Các biện pháp cải thiện tăng trưởng tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

5.3.1. Các biện pháp cải thiện tăng trưởng tín dụng:

Mục tiêu cuối cùng của cơ chế truyền dẫn đó chính là sản lượng và giá cả, để sản lượng nền kinh tế tăng trưởng ổn định theo những mục tiêu đề ra của Chính Phủ, thì NHTM đóng vai trị rất lớn khi thực hiện mục tiêu này. Việc sử dụng vốn vay hiệu quả của các doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm nền kinh tế là yếu tố quan trọng phụ thuộc vào NHTM, cụ thể:

Thứ nhất, cần kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng trong phù hợp với chi tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng và các biện pháp kiểm sốt tín dụng của NHNN; ưu tiên tập trung vốn cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công

nghiệp cao, các dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả, và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế.

Thứ hai, hoàn thiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa TCTD với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo quy định của pháp luật như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất của các khoản vay cũ, xem xét miễn giảm lãi vốn vay trên cơ sở khả năng tài chính của TCTD và chỉ đạo của NHNN. Trường hợp phát sinh khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách, thì báo cáo NHNN để xem xét, xử lý kịp thời.

Thứ ba, tập trung giải quyết các khoản nợ xấu, NHTM cần nâng cao chất lượng các khoản vay tín dụng dựa trên cơ sở xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ, an tồn, đảm bảo lợi ích của cả KH và NHTM. Nếu có khoản nợ xấu, NHTM cần kiểm tra đánh giá, phân loại mức độ rủi ro của khoản nợ và tăng cường quản lý thu hồi nợ

Cuối cùng, triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, như cho vay theo chuỗi người nuôi, thu mua, chế biến thủy sản xuất khẩu, cho vay chuỗi liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng bao gồm ngân hàng – chủ đầu tư – nhà cung cấp.

5.3.2. Chấp hành các quy đinh về lãi suất của NHNN:

Giai đoạn lạm phát cao vào năm 2011, các NHTM tìm cách vượt trần lãi suất huy động bằng các biện pháp khác. Đây là một trong những hạn chế khiến cơ chế truyền dẫn qua kênh lãi suất không thực hiện tốt. Để cơ chế truyền dẫn được thực hiện tốt hơn, phần lớn phụ thuộc vào NHTM, do đó NHTM cần:

Thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN về lãi suất; áp dụng mức LSCV hợp lý trên cơ sở LSHĐ và mức độ rủi ro của khoản vay; tiết kiệm chi phí, giảm tối đa các chi phí quản lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động để có điều kiện giảm LSCV nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay nhưng đảm

bảo an tồn tài chính trong hoạt động của TCTD. Khơng được thu các loại phí liên quan đến khoản vay, trừ một số khoản phí được thu theo quy định của pháp luật nhằm chia sẻ khó khăn đối với khách hàng vay; niêm yết cơng khai các loại phí và mức phí được thu theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra cần chấp hành nghiêm túc các quy định của NHNN và các quy định khác của pháp luật về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá, thực hiện đúng các quy định của NHNN và các quy định khác của pháp luật về quản lý hoạt động mua, bán vàng miếng và cung ứng dịch vụ bảo quản vàng. Thường xuyên giám sát chặt chẽ các NHTM khác trong việc thực hiện các quy định của NHNN về LSHĐ và cho vay để kịp thời phát hiện, tố giác các vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. TCTD vi phạm quy định về lãi suất bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)