Tác động của truyền dẫn lãi suất đến tín dụng, lạm phát và tăng trưởng kinh tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 50 - 58)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2. Phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại Việt Nam

3.2.2. Tác động của truyền dẫn lãi suất đến tín dụng, lạm phát và tăng trưởng kinh tế:

trưởng kinh tế:

Nhìn vào biểu đồ 3.6 ta nhận thấy rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng nền kinh tế thấp sẽ có tình hình lạm phát cao vào thời điểm đó, đây là tác động của truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh lãi suất, sự tác động từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường. NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ trong tình trạng lạm phát cao, khi lãi suất đầu ra cao sẽ tạo rào cản các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn, điều tất yếu tín dụng trên nền kinh tế sẽ giảm. Điển hình năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 3.65% và mức lạm phát cao 23.12%, năm 2011 tăng trưởng tín dụng ở mức âm 4.03%, tương ứng với mức lạm phát 18.68% (hình 3.6). Nhìn chung biến động của lạm phát thường đi theo sau một sự gia tăng trong TPTTT và tín dụng. Tuy nhiên, TPTTT có thể dự báo lạm phát nhanh hơn so với tín dụng, điều này có lẽ phù hợp với thực tế rằng việc cấp tín dụng cần nhiều thời gian hơn so với việc gửi tiền. Một mức lạm phát thấp cho thấy dấu hiệu khả quan khi TPTTT lẫn tín dụng đều tăng.

Biểu đồ 3.6: Diễn biến Lạm phát, tốc độ tăng TPTTT và Tăng trưởng tín dụng nền kinh tế

Nguồn: Tác giả tính tốn từ số nguồn liệu IMF

36.53 23.70 20.85 28.32 29.36 24.61 14.42 38.31 3.65 35.75 21.12 (4.03) 1.87 6.88 10.95 35.42 27.34 13.27 33.05 31.05 30.91 29.67 49.11 20.7 26.23 29.71 11.94 24.54 21.4 19.74 -1.71 -0.43 3.83 3.22 7.76 8.28 7.39 8.3 23.12 7.05 8.86 18.68 9.09 6.59 4.09 (10.00) - 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Giai đoạn từ 2008 trở về trước

Lạm phát và tăng trưởng nền kinh tế ổn định trước năm 2007

Năm 2006 diễn biến kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự ổn định, nền kinh tế đạt tăng trưởng 8.17%, vượt mục tiêu 8% đề ra từ đầu năm. Tốc độ tăng CPI là 7.76% phù hợp với mục tiêu thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Năm 2007, trước sự gia tăng TPTTT, tín dụng và đầu tư, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, GDP tăng 8.46% mức cao nhất trong suốt giai đoạn 2004 – 2012. Nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng nhưng Chính phủ vẫn lo ngại khi sử dụng các công cụ can thiệp vào thị trường.16

CSTT thắt chặt của Việt Nam trong năm 2008 sử dụng nhiều công cụ

hơn và cường độ điều chỉnh dồn dập hơn.

Khi lạm phát đã tăng cao vào năm 2008, NHNN đã thực hiện nhiều cung cụ để ổn định nền kinh tế, cụ thể là ổn định đồng tiền lúc này, NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ, tác động của chính sách điều hành vào năm 2008 đã đem lại kết quả là tình hình lạm phát được kiểm soát khi sang năm 2009. Tác động truyền dẫn của cơ chế giúp giảm lượng tiền lưu thông, giảm lạm phát ngay sau đó. Cụ thể năm 2008, lạm phát chạm ngưỡng 20.7%, chính phủ giảm mục tiêu tăng trưởng, tốc độ tăng TPTTT đạt 23.12%, giảm so với năm 2007 (49.11%). CPI tháng 5 tăng gần 4%, đưa CPI 5 tháng đầu năm lên mức cao, đạt 15.96%. Tổng sản lượng GDP tăng 6.23%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 65 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm qua. Đứng trước tình hình này, Chính phủ đã xác định chống lạm phát là mục tiêu hàng đầu, NHNN đã điều hành CSTT theo hướng thắt chặt để kiềm chế tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằm đảm bảo mức tăng tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng khơng vượt quá 30%. Để thực hiện mục tiêu này, NHNN đề ra những giải pháp và biện pháp cụ thể:

 Chỉ đạo các TCTD kiểm sốt chặt chẽ những lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản

 Sử dụng các công cụ của CSTT như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc (DTBB), thị trường mở để điều tiết lượng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) và từ đó tác động lên khả năng cung vốn ngân hàng ra thị trường theo mục đích đặt ra và thu hút mạnh tiền từ lưu thơng vềVới những chính sách trên thì giai đoạn này lạm phát tuy có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn ở mức cao và xu hướng giảm chưa rõ nét, chưa ổn định, mức tăng trưởng nền kinh tế vào năm 2008 kéo theo sự suy thoái nền kinh tế. Điều này bắt buộc chính phủ sẽ phải sử dụng nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này những năm sau đó.17

Kết quả của CSTT giai đoạn này đã kiềm chế được lạm phát nhưng vẫn ở mức cao. Giá tiêu dung tháng 12/2008 so với tháng 12/2007 tăng 19.89% và giá tiêu dung bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22.97%.

Giai đoạn sau năm 2008 đến nay

CSTT thắt chặt khi lạm phát tăng cao trở lại vào năm 2011, tăng

trưởng kinh tế âm, tốc độ tăng TPTTT ở mức thấp.

Khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát cao trở lại, NHNN bắt buộc sẽ can thiệp với một CSTT thắt chặt, tác động truyền dẫn qua lãi suất bằng việc giảm nguồn cung ứng tiền, mặt bằng dưới tác động đó sẽ gia tăng cao, các ngân hàng huy động với lãi suất cao khi cung tiền giảm, kết quả cuối cùng là lạm phát đã được kéo xuống. Cụ thể năm 2010, lạm phát vượt xa ngưỡng dự báo. Lạm phát năm 2010 tăng cao so với năm 2009, thể hiện ở lạm phát CPI tăng 10.84% ở quý 4.2010 so với cùng kỳ năm ngoài, chỉ tiêu lạm phát dưới 2 con số đã không thể đạt được. Dù các giải pháp bình ổn giá được đưa ra không mang lại kết quả như mong muốn, nhưng cũng giữ được con só CPI khơng q cao. Nếu khơng có các biện pháp quyết liệt của các Bộ ngành, CPI sẽ còn tiếp tục tăng cao. Tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 6.78% cao hơn so với năm 2009, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là 6.5% đây là mức tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực nhờ sự phục hồi của cầu trong nước và xuất khẩu.18

17

Theo báo cáo NHNN

Chỉ tiêu lạm phát mục tiêu 2011 đặt ra với mức kỳ vọng cao hơn nhiều so với thực tế, gây áp lực lớn cho điều hành CSTT và buộc phải sử dụng cơng cụ, các biện pháp hành chính, ngắn hạn, gây sốc cho nền kinh tế. Năm 2011 lạm phát mục tiêu đề ra <7 %/năm, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát thực tế bình quân của 3 năm trước đó 2008-2010 (12.73%). Điều này cho thấy kỳ vọng quá cao của chính phủ, muốn ổn định nhanh kinh tế vĩ mô. Do vậy, NHNN bắt buộc phải cắt giảm cung tiền và giảm tăng trưởng tín dụng đột ngột, tác động truyền dẫn lúc này gây ra các hệ quả không như mong muốn: lãi suất cho vay và nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống Ngân hàng căng thẳng, thị trường chứng khoán suy kiệt, thị trường bất động sản đóng băng, nhưng lạm phát thực tế vẫn ở mức quá cao 18.13%. Nguyên nhân của mức lạm phát năm 2011 quá cao so với mục tiêu đề ra (<7%) là do những hệ quả , tất yếu của việc mở rộng cung tiền quá mức và tăng trưởng tín dụng q nóng trong giai đoạn trước đó và một phần xuất phát từ việc điều hành CSTT thiếu chủ động.19

Đây là một trong những hạn chế của cơ chế truyền dẫn qua kênh lãi suất mà NHNN cần phải hoàn thiện, bắt nhịp với thị trường một cách nhanh chóng và phù hợp hơn

Xét từ phía điều hành CSTT: Trước tình hình lạm phát quý I/2011 ở mức cao(bình quân hơn2%/tháng), ngày 24/2/2011 NQ 11/NQ-CP mới được ban hành và ngày 1/3/2011, chỉ thị 01/CT-NHNN triển khai thực hiện NQ11 mới ra đời. Như vậy, việc châm trễ trong thực thi chính sách và những độ trễ nhất định trong điều hành chính sách cũng dẫn đến những ảnh hưởng nhất định tới lạm phát.N ếu các Nghị quyết và chỉ thị nói trên được ban hành vào cuối năm 2010, thì hiệu quả kiềm chế lạm phát năm 2011 chắc sẽ đạt được kết quả khả quan hơn. Chỉ tiêu lạm phát mục tiêu năm 2012 đặt ra < 10% là sự lựa chọn hợp lý so với mức lạm phát thực tế các năm trước và thực trạng nền kinh tế. Kết quả kiểm soát lạm phát 2012 đạt ở mức 9.09% là thành công bước đầu.

Đánh giá một cách khách quan, toàn diện cho thấy: Những nguyên nhân chủ quan làm bùng phát lạm phát cao từ trước đến nay do bất cập trong điều hành CSTT

đã bộc lộ rõ và đã khắc phục ngày càng tốt hơn trong giai đoạn 2011-2012, cơ chế truyền dẫn vẫn còn nhiều hạn chế. Đối với các nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, gây áp lực tạo nên lạm phát cao ở nước ta vẫn cịn ngun. Đó là những yếu tố gây nên áp lực lạm phát chi phí đẩy của nền kinh tế như: xu thế giá cả hàng hóa thế giới ngày càng tăng cao với một nền kinh tế có tỷ lệ nhập khẩu/GDP cao hơn 80%; sự tăng lên của chi phí sản xuất do cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng, quản lý kém hiệu quả và yêu cầu phải điều chỉnh tăng tiền lương; sự tăng giá các mặt hàng chủ chốt và dịch vụ thiết yếu do quá trình điều chỉnh giá bao cấp sang giá thị trường của các hang hóa, dịch vụ Nhà nước quản lý và kiểm soát giá.

Từ năm 2012 cho đến nay CSTT nới lỏng để kích cầu nền kinh tế

nhưng vẫn đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát lên hàng đầu.

Giai đoạn này cơ chế truyền dẫn được NHNN thực hiện sát sao, với bài học lạm phát cao năm 2011 là cơ sở để NHNN đưa ra những CSTT nhằm đảm bảo ổn định nền kinh tế vừa có thể kiểm sốt tăng cao. Tốc độ tăng cung tiền (hình 3.4) giảm qua các năm từ 2012 đến 2014 từ 24.55% xuống 19.74%, mục đích cuối cùng của cơ chế truyền dẫn là sản lượng và giá cả, với tác động truyền dẫn sẽ dẫn đến mức giả cả sẽ giảm cụ thể lạm phát giảm từ 9.09% xuống cịn 4.09%. Bên cạnh đó tín dụng (bảng 3.1) đã tăng trở lại từ 1.87% (năm 2012) đến 10.95% (năm 2014), tín dụng nền kinh tế từng bước được tháo gỡ, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để sản xuất ra sản phẩm, kết quả sẽ gia tăng sản lượng nền kinh tế. Cụ thể bắt đầu từ năm 2012, NHNN đã thực hiện mở rộng tiền tệ để kích thích nền kinh tế, thơng qua việc 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, lần lượt hạ LSCB gần như mỗi quý 1 điểm phần trăm. Nguồn vốn huy động tăng giúp các NHTM cải thiện thanh khoản và thoát khỏi nguy cơ đỗ vỡ hệ thống ở cuối năm 2011. Tín dụng tăng trưởng chưa bằng ½ chỉ tiêu. Theo cơng bố của NHNN tăng trưởng tín dụng của hệ thống năm 2012 đạt khoảng 7%.

Năm 2014, Tổng cục Thống kê 24/12 công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 12-2014 giảm (âm) 0,24% so với tháng 11. Tính chung cả năm 2014, lạm phát chỉ tăng 1,84%. Đây là mức rất thấp so với mục tiêu kiềm chế lạm phát 7%

và cũng là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây.So với mặt bằng giá năm 2013 thì lạm phát năm 2014 tăng 4,09%. Đáng lưu ý, CPI năm nay có 3 đợt giảm vào các tháng 3, 11 và 12, các tháng còn lại cũng tăng rất thấp. Trong năm 2014, chính sách tiền tệ đã được hoạch định theo phương châm “lãi suất theo sau lạm phát, chứ không đi trước lạm phát” như trong các năm 2012-2013. Điều này được thể hiện qua việc NHNN điều hành lãi suất dựa trên mức lạm phát trung bình nhiều hơn là mức lạm phát cùng kỳ. Bởi vậy, khi lạm phát giảm nhanh ngồi dự đốn, lãi suất cho vay và huy động đã khơng giảm theo một cách kịp thời. Ngồi ra, việc dự báo và đặt mục tiêu lạm phát ở mức cao cũng góp phần dẫn đến lãi suất huy động và cho vay bị neo ở mức cao và giảm chậm hơn so với những diễn biến của lạm phát trên thực tế. 20

Bảng 3.1: Tổng hợp mục tiêu cuối cùng và mục tiêu điều hành của CSTT Việt Nam giai đoạn 2000 -2014

Năm Tăng trưởng sản lượng (%, năm gốc 2010) Tỷ lệ lạm phát (%, tính theo CPI năm gốc 2010) Tỷ lệ tín dụng thực nền kinh tế(%, năm gốc 2010) Tăng trưởng tổng phương tiện thanh

toán (%) 2000 6.789 -1.71 36.53 35.42 2001 6.895 -0.43 23.70 27.34 2002 7.080 3.83 20.85 13.28 2003 7.341 3.22 28.32 33.05 2004 7.790 7.76 29.36 31.05 2005 8.442 8.28 24.61 30.91 2006 6.978 7.39 14.42 29.67 2007 7.130 8.30 38.31 49.11 2008 5.662 23.12 3.65 20.70 2009 5.398 7.05 35.75 26.23 2010 6.423 8.86 21.12 29.72

2011 6.240 18.68 -4.03 11.94

2012 5.247 9.09 1.87 24.55

2013 5.420 6.59 6.88 21.40

2014 5.980 4.09 10.95 19.74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã phân tích thực trạng cơ chế truyền dẫn CSTT qua lãi suất tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014. Trong đó, có nêu ra tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, khung CSTT của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu về cơ bản là tương tự như các NHTW khác trên thế giới nhưng có những điểm khác biệt thể hiện ở tính đa mục tiêu chính sách, sự khơng rõ ràng về các mục tiêu điều hành để đạt được mục tiêu cuối cùng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn nhận thấy rằng kênh lãi suất đóng một vai trị quan trọng trong việc điều hành CSTT của NHNN. Chương tiếp theo sẽ vận dụng mơ hình SVAR để đánh giá về cơ chế truyền dẫn CSTT Việt Nam qua lãi suất.

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)