Giá trị trung bình của nhân tố Thiết kế và đánh giá khóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế thuộc các chương trình liên kết với nước ngoài tại TP HCM (Trang 65)

phương sai trích 64,851%. 6 nhân tố này giải thích được 64,851% biến thiên của dữ liệu. Như vậy, so với mơ hình gốc HEdPERF của Firdaus (2006b), mơ hình nghiên cứu này có thêm nhân tố Thiết kế và đánh giá khóa học. Điều này phù hợp với tình hình tại các CTLK. Hầu hết các sinh viên khi lựa chọn CTLK đều mong muốn được tiếp cận với hệ thống giáo dục quốc tế, cụ thể hơn là tiếp cận những khóa học hồn tồn do trường đại học nước ngồi thiết kế. Do đó, thiết kế và đánh giá khóa học ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự hài lịng của sinh viên CTLK. Thống kê mô tả mẫu cũng cho thấy rằng sinh viên thuộc các CTLK tại TP.HCM hiện nay đang đánh giá chưa cao về nhân tố Thiết kế và đánh giá khóa học. Giá trị trung bình của nhân tố này chỉ dao động ở mức 2,5.

Bảng 5.1: Giá trị trung bình của nhân tố Thiết kế và đánh giá khóa học khóa học N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn DES1 186 1 5 2,56 0,882 DES2 186 1 5 2,55 1,172 DES3 186 1 5 2,63 0,917 DES4 186 1 5 2,59 0,927

Phân tích hồi quy cho thấy cả 6 nhân tố trên đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với các mức độ khác nhau. Phương diện phi học thuật (NAA) có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hài lòng của sinh viên chương trình liên kết với Beta = 0,259; tương tự Thiết kế và đánh giá khóa học (DES) cũng có ý nghĩa quan trọng với Beta = 0,252, tiếp theo là Danh tiếng (RE) có Beta = 0,224, kế đến là hai nhân tố Phương diện học thuật (AA) và Các vấn đề về chương trình (PRO) có cùng Beta = 0,215 và cuối cùng là nhân tố Tiếp cận (ACC) với Beta thấp nhất là 0,194. Các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 và H6 đều được chấp nhận.

Quy mơ các chương trình liên kết với nước ngoài bậc đại học tại TP.HCM hiện nay thường nhỏ, với chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm trung bình khoảng 60 sinh viên cho mỗi chương trình liên kết. Hơn nữa, việc bùng nổ số lượng các chương trình liên kết cũng dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc hồn thành chỉ tiêu tuyển sinh này. Với quy mơ đó, cán bộ nhân viên của chương trình liên kết dễ dàng tiếp cận và nắm tình hình của từng sinh viên, đồng thời là cầu nối để các tiêu chuẩn của trường đối tác nước ngoài được đảm bảo ngay tại cơ sở học tại TP.HCM. Nếu cán bộ nhân viên làm tốt nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và có thái độ tích cực, những khó khăn bước đầu trong việc tiếp cận nền giáo dục nước ngồi của các sinh viên chương trình liên kết sẽ được giải quyết. Do đó, sinh viên các chương trình liên kết xem nhân tố Phương diện phi học thuật (đề cập đến nhiệm vụ của nhân viên chương trình liên kết đào tạo trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên) là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của họ.

Thiết kế và đánh giá khóa học nhấn mạnh những vấn đề về đề cương mơn học, phương pháp giảng dạy, quy trình và hệ thống đánh giá kết quả học tập. Phần lớn các chương trình liên kết đều sử dụng chương trình giảng dạy của trường đại học đối tác của nước ngoài và một trong những mong muốn của các sinh viên tham gia chương trình liên kết là được tiếp cận với nền giáo dục nước ngồi với chi phí chấp nhận được. Do đó, những mơn học với đề cương ln được cập nhật, nội dung phù hợp thực tiễn và phương pháp giảng dạy hợp lý sẽ làm sinh viên hài lòng hơn với chương trình học mà mình lựa chọn.

Một nhân tố không kém phần quan trọng với trọng số hồi quy Beta = 0,224 là nhân tố Danh tiếng. Tùy vào năng lực và điều kiện của bản thân mà sinh viên luôn chọn học ở những ngơi trường danh tiếng tốt nhất, do đó danh tiếng của chương trình liên kết cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự hài lịng của sinh viên. Điểm đặc biệt của chương trình liên kết là khi đánh giá về danh tiếng cần xem xét 2 yếu tố: trường ĐH tại Việt Nam và đối tác liên kết nước ngồi.

 Trường đối tác nước ngồi có danh tiếng tốt sẽ mang lại cho sinh viên một bằng cấp quốc tế có giá trị cao, kèm theo đó là những địi hỏi cao hơn về q trình học tập, rèn luyện của sinh viên. Tốt nghiệp với bằng cấp từ một trường ĐH có uy tín trên thế giới góp phần làm tăng khả năng được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp của sinh viên.

 Trường ĐH tại Việt Nam cũng cần có uy tín tốt để có thể đảm bảo thực hiện đúng theo những gì đã ký kết trong hợp đồng liên kết. Trường ĐH tại Việt Nam cũng là nơi để sinh viên học tập trong thời gian đầu (đối với sinh viên sẽ chuyển tiếp) hoặc trọn khóa học (đối với sinh viên học hồn tồn tại Việt Nam), do đó cơ sở vật chất mà nhà trường trang bị, những dịch vụ hỗ trợ mà nhà trường cung cấp sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên chương trình liên kết. Hai nhân tố Phương diện học thuật và Các vấn đề về chương trình có cùng Beta=0,215, tức là có cùng mức độ ảnh hưởng đến sự hài lịng của sinh viên chương trình liên kết. Đây là hai nhân tố đề cập đến chương trình giảng dạy và trách nhiệm giảng viên. Khi lựa chọn một chương trình học, sinh viên cần biết chương trình đó được mọi người đánh giá như thế nào, các chuyên ngành mà mình có thể lựa chọn, cấu trúc chương trình có linh hoạt hay khơng, và tất cả những điều trên cần được tư vấn rõ ràng trước khi bước vào chương trình học. Việc xây dựng một chương trình học tốt và thiết lập hoạt động tư vấn hiệu quả sẽ làm tăng sự hài lịng của sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên là một yếu tố rất quan trọng trong dịch vụ đào tạo. Một giảng viên có năng lực, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về bằng cấp, trình độ tiếng Anh, kiến thức chuyên môn, khả năng truyền đạt rõ ràng, có kinh nghiệm giảng dạy, có thái độ làm việc tích cực sẽ làm cho những giờ học trở nên thú vị hơn, làm sinh viên u thích các giờ học

hơn, từ đó nâng cao sự hài lịng chung về chất lượng dịch vụ đào tạo mà chương trình liên kết cung cấp.

Nhân tố cuối cùng ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên là Tiếp cận với Beta = 0,194. Tuy đây là nhân tố ít ảnh hưởng nhất đến sự hài lòng của sinh viên, nhưng cũng cần đánh giá đúng tầm quan trọng của nó. Nếu như tất cả các nhân tố vừa nêu trên đều được đáp ứng tốt, nhưng việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong chương trình liên kết lại khơng trơi chảy thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của sinh viên. Việc tạo điều kiện thuận tiện để việc trao đổi thông tin giữa sinh viên và giảng viên, giữa sinh viên và cán bộ nhân viên cũng như các quy trình thủ tục được thực hiện nhanh chóng cũng góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao sự hài lòng của sinh viên.

So với các nghiên cứu trước đây về sự hài lòng của sinh viên tại TP.HCM, nghiên cứu này có nhiều điểm tương đồng: 6 nhân tố gồm Phương diện học thuật, Phương diện phi học thuật, Các vấn đề về chương trình, Danh tiếng, Tiếp cận, Thiết kế và đánh giá khóa học ảnh hưởng đến sự hài lịng của sinh viên CTLK tương tự với 7 nhân tố mà Phan Khánh Sơn (2015) đã xác định được khi nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên các trường ĐH ngồi cơng lập trên địa bàn TP.HCM, gồm: Danh tiếng, Chương trình học và tài liệu, Phương pháp giảng dạy, Sự tiếp cận, Cơ sở vật chất, Tổ chức khóa học, Thái độ nhân viên. Việc sinh viên chương trình liên kết đánh giá cao yếu tố Phương diện phi học thuật cũng tương tự như việc sinh viên các trường đại học ngồi cơng lập đánh giá cao yếu tố Thái độ nhân viên trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Vân (2013).

Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ đào tạo theo đặc điểm cá nhân cho thấy khơng có sự khác biệt về giới tính, cấu trúc chương trình và chun ngành trong đánh giá về sự hài lòng của sinh viên các chương trình liên kết.

 Sự khác biệt lớn nhất về đặc điểm của sinh viên CTLK là cấu trúc chương trình học. Các sinh viên chọn học chương trình hồn tồn tại Việt Nam vẫn có cơ hội được học theo chương trình hồn tồn do đối tác nước ngồi biên soạn và lấy được văn bằng quốc tế, tuy nhiên khơng có cơ hội trải nghiệm đời sống của một

du học sinh thực sự. Các sinh viên chọn cấu trúc một phần tại Việt Nam, một phần tại nước ngồi có lợi thế hơn ở cơ hội học tập trong mơi trường đa văn hóa và kinh nghiệm sống ở nước ngoài nhưng chi phí bỏ ra là cao hơn rất nhiều. Nghiên cứu không cho thấy sự khác biệt trong đánh giá về sự hài lòng giữa hai dạng sinh viên này. Hầu hết các sinh viên tham gia khảo sát đều đang trong giai đoạn đầu học tập tại Việt Nam hoặc đang là sinh viên năm cuối nhưng không đăng ký chuyển tiếp, nên trải nghiệm của các sinh viên này về quá trình học tập là như nhau. Nếu nghiên cứu được tiến hành trên các sinh viên đã chuyển tiếp (hiện đang sống và học tập tại các trường ĐH đối tác nước ngồi) thì kết quả có thể sẽ có sự khác biệt.

 Khi so sánh về giới tính và sự lựa chọn chun ngành, khơng có sự khác biệt trong đánh giá về sự hài lịng là do trong q trình đào tạo, khơng có sự đối xử khác biệt giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, hoặc giữa sinh viên chọn ngành này hay ngành kia.

Tóm tắt chƣơng 4:

Ở chương 4 này, tác giả đã phân tích, mơ tả mẫu khảo sát, trình bày kết quả kiểm định thang đo và các giả thuyết đưa ra trong mơ hình.

Kết quả cho thấy sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế thuộc các chương trình liên kết với nước ngoài tại TP.HCM bị chi phối bởi 6 nhân tố: Phương diện học thuật; Phương diện phi học thuật; Các vấn đề về chương trình; Danh tiếng; Tiếp cận; Thiết kế và đánh giá khóa học. Trong đó, Phương diện phi học thuật và Thiết kế và đánh giá khóa học có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên, đồng thời khơng có sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên theo giới tính, chuyên ngành học và cấu trúc chương trình học. Tác giả cũng thảo luận kết quả nghiên cứu và nguyên nhân dẫn đến kết quả này.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ

5.1. Kết luận

Nghiên cứu đã xác định được các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế thuộc các chương trình liên kết với nước ngồi tại TP.HCM và mức độ tác động của các nhân tố này.

 Phương diện phi học thuật (NAA) có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hài lòng của sinh viên chương trình liên kết với Beta = 0,259; Sig. = 0,000;

 Thiết kế và đánh giá khóa học (DES) có ý nghĩa quan trọng với Beta = 0,252 và Sig. = 0,000;

 Danh tiếng (RE) có Beta = 0,224 và Sig. = 0,000;

 Phương diện học thuật (AA) có Beta = 0,215 và Sig. = 0,000;

 Các vấn đề về chương trình (PRO) có cùng Beta = 0,215 và Sig. = 0,000;

 Tiếp cận (ACC) với Beta thấp nhất là 0,194 và Sig. = 0,000.

Cả 6 nhân tố này đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Ngồi ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng khơng có sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên theo giới tính, chun ngành học và cấu trúc chương trình học.

5.2. Hàm ý cho nhà quản trị

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên đối với các chương trình liên kết tại TP.HCM là chưa cao. Giá trị trung bình của các biến đánh giá về sự hài lòng chung OVR1, OVR2, OVR3 chỉ dao động từ 3 đến 3,5. Do đó, các chương trình liên kết cần cải thiện nhiều yếu tố để tăng sự hài lòng của sinh viên đang theo học.

Cả 6 nhân tố Phương diện học thuật, Phương diện phi học thuật, Các vấn đề về chương trình, Danh tiếng, Tiếp cận, Thiết kế và đánh giá khóa học đều ảnh hưởng đến sự hài lịng, nhưng hai nhân tố có sức ảnh hưởng lớn nhất là Phương diện phi học thuật và Thiết kế và đánh giá khóa học. Việc cải thiện được hai nhân tố này sẽ dẫn đến thay đổi đáng kể trong đánh giá về sự hài lòng của sinh viên.

Phƣơng diện phi học thuật: với trọng số hồi quy chuẩn hóa Beta = 0,259 trong

phương trình hồi quy, Phương diện phi học thuật ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lịng. Để cải thiện, chương trình liên kết có thể thực hiện một số thay đổi sau:

 Huấn luyện cán bộ nhân viên của chương trình về tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm, thái độ làm việc tích cực hướng đến sinh viên, giao tiếp lịch sự nhã nhặn, giải quyết vấn đề nhanh chóng và chính xác.

 Cán bộ nhân viên cần nắm rõ các thông tin liên quan đến chương trình, cách thức chọn ngành, đăng ký môn học, đề cương môn học, ... để tư vấn hiệu quả và tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên hồn thành tốt khóa học. Nếu sinh viên chọn hình thức chuyển tiếp sang nước ngồi trong nửa phần sau của khóa học, cán bộ nhân viên cần tư vấn rõ ràng các điều kiện ràng buộc, chi phí, thủ tục chuyển tiếp, thơng tin về nơi học tập và sinh hoạt của sinh viên tại nước ngoài.

 Thực hiện đúng những gì đã cam kết với sinh viên. Các quy định đã đưa ra cần được thực hiện chính xác, nếu có thay đổi cần đính chính kịp thời.

 Trong điều kiện cho phép, chú ý đến quá trình học tập của từng cá nhân sinh viên để đưa ra những tư vấn kịp thời và hiệu quả. Hỗ trợ hết mình để sinh viên có kết quả học tập tốt nhất.

Bảng 6.1: Giá trị trung bình về Sự hài lịng

N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn OVR1 186 1 5 3,46 0,913 OVR2 186 1 5 3,17 0,929 OVR3 186 1 5 3,23 0,814

Thiết kế và đánh giá khóa học: với Beta = 0,252 trong phương trình hồi quy,

nhân tố này cũng có tầm quan trọng khơng kém Phương diện phi học thuật trong đánh giá về sự hài lịng. Để cải thiện nhân tố này, các chương trình liên kết có thể chú ý hơn đến các vấn đề sau:

 Giảng dạy theo đúng đề cương môn học mới nhất do các đối tác nước ngồi cung cấp. Thơng thường, các đối tác nước ngồi ln kiểm tra định kỳ (moderation) việc giảng dạy tại các chương trình liên kết. Giảng viên cần giảng dạy đầy đủ nội dung được yêu cầu trong đề cương, đồng thời đánh giá q trình học tập một các chính xác và cơng bằng.

 Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với từng môn học. Đối với một số mơn học, có thể đưa hồn cảnh thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam vào nội dung giảng dạy để tăng cường liên hệ thực tiễn.

Bên cạnh việc cải thiện các nhân tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng, các nhân tố cịn lại trong mơ hình cũng cần được quan tâm đúng mức để nâng cao sự hài lòng chung của sinh viên. Sau đây là một số hàm ý quản trị cho các nhân tố Danh tiếng, Phương diện học thuật, Các vấn đề về chương trình, và Tiếp cận.

Danh tiếng:

 Khi quyết định khởi xướng một chương trình liên kết, trường ĐH tại Việt Nam cần tìm kiếm một đối tác nước ngoài uy tín, đồng thời thảo luận rõ ràng về những điều khoản trong hợp đồng liên kết, để đảm bảo đầu ra cho sinh viên tham gia chương trình. Đối với những chương trình liên kết đang hoạt động, cần có mối liên hệ mật thiết với trường đối tác nước ngoài để cập nhật nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế thuộc các chương trình liên kết với nước ngoài tại TP HCM (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)