CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.2. Các nghiên cứu trước đây về kiệt quệ tài chính
2.2.2. Các nghiên cứu sử dụng biến thị trường
Như đã trình bày ở phần bên trên, các dữ liệu về thị trường có thể cung cấp các thơng tin hữu ích cho mơ hình dự báo phá sản. Rõ ràng là các báo cáo tài chính thì khơng bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến dự báo phá sản và các biến thị trường thì rất thích hợp để bổ sung vào chỗ thiếu sót này. Có nhiều lý do cho việc đưa vào các dữ liệu thị trường.
- Thứ nhất, giá thị trường phản ánh những thông tin chứa trong các báo cáo tài chính cộng với thơng tin không chứa trong các báo cáo tài chính (Agarwal và Taffler, 2008), tạo nên một tập hợp thơng tin tồn diện hữu ích cho việc dự báo tình trạng khơng thực hiện nghĩa vụ.
- Thứ hai, các biến thị trường có thể làm tăng lên đáng kể khả năng dự báo kịp thời – đúng lúc của mơ hình do giá thị trường thì có sẵn ở cấp độ hàng ngày, trong khi dữ liệu từ các báo cáo tài chính có sẵn, tốt nhất cũng chỉ có ở cấp độ hàng quý.
- Thứ ba, giá cả thị trường có thể thích hợp hơn để dự báo khả năng phá sản vì nó phản ánh kỳ vọng về dòng tiển trong tương lai của doanh nghiệp (báo
cáo tài chính, ngược lại phản ánh các hoạt động đã xảy ra của doanh nghiệp).
- Thứ tư, các biến thị trường có thể cung cấp một cách đánh giá trực tiếp của độ bất ổn (volatility) một cách đo lường mà có thể tăng sức mạnh về dự báo phá sản mà khơng có trong các báo cáo tài chính. Theo Beaver (2005) cho rằng, càng có nhiều bất ổn, càng có nhiều khả năng phá sản.
Một số nghiên cứu đã thử nghiệm các biến thị trường trong mơ hình dự báo như Black và Scholes (1973) và Merton (1974) đã phát triển mơ hình dựa trên cách tiếp cận quyền chọn vốn cổ phần và sử dụng mơ hình này để tính tốn khả năng kiệt quệ tài chính của cơng ty. Các điểm tích cực của mơ hình MKV-Merton là: (i) Mơ hình cung cấp thơng tin kiệt quệ từ thực tế thị trường, (ii) có số lượng các biến rõ ràng trong mơ hình và các biến khơng thay đổi như trong các mơ hình dựa trên thống kê kế tốn, (iii) mơ hình dựa trên thị trường là mơ hình tương lai, chứa đựng thơng tin kỳ vọng về tương lai, (iv) có xem xét độ biến động của tài sản trong phân tích. Tuy nhiên, mơ hình dựa trên thị trường cũng có khuyết điểm, đó là vì dựa trên lý thuyết thị trường hiệu quả, cho rằng mọi thông tin từ thị trường đều phản ánh vào giá cổ phiếu cơng ty. Thực tế thì thị trường khơng phản ánh tồn bộ thơng tin về tình hình tài chính của cơng ty vào giá cổ phiếu. Khuyết điểm khác của mơ hình là chỉ xem xét các công ty đại chúng trên thị trường chứng khốn, chứ khơng phải đối với các cơng ty tư nhân. Ngồi ra, mơ hình cịn dựa trên giả định phân phối chuẩn, trong khi thực tế, phân phối xác suất của mơ hình MKV-Merton là rộng hơn so với phân phối chuẩn.
Bharath và Shumway (2008), Hillegeist, Keating, Cram và Lundstedt (2004), Reisz và Perlich (2007), Vassalou và Xing (2004) cũng đã sử dụng biến thị trường trong nghiên cứu khả năng phá sản. Một số nghiên cứu khác đã cố gắng để chứng minh tính ưu việt của mơ hình thị trường so với các mơ hình sử dụng biến tài chính và ngược lại. Tuy nhiên, kết quả thu được từ các mơ hình (mà đỏi hỏi rất nhiều giả định và hạn chế) sau đó so sánh hiệu quả với các mơ hình sử dụng biến tài chính vẫn còn nhiều tranh cãi. Agarwal và Taffler (2008) thực hiện sự so sánh khả năng
dự báo phá sản của mơ hình thị trường và mơ hình kế tốn. Kết quả cho thấy mơ hình truyền thống dựa trên các chỉ số tài chính khơng thua kém gì các mơ hình thị trường, các mơ hình quyền chọn. Họ kết luận rằng, có rất ít sự khác biệt giữa các mơ hình biến thị trường và biến tài chính. Hillegeist (2004) cung cấp một kết quả tương phản cho thấy mơ hình quyền chọn của Black - Scholes - Merton cung cấp nhiều thơng tin có ý nghĩa hơn về khả năng kiệt quệ của các mơ hình điểm Z của Altman hoặc mơ hình điểm O của Ohlson. Hillegeist (2004), thay vào đó, đề nghị các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp Black-Scholes-Merton thay vì sử dụng mơ hình truyền thống chỉ các biến tài chính như là đại diện cho khả năng phá sản. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cả 2 phương pháp mang lại kết quả tương tự, hay cả 2 mơ hình đều có những thơng tin hữu ích về khả năng kiệt quệ và vỡ nợ. Balcaen và Ooghe (2004) lập luận rằng, nếu các nhà nghiên cứu chỉ bao gồm các chỉ tiêu tài chính trong mơ hình dự báo phá sản, thì họ ngầm giả định rằng các chỉ báo liên quan đến phá sản, cả bên trong lẫn bên ngoài, đều được phản ánh trong các báo cáo hàng năm. Rõ ràng các báo cáo tài chính khơng bao gồm các thơng tin có liên quan và các biến thị trường rất có khả năng bổ sung cho sự thiếu hụt này. Rees (1995) gợi ý rằng, giá thị trường có thể hữu ích trong việc dự báo xác suất phá sản vì chúng bao gồm các thơng tin về dịng tiền kỳ vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Đối với Hillegeist (2004), thị trường chứng khoán là một nguồn thay thế thơng tin vì nó chứa các thông tin từ các nguồn khác ngoài báo cáo tài chính. Beaver, McNichols và Rhie (2005) đã chỉ ra rằng, xác xuất phá sản được gắn với giá thị trường.
Như vậy, dựa trên lập luận và các cơ sở lý thuyết được trình bày ,trong luận văn này, tác giả cũng sử dụng các biến thị trường trong việc xây dựng mơ hình.