NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom – tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2025 (Trang 57 - 60)

6. Kết cấu của luận văn

3.1 NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH

NGÀNH KINH TẾ GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM

Quá trình CDCCKTN gắn với xây dựng NTM trên địa bàn huyện Trảng Bom trong những năm tới cần quán triệt một số quan điểm cơ bản sau:

Một là: Đẩy nhanh quá trình CDCCKT theo hướng CNH – HĐH, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Giảm thiểu sự hạn chế về công nghệ kỹ thuật cũng như thâm dụng lao động giản đơn trên địa bàn thì CDCCKTN trên địa bàn trước hết phải phải theo hướng hiện đại hóa các khâu sản xuất bằng cách ứng dụng, phát triển các thành tựu khoa học, kỹ thuật đi đôi với nâng cao, phát triển kỹ nghệ lao động nguồn nhân lực, chuyển biến từ sản xuất có năng suất thấp với cơ hội hạn chế, hướng tới hoạt động có năng suất cao với những cơ hội lớn hơn cho sự đổi mới và nâng cao giá trị gia tăng trở thành cốt lõi cho sự thay đổi cơ cấu nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển đối từ ngành thâm dụng lao động giản đơn sang ngành nghề thâm dụng lao động kỹ nghệ và tri thức.

Tỉ trọng thấp trong ngành DV dẫn đến việc cần gia tăng tỉ trọng đóng góp ngành DV vào GTSX. Bên cạnh đó, hồn thiện CCKT ngành CN hướng ưu tiên phát triển ngành CN phụ trợ, CN chế tạo; cải tạo nội lực ngành NN trên địa bàn. Đặc biệt, ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng nội địa sản phẩm trong cơ cấu chuỗi giá trị toàn cầu nhằm tạo bước đột phá thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KT - XH. Trong việc tích cực hồn thiện huyện NTM thì cần

có chủ trương phát triển NTM nâng cao hơn cho giai đoạn 2020 – 2025. Đảm bảo CDCCKTN và xây dựng NTM cân đối hài hòa giữa trước mắt và lâu dài, giữa các xã trên địa bàn.

Hai là: Quá trình CDCCKTN phải gắn với chương trình mục tiêu xây dựng NTM, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Huyện Trảng Bom có sức mạnh ở sản xuất công nghiệp chế biến lương thực

phẩm, hàng tiêu dùng do vậy cần đẩy mạnh việc liên kết giữa công nông nghiệp trong chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu, lao động và thị trường. Đây là yếu tố quan trọng trong việc hình thành mơ hình liên kết 4 nhà “ Nhà nơng – Nhà nước – Nhà khoa học và doanh nghiệp” sớm được thúc đẩy và hồn thiện trên địa bàn.

Q trình CDCCKTN và xây dựng mục tiêu quốc gia NTM cho thấy đó là hai trụ cột quan trọng đóng góp vào q trình phát triển bền vững của bất cứ khu vực nào nói chung và địa bàn huyện Trảng Bom nói riêng. CDCCKTN khai thác lợi thế nhằm xác định cấu trúc kinh tế hợp lý là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững trên địa bàn, bên cạnh đó CDCCKTN gắn với xây dựng mục tiêu quốc gia NTM có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, văn hóa xã hội người dân trong khu vực là đòn bẩy cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày nay.

Ba là: Quá trình CDCCKTN phải theo hướng phát triển đa ngành, tập trung xây dựng các ngành trọng điểm và mũi nhọn có thế mạnh.

CCKTN trên địa bàn hiện đang rất đa dạng, phong phú. Do vậy, cần đẩy

mạnh tính đa ngành trên địa bàn để khai thác hiệu quả triệt để mọi nguồn lực xã hội cho công cuộc phát triển kinh tế bền vững. Trong đó, phải chú trọng ưu tiên nguồn lực phát triển các ngành trọng điểm và có mũi nhọn như: CN có ngành cơng nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ nhằm tận dụng và tăng tính liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài; DV phát triển các ngành dịch vụ tư vấn, tài chính, bảo hiểm giải quyết các nhu cầu cấp bách trong việc khơi thông nguồn vốn, hạn chế các rủi ro trong kinh doanh; ngành NN thì xây dựng được các thương hiệu nổi bật trong trồng

trọt và trong chăn nuôi. Muốn phát triển được các ngành nghề trọng điểm này, cần phải xây dựng được đội ngũ tri thức, chuyên gia, quản lý đầu ngành nhằm hoàn thiện, phát triển chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với mối đe dọa từ hội nhập kinh tế quốc tế.

Đi đôi với việc đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế cũng như đa dạng hóa các ngành nghề tìm hướng đào sâu xây dựng các ngành trọng điểm có mũi nhọn, thì địa phương cần kiên quyết thúc đẩy hồn thiện mơi trường kinh doanh lành mạnh tiến gần tới môi trường kinh doanh chung của thế giới.

Bốn là: Chú trọng sự thay đổi về “chất” trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, hướng tới việc nâng cao thu nhập và chăm lo ngày càng tốt hơn cuộc sống của người dân

CDCCKTN và xây dựng NTM trên địa bàn hiện dựa vào sức đóng góp các nguồn lực về thâm dụng lao động và vốn đầu tư cho dự án sản xuất, cơng trình xây dựng, chưa coi trọng đến mơi trường tự nhiên.

Do vậy, cần chú trọng phát triển CDCCKTN và NTM về chất lượng trình độ tri thức, năng suất lao động, cơng nghệ hiện đại, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Đó là bước tạo đà cho việc nâng cao thu nhập cho người lao động nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định, chất lượng cân xứng với thế giới hiện đại. Bên cạnh đó cần nhận thức rõ quá trình CDCCKTN gắn với xây dựng NTM phải vì dân, chăm lo cuộc sống người dân trên cả ba phương diện vật chất, tinh thần, văn hóa được nâng cao.

Q trình CDCCKTN theo hướng CNH – HĐH khơng tránh khỏi được tình trạng gây ra ơ nhiễm mơi trường. Do đó, CDCCKTN và xây dựng NTM cần phải thúc đẩy các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm, tăng cường bảo vệ môi trường tư nhiên thông qua việc quy định, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm minh các hoạt động gây ô nhiễm của doanh nghiệp trong và ngoài nước; đồng thời có chính sách khuyến khích gia tăng diện tích cây xanh trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trảng bom – tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 2025 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)