6. Kết cấu của luận văn
2.2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH GẮN VỚI XÂY
2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành nông nghiệp công nghiệp – dịch vụ
dịch vụ
2.2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất
Trong bối cảnh có nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen nhau, bằng những chủ trương, giải pháp phát triển kết hợp với những nỗ lực của nhân dân, Đảng bộ và chính quyền các cấp nền KT – XH huyện Trảng Bom đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt. Nền kinh tế tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
Cụ thể, Nghị quyết chương trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015 Đảng bộ huyện Trảng Bom xác định “ Công nghiệp phát triển sẽ là “đòn bẩy” giúp thương mại - dịch vụ khởi sắc và góp phần CDCCKT ”.
Với việc xây dựng chương trình hỗ trợ CDCCKT, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế huyện giai đoạn 2011 – 2015 mục tiêu 2020 là một trong sáu chương trình đột phá của địa bàn với mục tiêu cụ thể: “ tập trung các nguồn lực đẩy mạnh cơ cấu
kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm cơng nghiệp, dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao, giá trị gia tăng”.
Qua đó, tổng GTSX trên địa bàn Huyện đạt 41.215 tỉ đồng vào năm 2010 và đạt 79.416 tỉ đồng vào năm 2015. Nhịp độ tăng trưởng bình quân là 15,98% trong giai đoạn 2011 – 2015. Trong đó sản xuất NN dù gặp khó khăn về thời tiết, bệnh dịch nhưng vẫn đạt 4,8%/năm giai đoạn 2011 – 2015, là kết quả chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, sử dụng giống cho năng suất, chất lượng cao, đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng khoa học và cơng nghệ sản xuất. Cịn khu vực phi NN có tốc độ tăng trưởng nhanh, bằng 1,04 lần so với mức tăng chung của nền kinh tế.
Biểu 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom, giai đoạn 2011 –2015 ( tỉ đồng)
Nguồn: Niên giám thống kê hội huyện Trảng Bom [ Phục lục 2]
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người trên địa bàn Huyện Trảng Bom ( theo giá hiện hành) đạt 34,8 triệu đồng vào năm 2010 ( bằng 2,6 lần so với năm 2005) và đạt 67,5 triệu đồng vào năm 2015 ( bằng 1,9 lần so với năm 2010), giữ mức tăng bình quân thu nhập là 14,8%/ năm trong giai đoạn 2011 - 2015.
Biểu 2.2: Tốc độ tăng trưởng thu nhập và tăng trưởng GTSX trên địa bàn Trảng Bom, giai đoạn 2011 – 2015 ( đv: %) trên địa bàn Trảng Bom, giai đoạn 2011 – 2015 ( đv: %)
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với chủ trương phát triển: tăng tỷ trọng ngành CN - DV, giảm dần tỷ trọng ngành NN trong nền kinh tế. Cụ thể trong tổng GTSX năm 2015 trên địa bàn thì ngành CN chiếm 68,9%; Dịch vụ (DV) chiếm 25,3% và NN chiếm 4,8%.
2.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động
Nguồn lao động thuộc 3 ngành nghề CN – DV – NN trên địa bàn Huyện Trảng Bom có quy mơ tương đối lớn. Số người trong độ tuổi lao động có 144.256 người vào năm 2010 và có 160.384 người vào năm 2015 với tốc độ tăng bình quân đạt 2,46% trong giai đoạn 2010 – 2015, trong đó: lao động ngành CN tăng 2,99%/ năm; lao động DV tăng 3,06%; lao động ngành NN giảm 0,09%/năm.
Cơ cấu sử dụng lao động từng bước đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng lao động làm việc trong các ngành phi NN, đồng thời giảm tỉ trọng trong các ngành NN.
Biểu 2.3: Cơ cấu lao động các ngành nghề kinh tế
trên địa bàn huyện Trảng Bom, giai đoạn 2010 – 2015 (Đv:lao động)
Nguồn: Số liệu thống kê huyện Trảng Bom [Phục lục 3]
Đến năm 2010, thì lao động làm việc trong ngành phi NN chiếm 82,3% và lao động NN chỉ chiếm 17,7% trong tổng số lao động làm việc trong các ngành nghề KT – XH trên địa bàn. Đến năm 2015, lao động làm việc trong ngành nghề phi
NN chiếm 84,5% và lao động NN chỉ chiếm 15,5%. Trong đó, lao động làm việc trong khu vực sản xuất CN là chủ yếu, chiếm 56,8% trong tổng số lao động làm việc trong các ngành nghề KT – XH vào năm 2010 và 58,1% vào năm 2015
Nhìn chung, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Lao động di chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất cao và nâng cao năng suất lao động của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, do chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế ( thiếu lao động ở trong độ chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu, lao động quản lý, lao động vững tay nghề, lao động có trình độ ngoại ngữ, tin học, tác phong công nghiệp, …) chưa kết gắn chặt với nhu cầu của thị trường và thu hút được lao động có trình độ cao nên chưa thật sự là động lực thúc đẩy phát triển KT – XH.
Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung có sự chuyển biến tích cực, trình độ tay nghề của người lao động từng bước được nâng cao. Đến năm 2010, tỉ lệ qua đào tạo trên địa bàn đạt 55% ( của Tỉnh là 53,0%); trong đó: tỉ lệ đào tạo nghề đạt 48,0% ( của Tỉnh là 42,7%). Đến năm 2015 thì tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn đạt 66% ( của Tỉnh là 65%).
2.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư
Giai đoạn 2011 – 2015, so với tốc độ tăng trưởng bình quân vốn XDCB trên địa bàn Huyện là 10 % thì ngành CN có tốc độ tăng trung bình là 7,02% ; DV là 21.72% và NN là 25.25%. Các nguồn vốn đầu tư đã góp phần quan trọng tăng năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng, xây dựng, nông thôn mới, v.v… và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển KT – XH.
Năm 2015, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên toàn huyện là 3.778.197 triệu đồng, trong đó vốn được tập trung vào ngành CN với số vốn là 2.613.286 triệu đồng, chiếm 69,17% ; ngành NN là 32.176 triệu đồng, chiếm 0,85%; và ngành DV là 1.132.735 triệu đồng, chiếm 29,98%
Nhìn chung, cơ cấu vốn đầu tư có sự gia tăng mạnh mẽ vào ngành CN và DV. Ngành NN có sự gia tăng tốc độ về vốn do thực hiện chương trình xây dựng
NTM trên địa bàn huyện, tuy nhiên tỉ lệ vốn đầu tư vào NN vẫn rất thấp, không đáng kể so với CN và DV
Biểu 2.4 Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành nghề kinh tế ( đvt: triệu đồng)
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trảng Bom [ Phục lục 6]
Đến nay, các khu CN trên địa bàn đã thu hút được 158 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký khoảng 1,5 tỉ USD ( đã có 146 dự án đi vào hoạt động với vốn thực hiện đạt 73,2%) và 32 dự án đầu tư trong nước. Cơ cấu ngành nghề thu hút đầu tư chủ yếu là: sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm may mặc, giày da, sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ, hàng nhựa, …