Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung của hộ nông dân huyện châu thành a tỉnh hậu giang (Trang 38 - 44)

Biến độc lập Ký hiệu Mô tả biến số

Thức ăn thucan Số lượng thức ăn cho gà ăn (kg) (+) Lượng giống luonggiong Số lượng con giống được nuôi (con) (+) Lao động laodong Số lượng lao động trong hộ gia đình (người) (+) Thời gian nuôi thoigian Thời gian nuôi gà (ngày) (-) Tập huấn taphuan Tập huấn kỹ thuật (có = 1, khơng = 0) (+) Kinh nghiệm kinhnghiem Số năm chăn nuôi gà của chủ hộ (năm) (+) Loại giống loaigiong Loại giống gà nuôi (gà lai = 1, gà ta = 0) (+)

Các biến độc lập được định nghĩa như sau:

Biến thucan, thể hiện lượng thức ăn sử dụng trong chăn nuôi. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị dương (+), thể hiện lượng thức ăn càng nhiều thì trọng lượng gà xuất chuồng càng cao.

Biến luonggiong, thể hiện số lượng con giống khi bắt đầu nuôi. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị dương (+), thể hiện số lượng con giống càng nhiều thì trọng lượng xuất chuồng càng cao.

Biến laodong, thể hiện số lao động trong hộ gia đình và thuê mướn. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị dương (+), thể hiện số lao động trong hộ ni gà càng cao thì hiệu quả càng tăng.

Biến thoigian, thể hiện thời gian chăn ni. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị âm (-), thể hiện số ngày nuôi càng ít thì trọng lượng xuất chuồng càng nhiều do chủ hộ áp dụng được các biện pháp kỹ thuật nên rút ngắn được thời gian nuôi và tiết kiệm được chi phí

Biến taphuan, thể hiện chủ hộ có tham gia hay khơng có tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị dương (+), thể hiện chủ hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật thì hiệu quả chăn ni sẽ cao hơn hộ khơng có tham gia tập huấn.

Biến kinhnghiem, thể hiện kinh nghiệm chăn nuôi gà của chủ hộ, được tính bằng số năm chăn nuôi gà của chủ hộ. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị dương (+), thể hiện số năm ni gà càng lớn thì hiệu quả chăn ni càng tăng.

Biến loaigiong, thể hiện giống gà chủ hộ chọn nuôi. Biến nhận giá trị gà lai = 1, gà ta = 0. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dương (+), thể hiện ni giống gà lai sẽ có hiệu quả hơn.

Kiểm định ý nghĩa thống kê của mơ hình:

Hệ số xác định và kiểm định hệ số xác định: Hệ số xác định R2 (R-squared): cho biết mức độ giải thích của các biến độc lập với sự biến động (quanh giá trị trung bình) của biến phụ thuộc, phần còn lại do sự ảnh hưởng của các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. Ngồi R2, Stata cũng tính hệ số xác định hiệu chỉnh chỉnh R2(Adj R-squared), ý nghĩa của hệ số này giống như R2, thường thì giá trị của hệ số này có sự khác biệt rất ít so với R2. R2 là hệ số quan trọng để chúng ta xem xét có nên thêm một

biến độc lập mới vào phương trình hồi quy khơng. Chúng ta có thể thêm một biến độc lập nếu như việc thêm biến độc lập đó làm tăng hệ số R2.

Kiểm định hệ số hồi quy. Đặt giả thuyết: Ho : β i = 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc; giả thuyết đối Hi : β i ≠ 0, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95%

tương ứng với mức ý nghĩa α = 1- 0.95 = 0.05 = 5%). Bác bỏ giả thuyết Ho khi P – value < α

Kiểm định đa cộng tuyến: xác định nhân tử phóng đại phương sai (vif) của mỗi biến để xác định đa cộng tuyến hay không. Nếu giá trị 10 > vif > 5 thì biến đó đa cộng tuyến khơng hồn hảo có thể chấp nhận được, nếu giá trị vif > 10 thì biến đó đa cộng tuyến hồn hảo và sẽ loại bỏ hoặc điều chỉnh lại ngay từ đầu.

Kiểm định phương sai thay đổi: Sử dụng kiểm định Breusch – Pagan với giả thuyết Ho : δi2 = δ2, là mơ hình có phương sai thuần nhất, giả thuyết đối H1 : δi2 = δ2h(α2z2i+… αmzmi), là phương sai của sai số phụ thuộc vào các yếu tố z2i … zki. Sau khi hồi quy bằng OLS, Stata hỗ trợ thực hiện kiểm định Breusch – Pagan bằng lệnh hettest. Chấp nhận Ho khi Chi bình phương > 0,05 và ngược lại.

2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để có số liệu sơ cấp phân tích, Luận văn này tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra phỏng vấn số hộ nông dân chăn nuôi gà trên địa bàn hai xã đại diện của huyện Châu Thành A là Trường Long A và Nhơn Nghĩa A, đây là hai xã có số hộ chăn ni gà nhiều nhất của huyện Châu Thành A và tất cả các hộ có quy mơ chăn ni từ 500 con trở lên. Mẫu hộ nông dân nuôi gà được lựa chọn để phỏng vấn xây dựng Luận văn thực hiện theo phương pháp chọn mẫu phân tầng, phân nhóm và chọn mẫu ngẫu nhiên.

Tổng thể được chia làm 3 tầng theo quy mô (quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mơ lớn), vì quy mơ vừa và quy mơ lớn mỗi nhóm chỉ có 9 hộ nên tác giả quyết định chọn tất các các hộ trong hai nhóm này để phỏng vấn tổng số là 18 hộ. Nhóm quy mơ nhỏ cịn lại có tổng số hộ là 4.194 hộ phân bố ở 10 đơn vị xã, thị trấn nên tác giả chọn phương pháp phân nhóm. Nhóm được chia tương ứng với 10 đơn vị xã, thị trấn và chọn ra 02 đơn vị có số hộ chăn ni gà nhiều nhất là Trường Long A và Nhơn Nghĩa A, tiếp tục phân nhóm tương ứng với 19 ấp (Trường Long A: 10 ấp, Nhơn Nghĩa A: 09 ấp) và chọn ra 10 ấp có số hộ chăn ni gà nhiều nhất (Trường Long A: 05 ấp, Nhơn Nghĩa A: 05 ấp). Danh sách các hộ nuôi gà trong 10 ấp được UBND cấp xã cung cấp và được đánh số thứ tự và chia theo từng ấp, áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bằng cách sử dụng hàm INT và hàm RAND trong Excel, công thức:

“=INT(RAND()*Số hộ trong ấp)+1” để chọn ra các hộ của từng ấp, tổng 10 ấp là 172 hộ để phỏng vấn lấy mẫu và được phân bổ như phụ lục 2.2.

Việc điều tra được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp giữa các phỏng vấn viên với các hộ dân nuôi gà. Các phiếu điều tra hỏng, thiếu thông tin được loại bỏ và thay thế ngay trong quá trình điều tra.

2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu

Sử dụng phương pháp thống kê mơ tả và thống kê đa nhóm: Để phân tích tình hình chăn ni gà tập trung ở huyện Châu Thành A - Hậu Giang. Thống kê mô tả và thống kê đam nhóm là tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả, so sánh và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được. Bước đầu tiên để mơ tả là tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu thô và lập bảng phân phối tần số. Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó.

Cách tính cột tần số tích luỹ: Tần số tích lũy của tổ thứ nhất chính là tần số của nó, tần số của tổ thứ hai bao gồm tần số của tổ thứ nhất và cả tần số của tổ thứ hai, tần số của tổ thứ ba là tần số của tổ thứ hai và thứ ba hoặc là tần số của chính nó và tần số của cả hai tổ thứ nhất và thứ hai. Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, nhờ đó mà có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Sử dụng phần mềm Stata 12: Chỉ sử dụng 172 mẫu điều tra hộ chăn nuôi gà quy

mô nhỏ để phân tích mối tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu đã đề xuất (vì tổng số hộ chăn ni quy mơ vừa và lớn là q ít chỉ có 18 hộ nên khơng đưa vào mơ hình để phân tích). Mục đích của phương pháp hồi quy tuyến tính là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích).

Tóm tắt chương 2: Phương pháp thống kê đa nhóm và hàm sản xuất Cobb –

Douglas được ứng dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà của các hộ nông dân huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang. Số liệu sơ cấp là số liệu điều tra 190 hộ nông dân tại hai xã có số hộ chăn nuôi gà nhiều nhất huyện Châu Thành A là xã Trường Long A và Nhơn Nghĩa A, các số liệu điều tra được xử lý, nhập liệu và phân tích bằng phần mềm Excel và Stata 12. Cách thức đánh giá các chỉ tiêu kinh tế theo

phương pháp thống kê đa nhóm, phương pháp hồi quy đa biến (OLS) được sử dụng để ước lượng hệ số hồi quy của 7 biến là các yếu tố đầu vào. Số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo, số liệu thống kê từ các cơ quan quản lý Nhà nước đại phương và cơ quan Thống kê có liên quan và các nguồn khác như: báo cáo khoa học, tài liệu, tạp chí đã được cơng bố.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng chăn nuôi gà huyện Châu Thành A

Chăn nuôi gà tại các huyện trong tỉnh Hậu Giang đã và đang được người dân quan tâm đầu tư về con giống, kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng nên sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng cao hàng năm mặc dù tổng đàn tăng ít. Tỷ lệ đàn gà của huyện Châu Thành A chiếm khoảng 20,1-22,9% cả tỉnh. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2014 là 4,2%. Trong đó, xã Trường Long A là xã có tỷ lệ tăng bình quân cao nhất 12,5%. Địa phương có số lượng đàn gà lớn nhất huyện là xã Tân Phú Thạnh, xã Trường Long A, xã Nhơn Nghĩa A và xã Thạnh Xuân. Theo số liệu của Chi Cục thống kê huyện Châu Thành A (2014), tổng sản lượng thịt gà hơi xuất bán từ 137,07 tấn năm 2011 tăng lên 262,57 tấn năm 2014. Tăng bình quân 41,8 tấn/năm. Tỷ lệ thịt gà hơi của huyện Châu Thành A khoảng 14,9-16,8% so với cả tỉnh, tỷ lệ tăng bình quân giai đoạn 2011-2014 là 9,4%. Sản lượng trứng sản xuất từ 7.661.220 quả năm 2011 tăng lên 8.994.900 quả năm 2014, tăng bình quân 444.560 quả/năm.

Chính quyền địa phương các xã, thị trấn trong huyện đã nhận thức được vai trò quan trọng của chăn ni nói chung, chăn ni gà nói riêng để tăng việc làm, tăng thu nhập cho nơng dân, từ đó đã đề xuất những chính sách phát triển chăn ni nói chung, chăn ni gà nói riêng, cụ thể là Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã ban hành Quyết định số 2178/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.

Trong những năm qua, chăn nuôi gà luôn được quan tâm và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tiêu dùng thực phẩm. Yếu tố công nghệ, công nghiệp trong chăn nuôi gà đã được coi trọng, tăng trưởng về sản lượng thịt và trứng luôn ở mức cao. Đã xuất hiện các mơ hình tổ chức chăn ni mới theo hướng liên kết có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, chăn nuôi gà ở huyện Châu Thành A cịn nhiều tồn tại, điển hình như: chưa chủ động được con giống chất lượng cao, kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng của người dân chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa thực sự khoa học, nông dân thiếu vốn sản xuất, giá cả các yếu tố đầu vào khơng ổn định, cịn nhiều rủi ro bởi dịch bệnh còn xảy ra rất phức tạp làm cho hiệu quả chăn nuôi chưa cao.

Một số nguyên nhân cơ bản: Việc đầu tư nghiên cứu, chọn tạo để có được đàn gà giống chất lượng cao phù hợp điều kiện chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm tại địa phương chưa được nhiều; Chăn nuôi gà quy mô nhỏ lẻ, thả lang kết hợp tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp là tập quán của người dân tại địa phương từ nhiều năm nay; Cũng do chăn nuôi gà quy mô nhỏ lẻ, thả lang và khơng kiểm sốt tốt được con giống, nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra; Do ảnh hưởng suy thối kinh tế tồn cầu làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm, giá bán sản phẩm giảm và làm hiệu quả chăn nuôi thấp; Người chăn nuôi thiếu vốn, thiếu đất đai để đầu tư và phát triển chăn nuôi; Công tác vệ sinh phịng bệnh, vệ sinh mơi trường trong chăn ni nói chung cịn nhiều bất cập; Cơng tác dự báo, thông tin thị trường về sản phẩm cịn thiếu, khơng cập nhật, khó tiếp cận, đặc biệt đối với bà con vùng sâu.

3.1.1. Thông tin chung về nông hộ

Theo kết quả thực tế chủ hộ chăn nuôi đa số là nam chiếm 95,26% và nữ là 4,74% trong tổng số 190 hộ được phỏng vấn. Để hiểu rõ hơn về hộ chăn nuôi, sau đây là bảng thông tin chung về chủ hộ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung của hộ nông dân huyện châu thành a tỉnh hậu giang (Trang 38 - 44)