3.3.1. Kết quả đạt được:
Giai đoạn 2009-2014, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, nền kinh tế trong và ngồi nước có nhiều biến động. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn này chỉ đạt 5,6%/năm so với mức 7,8%/năm của 5 năm trước đó. Lạm phát có chiều hướng tăng cao. Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán trầm lắng. Hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này cũng trải qua những khó khăn và thách thức lớn. Tăng trưởng tín dụng thấp trong khi nợ xấu tăng cao đã tác động làm lợi nhuận của ngân hàng suy giảm rõ rệt. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại vẫn nỗ lực hoàn thiện các mặt hoạt động, đảm bảo hoạt động có lời. Để đạt được các kết quả đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã nỗ lực trong:
- Tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của Ngân hàng
Nhà nước và tăng cường năng lực tài chính, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của ngân hàng.
- Thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD (giai đoạn 2011-2015) và Đề
án xử lý nợ xấu của các TCTD Việt Nam. Đến nay, về cơ bản việc tái cơ cấu đã đạt một số kết quả nhất định. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm so với trước tái cơ cấu, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 4,08% (tháng 12/2012) xuống còn 3,25% (tháng 12/2014).
- Đầu tư vào cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin, đào tạo đội ngũ
nhân sự, phát triển hoạt động dịch vụ nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.
3.3.2. Hạn chế:
- Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009- 2014 đang giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là sự sụt giảm của ROA.
- Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là các tổ chức tín dụng nhà nước.
- Mức độ đa dạng hóa loại hình dịch vụ không cao, chủ yếu tập trung vào cung ứng các dịch vụ ngân hàng truyền thống là huy động vốn, cho vay và thanh tốn, các loại hình dịch vụ khác, nhất là các dịch vụ mới nhiều tiện ích lại khó triển khai.
- Cơ cấu dư nợ tín dụng cịn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý như huy động nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tập trung nhiều vào nhóm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước, hoặc vào một số ngành nghề, lĩnh vực đang gặp vấn đề như bất động sản, vật liệu xây dựng…
3.3.3. Nguyên nhân
3.3.3.1. Yếu tố khách quan - Môi trường kinh tế vĩ mô:
Kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng từ kinh tế thế giới nên khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, kinh tế Việt Nam rơi vào trạng thái đình trệ (Tốc độ tăng trưởng GDP giảm, CPI tăng cao, chỉ số hàng tồn kho tăng mạnh…). Nền kinh tế vĩ mô đầy bất ổn đã kéo theo những hệ lụy trong hoạt động của các ngân hàng thương mại như mặt bằng lãi suất tăng cao, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng căng thẳng về thanh khoản, chất lượng các khoản tín dụng ngày càng thấp do khó khăn trong q trình hoạt động.
Sau khủng hoảng tài chính tồn cầu, kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động bất lợi đến kinh tế nước ta.
- Môi trường pháp lý:
Hệ thống pháp luật nước ta chưa hồn thiện, cịn chồng chéo, mẫu thuẫn và tồn tại nhiều kẽ hở nên gây khó khăn trong việc kiểm soát các hoạt động của ngành ngân hàng. Điều này được thể hiện qua sự tồn tại của “sở hữu chéo” trong hoạt động ngân hàng hiện nay. Mặc dù đã có nhiều văn bản để hạn chế tình trạng “sở hữu chéo” trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Thơng tư 13/2010/TT-NHNN nhằm hạn chế tình trạng lũng đoạn hoạt động ngân hàng nhưng trong thực tế vẫn xảy ra tình trạng một người sở hữu tỷ lệ lớn hơn so với quy định, thực hiện hành vi mang tính chất lũng đoạn hoạt động ngân hàng, gây bất ổn cho sự ổn định của hệ thống. Ngoài ra, các văn bản pháp luật liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn tồn tại một số vướng mắc khi việc xử lý tài sản bảo đảm trong thực tế thường khá khó khăn, tốn kém thời gian, chi phí do sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật khiến ngân hàng
lúng túng trong quá trình xử lý.
- Hoạt động thanh tra, giám sát, điều hành hệ thống ngân hàng thương mại của
Ngân hàng Nhà nước:
Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể trong giai đoạn vừa qua nhưng hoạt động thanh tra giám sát, điều hành của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
+ Khả năng kiểm sốt các ngân hàng cịn chưa tốt thể hiện qua việc bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng khơng nắm được chính xác tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại là bao nhiêu hay khơng quản lý được tình trạng sở hữu chéo, các nhóm lợi ích thao túng hoạt động ngân hàng.
+ Những năm gần đây, quy mô các vụ án về tín dụng ngân hàng ngày càng lớn cả về hành vi và hậu quả, giá trị tiền, tài sản thất thoát đặc biệt lớn, số người phạm tội ngày càng gia tăng, có cả cán bộ giữ vai trị chủ chốt, có chức vụ, quyền hạn cao. Tính chất các vụ án về tín dụng, ngân hàng ngày càng phức tạp. Đối tượng phạm tội lĩnh vực này thường móc nối với những phần tử tiểu cực như bọn lừa đảo, môi giới, mua bán dự án, kinh doanh trái phép, môi giới, đưa hối lộ, nhận hối lộ… với thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi. Lợi dụng sơ hở hoặc thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ của cơ chế, chính sách pháp luật, sự quan liêu, yếu kém nghiệp vụ, sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, kiểm sát của cơ quan quản lý để cố ý làm trái, tham nhũng và vi phạm các quy chế, quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng….
3.3.3.2. Yếu tố chủ quan:
- Trình độ chuyên mơn, kinh nghiệm quản lý, điều hành cịn nhiều bất cập:
Quy trình quản trị trong các tổ chức tín dụng nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng cịn chưa phù hợp với các ngun tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, hệ thống thơng tin quản lý và công tác quản lý rủi ro chưa hiệu quả. Để đáp ứng được yêu cầu hội nhập, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm, trong đó cần chú trọng áp dụng mơ hình quản trị doanh nghiệp hiện đại theo thông lệ quốc tế, hướng tới sự phát triển bền vững của cả hệ thống.
- Ứng dụng công nghệ thông tin:
Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các mảng hoạt động đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin có ý nghĩa quan trọng đối với ngành ngân hàng để phát triển bền vững và có hiệu quả cao. Theo tính tốn và kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại nước ngồi, cơng nghệ thơng tin có thể làm giảm 76% chi phí hoạt động ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng trong nhiều năm qua đã có những đầu tư đáng kể vào hệ thống nền tảng cơng nghệ của mình. Phần lớn các ngân hàng thương mại hiện nay đều đã sử dụng hệ thống Corebanking (hệ thống quản trị ngân hàng tập trung) nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ, giúp hiện đại hóa hệ thống thanh tốn, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong giao dịch. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tin học hóa tồn bộ hệ thống dữ liệu, kết nối thông tin của Ngân hàng Nhà nước với hệ thống ngân hàng thương mại, góp phần vào cơ sở hoạch định và thực thi chính sách quản lý. Tuy nhiên, theo đánh giá của World Bank, công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng của nước ta hiện vẫn còn ở mức thấp kém, thể hiện qua chỉ số công nghệ ngân hàng Việt Nam mới chỉ đạt (-0,47), trong khi Trung Quốc (-0,35), Thái Lan (- 0,07)…Nguyên nhân là do tốc độ phát triển cơng nghệ thơng tin cịn chậm, chưa đồng đều giữa các ngân hàng thương mại và thiếu chuẩn mực nên việc liên kết các hệ thống với nhau trong q trình hợp tác khai thác dịch vụ cịn nhiều khó khăn.
- Trình độ, chất lượng nhân viên ngân hàng:
Trong thời đại quốc tế hóa, tồn cầu hóa và nhất là trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta hiện đang hội nhập sâu với nền kinh tế tồn cầu thì nhu cầu về nguồn nhân lực là rất cấp thiết, đặc biệt là nguồn nhân lực cao trong ngành tài chính ngân hàng.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực Việt Nam lại chưa đáp ứng bởi còn thiếu những kỹ năng thực tiễn đặc biệt là thiếu về kiến thức chuyên mơn ở tầm quốc tế. Do đó, để đáp ứng yêu cầu hội nhập, các ngân hàng thương mại cần chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ chun mơn và kỹ năng mềm cần thiết trong
giai đoạn phát triển của Ngân hàng thương mại bắt kịp với xu hướng hội nhập kinh tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương ba đã mô tả thực trạng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014, nhìn chung khả năng sinh lời trong những năm gần đây bị giảm sút do tình hình kinh tế khó khăn, tình trạng nợ xấu tăng cao làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì hệ thống các ngân hàng cần phải được củng cố và phát triển để có đủ khả năng tận dụng cơ hội phát triển mới và đối phó với những biến động bất lợi của thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
4.1. Giới thiệu chung
Chương bốn trình bày khái quát về phương pháp nghiên cứu thông qua thu thập và xử lý số liệu, thống kê mô tả số liệu, kết quả ước lượng mơ hình hồi quy, kết quả kiểm định để lựa chọn mơ hình phù hợp. Cuối cùng là thảo luận về kết quả nghiên cứu để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014.