nam Á, nơi mà tham nhũng rất phổ biến. Khái niệm và những ảnh hưởng của chênh lệch tham nhũng có thể được nghiên cứu sâu hơn nữa bằng cách xem xét chúng như là tập hợp con của khoảng cách thể chế như đã được nêu ở phần trên. Với nội dung mới này, liệu chênh lệch tham nhũng dương và chênh lệch tham nhũng âm có tác động lên dịng vốn FDI đầu tư vào các nước trong khu vực hay không?

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu khái niệm “chênh lệch tham nhũng” được dùng như là thước đo đánh giá sự khác biệt về thể chế của hai nước. Đồng thời, phần trên cũng đã điểm qua các lý thuyết kinh tế và các cơng trình nghiên cứu về dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tham nhũng. Tuy nhiên, hạn chế nổi bật là các nghiên cứu thì phong phú về đề tài, đi trước về phương pháp và mơ hình nghiên cứu, nhưng chỉ nghiên cứu các vấn đề ở nước sở tại và lại đang có nhiều kết quả trái chiều nhau. Do đó, cần có một nghiên cứu thực nghiệm cho thị trường Việt Nam nói riêng và khu vực Đơng Nam Á nói chung.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VÀ THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chênh lệch tham nhũng và dòng vốn FDI đầu tư vào các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)