Tác động của truyền dẫn chính sách tiền tệ đến lãi suất của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 37 - 50)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2. Phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại Việt Nam

3.2.1. Tác động của truyền dẫn chính sách tiền tệ đến lãi suất của ngân hàng thương

hàng thương mại

Diễn biến truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh lãi suất tại Việt Nam được thể hiện qua 3 mốc chính: trước năm 2008; từ năm 2008 đến năm 2010; từ năm 2011 đến năm 2014.

Giai đoạn từ 2008 trở về trước

NHNN thay thế cơ chế ấn định trần lãi suất cho vay sang cơ chế lãi suất

cơ bản cộng biên độ cho phép

Để có cách nhìn tổng quan về cơ chế truyền dẫn CSTT qua lãi suất thời gian vừa qua, tác giả điểm lại về cách điều hành lãi suất mà NHNN đã sử dụng. Trước tháng 8/2000 NHNN ấn định một trần lãi suất cho vay, ví dụ như trần 0.85%/tháng. Nhưng đến tháng 8/2000, NHNN thay thế cơ chế lãi suất trần bằng một cơ chế lãi suất mới, đó là áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản, nhìn chung cũng gần giống với cơ chế lãi suất trần trước đây. Theo cơ chế lãi suất này, lãi suất cho vay của đồng nội tệ của Ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do NHNN cơng bố ( hình 3.2 và 3.5). Các Ngân hàng khơng được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản cộng biên độ 0.3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và 0.5%/tháng đối với vốn trung dài hạn. 3

NHNN thay cơ chế điều hành lãi suất cơ bản và biên độ bằng việc áp

dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận

LSCB tồn tại không được lâu do hạn chế mang lại đó là trói buộc các TCTD trong hoạt động kinh doanh khi LSCB không theo kịp những điều chỉnh của thị

trường. Từ ngày 1/6/2002, NHNN thay cơ chế điều hành lãi suất đồng Việt Nam thông qua lãi suất cơ bản và biên độ bằng việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng. TCTD xác định lãi suất cho vay bằng VND trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay là các pháp nhân và cá nhân Việt Nam, pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Từ tháng 3/2003, NHNN đã bước đầu hình thành khung lãi suất với lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần theo hướng làm lãi suất trần, lãi suất chiết khấu được quy định theo hướng làm lãi suất sàn của thị trường liên ngân hàng; đồng thời áp dụng phân bổ hạn mức chiết khấu. Lãi suất nghiệp vụ TTM được điều hành linh hoạt trong khung lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Quá trình đổi mới kiểm sốt lãi suất nền kinh tế từ cơ chế lãi suất trần sang cơ chế lãi suất thỏa thuận (thực chất là tự do hóa lãi suất) là những bước đi rất thận trọng và đến nay đã đạt được một số thành công nhất định.4

Vào giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của cung tiền giảm 35.42% xuống còn 13.27% từ năm 2000 đến năm 2002 (hình 3.4),tác động truyền dẫn đã kéo theo mặt bằng lãi suất huy động gia tăng từ 3.65%/năm lên 6.45%/năm.Trong giai đoạn truớc năm 2008 này, với sự điều hành ổn định của CSTT đã góp phần giúp cho tăng trưởng GDP (hình 3.3) ở mức từ 6.79% đến 8.44% (năm 2000 đến năm 2005) sau đó giảm dần cịn lại 5.40% vào năm 2009, nguyên nhân của sự sụt giảm này chính là tác động từ truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh lãi suất đã góp phần ổn định nền kinh tế. Khi lạm phát tăng cao vào năm 2008 dưới sự suy thoái nền kinh tế, CSTT thắt chặt được áp dụng, cung tiền được giảm từ 49.11% (năm 2008) thành 20.7% (năm 2009). Tác động truyền dẫn dẫn đến mặt bằng lãi suất tăng cao giai đoạn đó, cụ thể lãi suất cho vay (hình 3.1) đạt 15.78%, lãi suất huy động đạt 12.73%, tác động này đã làm giảm đầu tư nền kinh tế, với mặt bằng lãi suất cao doanh nghiệp cho vay khó tiếp cận nguồn vốn, một số doanh nghiệp khác khơng có phương án kinh doanh sinh lời cao hơn để bù đắp được lãi suất cao như trong giai

đoạn này. Tác động tất yếu dẫn đến sản lượng nền kinh tế sẽ giảm so với năm trước đó, cụ thệ tốc độ tăng GDP (hình 3.3) năm 2008 chỉ đạt 5.66% so với năm 2007.

Biểu đồ 3.1: Diễn biến LSCV, LSHD từ năm 2000 đến năm 2014

Nguồn: Tác giả tính tốn từ nguồn số liệu IMF

NHNN áp dụng cơ chế lãi suất trần 150% LSCB

CSTT từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu 2008 chuyển dần sang nới lóng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các cơng cụ điều hành chưa từng có của NHNN, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá.Tính chung cả năm, NHNN đã 3 lần tăng và 5 lần giảm LSCB. Lãi suất tái cấp vốn, LSTCK cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong 2. 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng và 2 lần giảm). Cơ chế điều hành tỷ giá cũng ghi nhận những điều chỉnh như: biên độ có 3 lần nới rộng , từ +/-0.75 lên +/- 3%; điều chỉnh mạnh tỷ giá bình quân LNH vào tháng 6 và cuối tháng 12. Một công cụ được NHNN sử dụng đến, cũng là một sự kiện nổi bật năm 2008 là đợt phát hành 20,300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3). Lần đầu tiên kể từ 1/12/2005, LSCB được điều chỉnh tăng, từ 8.25% lên 8.75% vào 1/2/2008 (hình 3.2). Đặc biệt trong lần điều chỉnh ngày 19/5 lên 12%, LSCB trở thành một cơ sở để xác định hành lang pháp lý cho LSCV của các NHTM. NHNN chính thức áp dụng cơ chế lãi suất trần

10.550 9.420 9.062 9.480 9.723 11.025 11.176 11.180 15.784 10.069 13.135 16.954 13.472 10.374 8.665 3.653 5.304 6.448 6.622 6.171 7.145 7.630 7.493 12.730 7.910 11.194 13.994 10.504 7.140 5.758 0.000 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

trong hoạt động cho vay của các TCTD (không quá 150% LSCB theo quy định của Bộ luật Dân sự). Từ thời điểm đó, hoạt động cho vay của các ngân hàng có sự thay đổi căn bản, khái niệm LSCV tối đa xuất hiện trên thị trường đồng nghĩa với mức LSCV từ 22% đến 25% trước đó được loại bỏ; trần LSHĐ thỏa thuận giữa các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có từ những năm trước cũng bị xóa bỏ. Năm 2008, hệ thống NHVN ghi nhận lãi suất ngân hàng tăng cao chưa từng có. Đã có lúc lãi suất ngân hàng tăng lên mức đỉnh 24% - 25%/năm, LSHĐ cũng đạt đỉnh 20%/năm. Nhiều NHTM cho vay cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục dưới 1%/tháng, cả nước ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%).

Từ cuối tháng 7 cho đến hết năm, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thối trào, LSCV tối đa về còn 12.75%/năm và LSHĐ rút về quanh mốc 8%/năm. Vào cuối năm 2008, kinh tế đất nước có dấu hiệu rơi vào giảm phát, hàng nghìn doanh nghiệp đối mặt với khó khăn, chính phủ đã cơng bố gói kích cầu 1 tỷ USD (khoảng dưới 1.2% GDP).

Biểu đồ 3.2: Diễn biến LSCV, LSHD, LSTCV, LSCB, LSTCK trước năm 2008

Nguồn: Tác giả tính tốn từ nguồn số liệu IMF (LSCV, LSHD, LSTCV) và NHNN (LSCB, LSTCK) 0.000 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 LSCV LSHD LSTCV LSCB LSTCK

Giai đoạn sau năm 2008 đến năm 2010

NHNN vẫn nới lỏng CSTT để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau khủng

hoảng 2008

Giai đoạn này (sau 2008 đến 2010) dưới sự điều hành CSTT tình hình kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng có đơi chút khởi sắc. Tuy nhiên tác động khủng hoảng vẫn kéo dài tới năm 2009 và cụ thể tốc độ tăng GDP(hình 3.3) năm 2009 so với 2008 chỉ đạt 5.40%. Đó chính là sự tác động truyền dẫn từ chính sách tiền tệ khi mặt bằng lãi suất tăng cao, sự kéo dài thời gian của tác động khủng hoảng làm cho tất cả các doanh nghiệp không thể tháo gỡ đầu ra cho những hàng tồn kho của mình. Nền kinh tế chậm lại giai đoạn này cũng là điều tất yếu khi Chính phủ và NHNN đang cố gắng xử lý những tồn đọng mà do khủng hoảng gây ra như nợ xấu, các dự án bất động sản đóng băng, các NHTM có dấu hiệu đua nhau vượt trần… Đây cũng là một trong những hạn chế của cơ chế truyền dẫn CSTT, việc không cung cấp đầy đủ những thông tin cho NHNN về nợ xấu là một hạn chế để NHNN có thể có những chính sách phù hợp để cãi thiện tình hình nền kinh tế..

Khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau năm 2009, CSTT mở rộng được thể hiện khi NHNN thực hiện tăng cung tiền (hình 3.4) qua các năm 2009 (26.23%) và 2010 (29.71%). Với việc mở rộng tiền tệ giai đoạn này đã góp phần gây ra lạm phát cao cho nên kinh tế vào năm 2011. Điều này thể hiện cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh lãi suất vẫn chưa kiểm sốt tốt. Cụ thể, năm 2009, với diễn biến có phần nới lỏng đầu năm và thắt chặt cuối năm, ngược lại năm 2008, CSTT năm 2009 được cho là ổn định với 2 lần điều chỉnh LSCB. Cụ thể đầu tháng 2/2009, LSCB bằng đồng Việt nam giảm từ 8.5%/năm xuống 7%/năm; LSCV tối đa của các TCTD bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng giảm từ 12.75%/năm xuống 10.5%/năm. Mức lãi suất trên dùy trì đến hết tháng 11/2009 và kể từ 1/12/2009, LSCB được điều chỉnh tăng lên 8%/năm, kéo theo mức LSCV tối đa của các TCTD với khách hàng tăng từ 10.5% lên 12%/năm. Cùng với LSCB, biên độ tỷ giá cũng được điều chỉnh 2 lần, gồm nới rộng từ +-3% lên +-5% từ 24/3/2009 và thu hẹp lại từ +-5% xuống +-3% từ ngày 26/11/2009.

Sau một năm 2008 biến động và leo thang chưa từng có trong lịch sử, LSHĐ và cho vay VNĐ cũng ổn định, theo sự ổn định của LSCB. CSTT tương đối ổn định nhưng dư nợ tín dụng trong năm 2009 lại đạt mức kỷ lục trong nhiều năm qua. Vì đầu năm 2009, Chính phủ đã ban hành chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm đối phó với tác động khủng hoảng kinh tế tồn cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế,duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động. Cùng với LSCB điều chỉnh giàm xuống 7%, từ 1/2/2009, các NHTM, TCTD bắt đầu cho vay hỗ trợ lãi suất 4% theo các Quyết định 131, 443 và 497 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ vốn lưu động không quá 8 tháng; cho vay trung và dài hạn phục vụ sản xuất, cho vay khu vực nơng nghiệp nơng thơn. Tính tới 24/12/2009, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 412,180 tỷ đồng, trong đó dư nợ của nhóm NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 274,884 tỷ đồng, nhóm NHTM cổ phần là 108,085 tỷ đồng, nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 20,747 tỷ đồng, cơng ty tài chính là 8,463.24 tỷ đồng.5

Giai đoạn sau khủng hoảng mặc dù vẫn lo ngại lạm phát cao, NHNN vẫn nới lỏng CSTT vào năm 2009 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, huy động vốn của hệ thống NHTM tăng 29.88% so với năm 2008, huy động vốn tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm đạt mức 3%/tháng và giảm mạnh ở 6 tháng đầu năm đạt mức 3%/tháng và giảm mạnh ở 6 tháng cuối năm đạt 1.67%/tháng do NHNN có xu hướng thắt chặt CSTT ở cuối năm. TPTTT tăng 26.23% so với năm 2008 chủ yếu do tín dụng đối với nền kinh tế tăng cao. Dư nợ tín dụng tăng đột biến. Tính đến cuối tháng 11.2009, dư nợ tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng đã tăng tới 35.75%, vượt xa tất cả các định hướng và dự kiến (đầu năm dự kiến chỉ tăng từ 21 – 23%, giữa năm định hướng tăng cả năm không quá 30%). Mức tăng dư nợ này cao hơn rất nhiều mức 3.65% của cả năm 2008 và cũng là mức co hàng đầu trong thập kỷ qua.

5

Biểu đồ 3.3: Diễn biến GDP từ năm 2000 đến năm 2014

Nguồn: Tác giả tính tốn từ nguồn số liệu từ REUTER, TCTK

Việc hỗ trợ lãi suất được cho là liều thuốc kích thích khá tốt đối với các doanh nghiệp nhưng với nhiều doanh nghiệp chỉ là về mặt tinh thần. Theo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp có nhu cầu vay hỗ trợ lãi suất tiếp cận được nguồn vốn vay. Cùng với đó, do chưa có hệ thống liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng nên xuất hiện tình trạng đảo nợ, doanh nghiệp vay hỗ trợ lãi suất ở ngân hàng này để trả tiền vay trước đó khơng được hỗ trợ lãi suất ở ngân hàng khác. Tuy hoạt động này bị cấm nhưng lại khó phát hiện, và xét ở khía cạnh tích cực thì nó cũng giúp nhiều doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản.

Trong bối cảnh mới của kinh tế thế giới và trong nước, Chính phủ đã quyết định chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn theo đúng quyết định ban đầu, nghĩa là đến hết 31/12/2009. Riêng hỗ trợ LSCV phục vụ sản xuất và khu vực nông nghiệp theo Quyết định 443.497 thì kéo dài hết năm 2010 nhưng mức hỗ trợ giảm một nửa xuống 2%.6

Năm 2010, diễn biến của lãi suất đi theo kịch bản của năm 2009: lãi suất điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm nhằm kiềm 6.789 6.895 7.080 7.341 7.790 8.442 6.978 7.130 5.662 5.398 6.423 6.240 5.247 5.420 5.980 0.000 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TỐC ĐỘ TĂNG GDP(%)

chế lạm phát; lãi suất thị trường có xu hướng giảm vào giữa năm và tăng cao trở lại những tháng cuối năm. Với nỗ lực giảm LSHĐ tạo cơ sở đển giảm LSCV, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã tạo nên sự đồng thuận về lãi suất giữa các ngân hàng. Song, sự đồng thuận này chưa thực hiện được. Mặc dù các ngân hàng đều niêm yết LSHĐ ở mức 12%/năm, nhưng các ngân hàng lại có thỏa thuận ngầm với khách hàng về một mức lãi suất thưởng để thu hút vốn. Do vậy, mức LSCV vẫn được xem là khó cho các doanh nghiệp. Để các ngân hàng thuận lợi hơn trong việc huy động vốn, NHNN đã khuyến khích lãi suất cạnh tranh. Tuy nhiên, khái niệm lãi suất cạnh tranh đã được các ngân hàng lớn tận dụng triệt để. Chỉ sau tín hiệu được phát đi của NHNN, thị trường lãi suất đã tăng đột ngột và xác lập kỷ lục lên gần 18%/năm (trước đó, các ngân hàng đang thực hiện đồng thuận là 12%). Ngay sau khi có những hiệu ứng không mong muốn này, NHNN lập tức có cơng văn yêu cầu các ngân hàng đã thực hiện tăng lãi suất thái quá phải điều chỉnh lại theo đúng tinh thần thỏa thuận giữa các ngân hàng. Lãi suất cạnh tranh ở đây khơng có nghĩa thả nổi và tăng nóng. Cạnh tranh nhằm tạo lợi ích cho thị trường, cho các thành viên tham gia và người dân. Cạnh tranh ở đây nên hiểu là để giảm thiểu các chi phí, tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ hoạt động theo quy luật thị trường, có sự quản lý của nhà nước, NHNN từng bước bỏ các quy định ràng buộc về các loại lãi suất của các TCTD. Cụ thể trong năm, NHNN đã ban hành thông tư số 03/2010/TT-NHNN; Thông tư 07/2010/TT-NHNN; Thông tư 12/2010/TT-NHNN cho phép TCTD được thực hiện cho vay bằng VNĐ theo cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)