TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom – tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2025 (Trang 35 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN

CỦA HUYỆN TRẢNG BOM

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Trảng Bom nằm ở phía Đơng của tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 17 đơn vị hành chính (1 thị trấn Trảng Bom và 16 xã). Trung tâm huyện Trảng Bom cách thành phố Biên Hoà khoảng 20km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km. Với vị trí địa lý này đã xác định cho Trảng Bom phát triển trở thành đô thị vệ tinh trong vùng nên thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán và đầu tư công nghiệp.

Huyện Trảng Bom nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ và ngành nông nghiệp đặc biệt là ngành ngành chăn nuôi .

Nhìn chung đất của Trảng Bom đều có địa hình tương đối bằng phẳng thích hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ và phát triển công nơng nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Trảng Bom có 32.368 ha, chiếm 5,5% trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai. Trong đó, đất nơng nghiệp là chủ yếu, chiếm 78,3%; đất phi nông nghiệp chiếm 21,7% và đất chưa sử dụng đã được đưa vào khai thác cho cụm khu công nghiệp.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trảng Bom là một huyện đông dân với dân số 295.703 người, 72.727 hộ, mật độ dân số được xem là cao với 783,5 người/km2.

Dân số lao động của Huyện tăng nhanh trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉ lệ tăng trung bình khoảng 1,92%, chiếm 70,09 % tổng dân số; trong đó: nguồn lao động làm việc cho các ngành nghề kinh tế quốc dân tăng trung bình là 2,46%, chiếm tỉ trọng 55,15 %; lao động làm việc khác như đi học, nội trợ, việc làm thời gian, chưa có việc làm hay khơng có nhu cầu làm việc giảm trung bình 0,9%, chiếm tỉ trọng 14,94 % tổng dân số.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động huyện Trảng Bom, giai đoạn 2010 – 2015

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trảng Bom [ Phục lục 3]

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2015 đã được đầu tư 117,033 km được nhựa hóa bê tơng, đồng thời có 04 cơng trình hồ chưa, 5 cơng trình đập dâng, có khoảng 35,2 km kênh mương và suối nhỏ dùng phục vụ cho sản xuất NN. Đến nay có 100 % số xã có vùng điện thoại , vơ tuyến truyền hình cung cấp phục vụ cho người dân. Giai đoạn 2011 – 2015, huyện đã đầu tư xây dựng trên 33,73 km đường dây điện trung thế, 34 km điện hạ thế và 34 trạm biến áp, tổng dung lượng 751.466 KVA cung cấp nguồn điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân địa bàn đạt 99,98%.

Trên cơ sở khai thác tối đa và hài hòa các nguồn lực của địa phương, huyện đã xây dựng và từng bước nâng cao trường học, hồn chỉnh cơ sở vật chất văn hóa thể thao có cơ sở hiện đại ở mọi vùng nơng thơn: tồn huyện có 73 trường học, trong đó 68/68 trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 23 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 33,8%. Hiện nay, huyện có 16/16 xã có trung tâm văn hóa thể thao và sân vận động; tai thị xã có 01 Trung tâm Văn hóa, 01 Trung tâm Thể thao có hồ bơi và sân bóng đá đạt chuẩn quốc gia, 01 Thư viện – Nhà truyền thống huyện. Bên cạnh đó, Huyện có 04 khu, điểm du lịch đang hoạt động hiệu quả gồm: + Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền (thuộc xã Giang Điền); Sân Goft Đồng Nai (thuộc Thị trấn Trảng Bom và xã Sông Trầu), được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, được bầu chọn là một trong 10 sân goft có cảnh quan đẹp nhất Việt Nam; v.v ….

Do thu nhập người dân có sự gia tăng qua các năm và phần nào tạo được tích lũy, đồng thời các dịch vụ cung cấp vật tư thiết bị luôn đáp ứng một cách năng động, nên nhà cửa nông thôn đã được xây dựng kiên cố đạt chuẩn xây dựng 90% trở lên, và có nhiều nhà khang trang; khơng cịn gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát. Bên cạnh đó với sự giúp sức của nhà nước và đóng góp của người dân địa phương, các tuyến đường giao thơng đã được nhựa hóa và bê tơng hóa tận thơn xóm là 100%, các tuyến đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt 100%. Các dịch vụ tiện ích Internet, điện thoại di động, máy tính đã được triển khai 100% ở các xã.Các cơ sở vật chất văn hóa để nhân dân địa phương sinh hoạt đạt chuẩn của bộ văn hoa, thể thao và du lịch.Ngồi ra, cịn có nhiều điểm học tập, trao đổi cộng đồng thông tin khoa học – công nghệ rải rác ở các xã

Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế của Huyện những năm qua có tốc độ phát triển khá cao. Mức tăng trưởng tổng GTSX trên địa bàn bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 15,98%/ năm; trong đó khu vực dịch vụ tăng 16,07%/ năm; công nghiệp – xây dựng tăng 14,26 %/ năm; và nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4,67 %/ năm.

Năm 2015, GTSX trên địa bàn đạt 79.427,05 tỉ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 67,5 triệu đồng/người/năm.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn huyện Trảng Bom tăng nhanh qua các năm. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 16.259 tỷ đồng giai đoạn 2006 – 2010 và đạt 30.199,74 tỷ đồng giai đoạn 2011 – 2015 với tốc độ tăng trưởng bình qn là 16,39%. Trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách các cấp chiếm 4,5 – 6,0%; vốn của doanh nghiệp và dân cư chiếm 39 – 40%; vốn đầu tư nước ngoài chiếm 50 – 51 % và các nguồn vốn khác chiếm 4,5 – 5,0%. Các nguồn vốn đầu tư đã góp phần tăng năng suất lao động, kết cấu hạ tầng, CDCCKTN, v.v… và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

An sinh xã hội

Nhìn chung, KT – XH trên địa bàn huyện Trảng Bom trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể, bộ mặt huyện đã có sự thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất người dân được cải thiện qua đó góp phần tạo nên sự phát triển chung của tỉnh Đồng Nai.

Qua hơn 5 năm thực hiện nghị quyết số 26 – NQ/TW của Trung Ương, đến nay diện mạo nơng thơn trên địa bàn huyện Trảng Bom nhìn chung có sự đổi mới. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dưng CDCCKTN đã được thực hiện đồng bộ và vững chắc. Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được cải thiện, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi, hàng hóa lưu thơng dễ dàng. Cơng tác đào tạo nghề cho người lao động được quan tâm đúng mức. Sản xuất, thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện. Hiện có 13/16 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỉ lệ 81,25%; còn 03/16 xã còn lại ( Hố Nai 3, Bình Minh, Bàu Hàm) đã hoàn thành 18/19 tiêu chí, huyện đã có kế hoạch hồn thành 19/19 tiêu chí NTM trong năm 2016

Mức sống dân cư trên địa bàn nhìn chung có xu hướng tăng, qua đó đã từng bước làm thay đổi cơ cấu chi tiêu để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đến nay, cơ cấu chi tiêu thì tỷ lệ chi cho ăn uống chiếm 48,5%; chi cho chăm sóc sức khỏe, giải trí và giáo dục đạt 17,6%.

Cơng tác giảm nghèo trên địa bàn được tập trung thực hiện tốt; đã nhân rộng mơ hình giảm nghèo hiệu quả. Huyện thuộc nhóm địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp trong toàn tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 14,1% năm 2005 xuống 3,0% vào năm 2010, năm 2015 tỉ lệ là 2%.

**

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom – tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2025 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)