Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng
4.3.3. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết
Phân tích hồi quy được thực hiện với 7 biến độc lập bao gồm: Sự tham gia của lãnh đạo (LD); Xác định mục tiêu, chiến lược và tầm nhìn rõ ràng (MT); Tái cấu trúc quy trình kinh doanh (QT); Sự chính xác của dữ liệu kế tốn (DL); Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của chuyên viên tư vấn (TV); Đào tạo (DT); Người sử dụng (NSD) và một biến phụ thuộc là Triển khai thành cơng phân hệ kế tốn trong ERP (KQ)
Khi đó, mơ hình phân tích hồi quy là:
KQ = β0 + β1LD + β2MT+ β3QT + β4DL + β5TV + β6DT + β7NSD
Trong đó: β0 : hằng số hồi quy
β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 : các hệ số hồi quy
4.3.3.1. Kiểm định hệ số tƣơng quan Pearson
Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu các biến có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy (giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0).
Ma trận tương quan giữa các biến:
Bảng 4.16. Ma trận tƣơng quan giữa các biến
LD MT QT DL TV DT NSD KQ LD Hệ số tương quan 1 Sig. MT Hệ số tương quan 0.501** 1 Sig. 0.000
LD MT QT DL TV DT NSD KQ QT Hệ số tương quan 0.196** 0.268** 1 Sig. 0.005 0.000 DL Hệ số tương quan 0.127 0.240** 0.290** 1 Sig. 0.072 0.001 0.000 TV Hệ số tương quan 0.315** 0.488** 0.300** 0.303** 1 Sig. 0.000 0.000 0.000 0.000 DT Hệ số tương quan 0.346** 0.445** 0.030 0.033 0.337** 1 Sig. 0.000 0.000 0.675 0.639 0.000 NSD Hệ số tương quan 0.287** 0.366** 0.036 0.232** 0.155* 0.207** 1 Sig. 0.000 0.000 0.613 0.001 0.029 0.003 KQ Hệ số tương quan 0.522** 0.728** 0.451** 0.429** 0.564** 0.433** 0.450** 1 Sig. 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
Kết quả phân tích tương quan trên cho thấy biến phụ thuộc “Triển khai thành cơng phân hệ kế tốn trong ERP” có tương quan với các biến độc lập: (1) Sự tham gia của lãnh đạo; (2) Xác định mục tiêu, chiến lược và tầm nhìn rõ ràng; (3) Tái cấu trúc quy trình kinh doanh; (4) Sự chính xác của dữ liệu kế tốn; (5) Trình độ, năng
lực và kinh nghiệm của chuyên viên tư vấn; (6) Đào tạo; (7) Người sử dụng (tất cả hệ số tương quan đều khác 1 và giá trị Sig. <0.05). Do đó, các biến độc lập này sẽ được đưa vào mô hình hồi quy bội để giải thích cho sự thay đổi của biến phụ thuộc “Triển khai thành cơng phân hệ kế tốn trong ERP”.
4.3.3.2. Kiểm định giả thuyết
Phân tích hồi quy tuyến tính bội được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể của các biến (ENTER) nhằm kiểm định các giả thuyết.
Bảng 4.17. Đánh giá độ phù hợp của mơ hình
Mơ hình R R2 R2 hiệu chỉnh
Sai số ước tính của độ lệch chuẩn
1 0.854a 0.729 0.719 0.39951
a: Dự báo: (Hằng số), LD, MT, QT, DL, TV, DT, NSD
Từ kết quả hồi quy ta cũng thấy, R2 hiệu chỉnh = 0.719 là ở mức cao. Điều
này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 71.9%, tức là các biến độc lập giải thích được 71.9% biến thiên của biến phụ thuộc Triển khai thành cơng phân hệ kế tốn trong ERP.
Sau đó, tiếp tục kiểm định độ phù hợp của mơ hình nhằm kiểm tra mơ hình hồi quy này có phù hợp với tập dữ liệu thu thập được và có ý nghĩa thống kê không thông qua kiểm định F như sau:
Bảng 4.18. Kiểm định độ phù hợp của mơ hình
Mơ hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 82.488 7 11.784 73.832 0.000a Phần dư 30.644 192 0.160 Tổng 113.133 199 a. Dự báo: (Hằng số), LD, MT, QT, DL, TV, DT, NSD b. Biến phụ thuộc: KQ
Kết quả phân tích hồi quy cho ta F = 73.832 với p_value (Sig.) = 0.000 < 0.05. Do đó, ta hồn tồn có thể kết luận mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tập dữ liệu và có ý nghĩa thống kê.
Trọng số hồi quy β của các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê, các giá trị p_value (Sig.) đều nhỏ hơn 0.05: LD (0.004), MT (0.000), QT (0.000), DL (0.000), TV (0.001), DT (0.006), NSD (0.000). Bên cạnh đó, hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến là nhỏ. Do đó, hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình này là nhỏ, khơng có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy.
Bảng 4.19. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội
Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Dung sai VIF 1 (Hằng số) -0.424 0.223 -1.902 0.059 LD 0.100 0.034 0.130 2.916 0.004 0.709 1.411 MT 0.251 0.035 0.364 7.095 0.000 0.535 1.871 QT 0.160 0.030 0.222 5.370 0.000 0.826 1.211 DL 0.181 0.046 0.165 3.983 0.000 0.818 1.223 TV 0.176 0.051 0.159 3.482 0.001 0.675 1.481 DT 0.128 0.046 0.122 2.796 0.006 0.741 1.350 NSD 0.179 0.041 0.183 4.383 0.000 0.812 1.231 a.Biến phụ thuộc: KQ
Khi đó, mơ hình hồi quy bội là:
KQ = 0.1LD + 0.251MT + 0.16QT + 0.181DL + 0.176TV + 0.128DT + 0.179NSD
Phương trình hồi quy bội cho thấy, có 7 nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành cơng phân hệ kế tốn trong hệ thống ERP: (1) Sự tham gia của lãnh đạo; (2) Xác định mục tiêu, chiến lược và tầm nhìn rõ ràng; (3) Tái cấu trúc quy trình kinh
doanh; (4) Sự chính xác của dữ liệu kế tốn; (5) Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của chuyên viên tư vấn; (6) Đào tạo; (7) Người sử dụng. Trong đó, nhân tố Xác định mục tiêu, chiến lược và tầm nhìn rõ ràng; Sự chính xác của dữ liệu kế tốn và Người sử dụng có tác động mạnh đến triển khai thành cơng phân hệ kế tốn trong hệ thống ERP.
Kiểm định giả thuyết
Giả thuyết H1: Sự tham gia của lãnh đạo có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành công phân hệ kế toán trong hệ thống ERP. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy giả thuyết này được chấp nhận, hệ số Beta đạt 0.130 và mức ý nghĩa Sig. = 0.004 < 0.05. Như vậy, nếu lãnh đạo tham gia vào triển khai dự án và thực hiện đúng cam kết hỗ trợ đầy đủ nguồn lực thì việc triển khai ERP sẽ dễ thành công hơn.
Giả thuyết H2: Xác định mục tiêu, chiến lược và tầm nhìn rõ ràng có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành cơng phân hệ kế tốn trong hệ thống ERP. Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy, giả thuyết này được chấp nhận, hệ số Beta đạt 0.364 và mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05. Như vậy, nếu doanh nghiệp xác định mục tiêu và chiến lược một cách rõ ràng thì sẽ làm tăng sự thành công của dự án.
Giả thuyết H3: Tái cấu trúc quy trình kinh doanh có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành công phân hệ kế toán trong hệ thống ERP. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận, hệ số Beta đạt 0.222 và mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05. Như vậy, doanh nghiệp càng hiểu rõ về mục đích tái cấu trúc quy trình kinh doanh và sẵn sàng tái cấu trúc quy trình kinh doanh cho phù hợp với hệ thống ERP thì việc triển khai càng dễ thành cơng.
Giả thuyết H4: Sự chính xác của dữ liệu kế tốn có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành công phân hệ kế toán trong hệ thống ERP. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận, hệ số Beta đạt 0.165 và mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05. Như vậy, dữ liệu từ các phân hệ khác và các phần mềm tích hợp đổ về phân hệ kế tốn càng ổn định, chính xác thì sẽ làm tăng sự thành cơng của dự án.
Giả thuyết H5: Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của chuyên viên tư vấn có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành công phân hệ kế toán trong hệ thống
ERP. Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy, giả thuyết này được chấp nhận, hệ số Beta đạt 0.159 và mức ý nghĩa Sig. = 0.001 < 0.05. Như vậy, chất lượng của chuyên viên tư vấn càng cao thì việc triển khai càng dễ thành công.
Giả thuyết H6: Đào tạo có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành cơng phân hệ kế tốn trong hệ thống ERP. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy giả thuyết này được chấp nhận, hệ số Beta đạt 0.122 và mức ý nghĩa Sig. = 0.006 < 0.05. Như vậy, nếu việc đào tạo được thực hiện tốt thì thì việc triển khai sẽ dễ thành cơng hơn.
Giả thuyết H7: Người sử dụng có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành công phân hệ kế toán trong hệ thống ERP. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận, hệ số Beta đạt 0.183 và mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05. Như vậy, nếu người sử dụng đảm bảo yêu cầu tiếp nhận và vận hành được hệ thống ERP thì sẽ làm tăng sự thành cơng của dự án.
Tóm tắt chƣơng 4
Chương 4 trình bày mơ hình nghiên cứu chính thức và kết quả từ việc phân tích dữ liệu thu thập được. Qua đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach „s Alpha và kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố EFA, mơ hình nghiên cứu bao gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công phân hệ kế toán trong hệ thống ERP bao gồm: (1) Sự tham gia của lãnh đạo; (2) Xác định mục tiêu, chiến lược và tầm nhìn rõ ràng; (3) Tái cấu trúc quy trình kinh doanh; (4) Sự chính xác của dữ liệu kế tốn; (5) Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của chuyên viên tư vấn; (6) Đào tạo; (7) Người sử dụng. Trong đó, hai biến độc lập là Người sử dụng và Mơi trường văn hóa được nhóm vào cùng một nhân tố. Khi thực hiện xem xét lại thang đo cho hai biến độc lập này thì thấy rằng các thang đo này cùng nói đến đối tượng là người sử dụng của dự án ERP. Như vậy, việc gộp hai nhân tố này là hợp lý.
Sau đó, tác giả thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích cho thấy cả 7 nhân tố đều có tác động cùng chiều đến việc triển khai thành cơng phân hệ kế tốn trong hệ thống ERP.
Các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 đều được chấp nhận, mơ hình giải thích được 71,9% sự biến thiên của việc triển khai thành cơng phân hệ kế tốn trong hệ thống ERP.